Tại sao người Việt yếu kém văn hoá tranh luận?

  1. Văn hóa

Khi nhìn qua các diễn đàn của bè bạn phương tây, mình thấy họ tranh luận với nhau khá sôi nổi, cuộc tranh luận thường kéo khá dài, và họ cũng ít văng tục chửi thề với nhau (mình học khá tiếng anh và có thể nhận ra những câu nói tục, lăng mạ của họ, dù họ dùng tiếng lóng).

Nhưng với các diễn đàn ở nước ta, chỉ cần 2 bên không đồng tình với nhau chút là rất dễ có quạu cọ xảy ra, rồi 2 bên bắt đầu mạt sát nhau, thậm chí đến mức ''calling names'' như cái cách mà người tây nói. Làm sao để khắc phục tình trạng này? Vì mình nghĩ tranh luận là thứ rất cần thiết để xây dựng kiến thức toàn diện.

Từ khóa: 

văn hoá tranh luận

,

người việt

,

văn hóa

Ồ, câu hỏi này chắc chắn mình là người trả lời tốt nhất rồi , vì mình là chuyên gia vướng phải những vụ tranh cãi không hồi kết.

Mình hay viết về chủ đề khoa học , vì vậy những đối tượng đọc bài của mình cũng đa phần là người yêu khoa học và có kiến thức.
Tuy nhiên , với những vấn đề khoa học đời sống thì không sao, nhưng khi mình viết nâng cao hơn, hướng đến khoa học cao cấp thì những cuộc tranh cãi bắt đầu nổ ra.Có những topic lên tới 700 comment, đa phần là phản đối.
Sự phản đối lớn nhất mình gặp là khi mình truyền đạt thuyết tương đối của Einstein đã chứng minh 100 năm trước.
Trong đó có hệ quả thời gian tương đối, nghĩa là khi vật di chuyển càng nhanh , thời gian của nó sẽ trôi chậm hơn người quan sát - chúng ta có thể đi đến tương lai nếu di chuyển đủ nhanh.
Mặc dù cả thế giới đã công nhận học thuyết này và chứng minh nó đúng bằng thực nghiệm, nhưng nhiều người không hiểu, họ cố thể hiện "hiểu biết" của bản thân bằng cách chứng minh mình sai, khi không thể thì họ miệt thị, chửi rủa ...cho rằng mình kém hiểu biết, truyền đạt sai lý thuyết vật lí...
Ban đầu mình cũng tích cực tranh luận, đưa ra dẫn chứng để họ hiểu nhưng kết quả bằng 0, họ vẫn tin họ đúng, bất chấp dẫn chứng.Và mình nhận ra vấn đề cốt lõi ở đây là ở sự
"HẠN CHẾ VỀ MẶT NHẬN THỨC" và "KÉM HIỂU BIẾT"
Vấn đề này cực kì nan giải vì thay đổi nhận thức về đúng sai của một người rất khó, ngay cả ở Mỹ, vẫn có rất nhiều người tin rằng trái đất là một đĩa phẳng, kể cả những người nổi tiếng, có học thức.Giống như muốn thay đổi đức tin về tôn giáo của họ vậy.
Ngoài ra kiến thức kém cũng là nguyên nhân, người càng biết ít càng nghĩ mình giỏi, càng muốn thể hiện bản thân, muốn tranh luận để chứng tỏ cái tôi.
Hiểu được điều đó mình đã thôi không tranh cãi với họ nữa, vì chẳng ai có thể dậy một con khỉ nói tiếng anh cả.

Trả lời
Ồ, câu hỏi này chắc chắn mình là người trả lời tốt nhất rồi , vì mình là chuyên gia vướng phải những vụ tranh cãi không hồi kết.

