Tại sao "Nguồn gốc của mọi đau khổ của con người chính là luyến ái" (theo lời đức Phật dạy)?
Để nhận ra chân lý cuộc đời, và để định hình tốt trong tâm trí, thì cần phải hiểu những thứ đơn giản nhất. Bạn nghĩ sao về câu nói này của đức Phật?
đức phật
,tâm linh
,tôn giáo
,tâm sự cuộc sống
Để tôi kể cậu nghe một câu chuyện như thế này, cuộc trò chuyện giữa người Phàm Tục và Đức Phật
Chúng ta nên hoan hỉ với khổ đau bởi vì khổ đau giúp cho tâm chúng ta dẹp trừ kiêu ngạo
Thông thường khi người ta có tiền tài, quyền lực, tài năng học vị hay những phẩm chất đáng khoe khoang, họ sẽ trở nên rất kiêu ngạo; họ sẽ nghĩ họ cao cả hơn kẻ khác và thuộc tầng lớp ưu tú của xã hội. Một số Phật tử, không thực hành chăm chỉ cũng có thể khinh khi người khác dù chỉ có một chút hiểu biết Giáo Pháp và thọ nhận một số giới luật. Tuy nhiên, khi khổ đau đến, mọi thứ sẽ sụp đổ. Chỉ khi đó họ mới nhận ra rằng họ không có gì để mà kiêu ngạo cả – sau nhiều năm thực hành, họ cũng không thể chịu đựng một chút khổ đau nhỏ nhoi. Với nhận thức như vậy, sự kiêu ngạo của họ sẽ biến mất; họ cũng bắt đầu tinh tấn lắng nghe, quán chiếu và thực hành Giáo Pháp.
Không có trải nghiệm khổ đau từ bản thân, rất khó để dẹp trừ kiêu ngạo chỉ bằng cách dựa vào thực hành quán tưởng. Do đó, chúng ta nên hoan hỉ với khổ đau bởi vì khổ đau giúp cho tâm chúng ta mạnh mẽ hơn. Với một tâm thức mạnh mẽ, chúng ta sẽ có thể chịu đựng bất kỳ khổ đau hay hoàn cảnh tiêu cực nào; [cho nên] khó khăn không chỉ ngăn trở chúng ta tu tập mà lại còn giúp chúng ta tinh tấn trên đường tu.
Tu đạo nhất thiết phải kham nhẫn và tinh cần
Hoàn toàn sai lầm nếu có kẻ thọ được chút pháp để rồi bỏ đó. Dù có nuôi hy vọng:
“Ta sẽ được giải thoát” thì cũng chỉ vô ích. Cách duy nhất đúng là một khi đã biết phải tu ra sao thì đưa tất cả vào thực hành – miên mật và tinh cần. Mà cũng không được tùy hứng: khi vui thì tu còn khi buồn thì bỏ. Thế rồi ta cũng quên Pháp luôn. Cách đó không được.
Tu đạo nhất thiết phải kham nhẫn và tinh cần. Thói hư tật xấu sâu dày khiến ta không đủ kham nhẫn để tu hành. Ta thường thối chí và bỏ cuộc. Ta để tâm tán loạn đuổi theo đủ thứ, đủ chuyện của đời thường. Tất cả những thứ này là chướng duyên khiến ta có tu cũng không tiến. Ta phải rất cẩn trọng và tỉnh giác. Phải có phương cách đúng đắn để sửa đổi lối nghĩ, lối tu học của mình. Chỉ như vậy mới hòng mong chuyển hóa được tâm.
***************************
Trong bài viết có những lời dạy từ các sư tăng.
Khenpo Tsultrim Lodro
Nhân Tâm
Để tôi kể cậu nghe một câu chuyện như thế này, cuộc trò chuyện giữa người Phàm Tục và Đức Phật
Chúng ta nên hoan hỉ với khổ đau bởi vì khổ đau giúp cho tâm chúng ta dẹp trừ kiêu ngạo
Thông thường khi người ta có tiền tài, quyền lực, tài năng học vị hay những phẩm chất đáng khoe khoang, họ sẽ trở nên rất kiêu ngạo; họ sẽ nghĩ họ cao cả hơn kẻ khác và thuộc tầng lớp ưu tú của xã hội. Một số Phật tử, không thực hành chăm chỉ cũng có thể khinh khi người khác dù chỉ có một chút hiểu biết Giáo Pháp và thọ nhận một số giới luật. Tuy nhiên, khi khổ đau đến, mọi thứ sẽ sụp đổ. Chỉ khi đó họ mới nhận ra rằng họ không có gì để mà kiêu ngạo cả – sau nhiều năm thực hành, họ cũng không thể chịu đựng một chút khổ đau nhỏ nhoi. Với nhận thức như vậy, sự kiêu ngạo của họ sẽ biến mất; họ cũng bắt đầu tinh tấn lắng nghe, quán chiếu và thực hành Giáo Pháp.
Không có trải nghiệm khổ đau từ bản thân, rất khó để dẹp trừ kiêu ngạo chỉ bằng cách dựa vào thực hành quán tưởng. Do đó, chúng ta nên hoan hỉ với khổ đau bởi vì khổ đau giúp cho tâm chúng ta mạnh mẽ hơn. Với một tâm thức mạnh mẽ, chúng ta sẽ có thể chịu đựng bất kỳ khổ đau hay hoàn cảnh tiêu cực nào; [cho nên] khó khăn không chỉ ngăn trở chúng ta tu tập mà lại còn giúp chúng ta tinh tấn trên đường tu.
Tu đạo nhất thiết phải kham nhẫn và tinh cần
Hoàn toàn sai lầm nếu có kẻ thọ được chút pháp để rồi bỏ đó. Dù có nuôi hy vọng:
“Ta sẽ được giải thoát” thì cũng chỉ vô ích. Cách duy nhất đúng là một khi đã biết phải tu ra sao thì đưa tất cả vào thực hành – miên mật và tinh cần. Mà cũng không được tùy hứng: khi vui thì tu còn khi buồn thì bỏ. Thế rồi ta cũng quên Pháp luôn. Cách đó không được.
Tu đạo nhất thiết phải kham nhẫn và tinh cần. Thói hư tật xấu sâu dày khiến ta không đủ kham nhẫn để tu hành. Ta thường thối chí và bỏ cuộc. Ta để tâm tán loạn đuổi theo đủ thứ, đủ chuyện của đời thường. Tất cả những thứ này là chướng duyên khiến ta có tu cũng không tiến. Ta phải rất cẩn trọng và tỉnh giác. Phải có phương cách đúng đắn để sửa đổi lối nghĩ, lối tu học của mình. Chỉ như vậy mới hòng mong chuyển hóa được tâm.
***************************
Trong bài viết có những lời dạy từ các sư tăng.
Khenpo Tsultrim Lodro
Phúc Thịnh
Thực ra, luyến ái hay bất kỳ điều gì, nó đều xuất phát từ 1 thứ. Đó là chúng ta buồn & đau khổ vì chúng ta không nhận được đúng cái mà chúng ta mong đợi. Đó chính là cội nguồn của đau khổ do luyến ái mang lại.
Chúng ta đặt niềm tin vào việc A, việc B, vào con người A, con người B. Chúng ta tin rằng "À!! Nếu tui yêu thương họ, tui trân trọng họ, tui toàn tâm toàn ý với họ. (hoặc một việc làm gì đó nha) Thì tui sẽ nhận lại được kết quả là.... Họ cũng yêu thương tui, họ cũng sẽ toàn tâm toàn ý với tui." Chúng ta tin như vậy, và chúng ta mong đợi, chờ đợi rằng họ cũng sẽ đáp lại tình cảm của chúng ta.
Nhưng khi mà bạn nhận lại không phải sự yêu thương đó, mà là hững hờ. Thì sao??? Thì chuyện gì xảy ra?! Bạn nổi khùng lên. Bạn điên tiết lên. Bạn gào thét trong nội tâm & cảm thấy tuyệt vọng bởi vì cái bạn nhận lại không phải là thứ bạn mong muốn. Và từ đó bạn sinh ra đau khổ.
Ngọc Loan
Nếu mình nhớ không nhầm thì theo Phật giáo, căn nguyên nỗi khổ của con người là ái dục và vô minh.
DOIMAT
Theo mình, kẻ thành công luôn là kẻ biết chọn lối sống cô độc. Và mục đích sống cuối cùng chính là buông bỏ mọi thứ, tu dưỡng, tu nghiệp, tu tâm, tu hành (theo bất kì tôn giáo nào), tu tập kiến thức và tay nghề
Solitary
Theo tui hiểu luyến ái mà Đức Phật nói đó là những cảm xúc tiêu cực mà con người đang có - vui quá, hạnh phúc quá, đau khổ quá, hận quá, tất cả đều vì yêu quá hay ghét quá.
Đức Phật đã nhận ra và lựa chọn trạng thái trung dung - trung dung có nghĩa là dung hòa, duy trì mọi việc, mọi vật ở mức độ vừa phải, cân bằng. Bất cứ cái gì trở nên thái quá hoặc thiếu hụt đều làm mất đi trạng thái cân bằng, tức là mất đi sự trung dung đều có ảnh hưởng không tốt.
Linhhalav
Rukahn
Phật ngày xưa tán gái ngu thế là mõm vậy đấy