Mình hay viết về chủ đề khoa học , vì vậy những đối tượng đọc bài của mình cũng đa phần là người yêu khoa học và có kiến thức.
Tuy nhiên , với những vấn đề khoa học đời sống thì không sao, nhưng khi mình viết nâng cao hơn, hướng đến khoa học cao cấp thì những cuộc tranh cãi bắt đầu nổ ra.Có những topic lên tới 700 comment, đa phần là phản đối.
Sự phản đối lớn nhất mình gặp là khi mình truyền đạt thuyết tương đối của Einstein đã chứng minh 100 năm trước.
Trong đó có hệ quả thời gian tương đối, nghĩa là khi vật di chuyển càng nhanh , thời gian của nó sẽ trôi chậm hơn người quan sát - chúng ta có thể đi đến tương lai nếu di chuyển đủ nhanh.
Mặc dù cả thế giới đã công nhận học thuyết này và chứng minh nó đúng bằng thực nghiệm, nhưng nhiều người không hiểu, họ cố thể hiện "hiểu biết" của bản thân bằng cách chứng minh mình sai, khi không thể thì họ miệt thị, chửi rủa ...cho rằng mình kém hiểu biết, truyền đạt sai lý thuyết vật lí...
Ban đầu mình cũng tích cực tranh luận, đưa ra dẫn chứng để họ hiểu nhưng kết quả bằng 0, họ vẫn tin họ đúng, bất chấp dẫn chứng.Và mình nhận ra vấn đề cốt lõi ở đây là ở sự
"HẠN CHẾ VỀ MẶT NHẬN THỨC" và "KÉM HIỂU BIẾT"
Vấn đề này cực kì nan giải vì thay đổi nhận thức về đúng sai của một người rất khó, ngay cả ở Mỹ, vẫn có rất nhiều người tin rằng trái đất là một đĩa phẳng, kể cả những người nổi tiếng, có học thức.Giống như muốn thay đổi đức tin về tôn giáo của họ vậy.
Ngoài ra kiến thức kém cũng là nguyên nhân, người càng biết ít càng nghĩ mình giỏi, càng muốn thể hiện bản thân, muốn tranh luận để chứng tỏ cái tôi.
Hiểu được điều đó mình đã thôi không tranh cãi với họ nữa, vì chẳng ai có thể dậy một con khỉ nói tiếng anh cả.

Người Việt không hề yếu kém văn hoá tranh luận, xem ra còn hơn, chỉ là:
-Số ít, không muốn vướng vào thị phi không đáng có.
-Số nữa, không muốn bị ngầm (nhẹ: Gato, nặng: Mời giang hồ xử)😛
-Ít nữa, không muốn đời tư bị soi, khi tranh cãi (như phú ông co mình trong  biệt phủ).
-Và ít,tự thấy level thông hiểu khác biệt, nếu tranh cãi sẽ bị gắn mácĐiên.
-Có người kiềm chế: kg tranh luận, sợ máu nóng dâng lên khi cao trào, dễ sinh bệnh.
-Đa số thì muốn đầu óc bình yên, tươi vui để còn ăn nhậu, nhờ vả, ect.
Bên Mỹ, người ta tranh cãi trong cv kịch liệt. Sau đó sẽ vuốt mặt, mời nhau đi ăn nồng ấm như chưa hề.
Văn hoá tranh luận. Việt Nam vẫn là số một 👍. Ngầm!!!
Người Việt không yếu kém văn hoá tranh luận đâu mà ngược lại đấy. Xem, người Việt nổi tiếng SOI từng chữ, từng câu, bắt bẻ từng ngọn, ngành thì biết, khác biệt là họ chỉ tranh luận ngầm trong LÒNG. Nói ra sợ bị dìm hàng, ém tài, hơn có thể bị trả thù, bị ghim và thù vặt.
Xem: Ai ngu Tranh Luận mần chi, nó không mang lại tiền, lại còn bị Thù Vặt, vụ "ghìm hàng thù vặt" người việt lại làm siêu giỏi.
bạn đang chỉ nói chung chung là " ở diễn đàn nước ta" tôi thất bạn thật sự đã đọc rất ít cái gọi là "diễn đàn nước ta". Bạn cho rằng sau một vài phút tranh luận là người Việt mình bắt đầu nói tục chửi thề á bạn. Thục ra ấy, cái việcnois tục hay không nằm ở vấn đề đang nhắc đến và cũng ở người nói nữa. Nhưng mình thấy không nhiều, không nhiều đến mức được mang đi và nói chung "ở diễn đàn nước ta". Trước đó, bạn cũng cho rằng diễn đàn nước ngoài thật sự rất "văn minh"sao.Cái này thật sự là bạn đã nói một cách quá CHUNG CHUNG rồi. Vầy thì bây giờ mình xin phép được hỏi bạn:"Diễn đàn nước ngoài có tranh biện văn minh ấy có chủ đề như thế nào và cái diễn đàn không văn minh của nước ta có chủ đề là gì?". Được thôi nếu trong bài viết của bạn có nói rằng cùng chủ đề mà người Việt mình đã chửi bậy, không văn hoá trong khi người "nước ngoài" vẫn văn hoá thì tôi tin là tôi sai. Nhưng trong bài viết CHUNG CHUNG vừa rồi của bạn thì không hề đề cập đến vấn đề này. Và suy cho cùng  đây cũng chỉ nên là suy nghĩ mang tính cá nhân của bạn. Không chỉ mang tính cá nhân mà nó cong thể hiện cái suy nghĩ rất ..... của bạn. Mình viết trả lời này chỉ mang tính thể hiện quan điểm cũng là cá nhân của mình. 😐😐
Mình thấy khi người miền nam phân biệt vùng miền, họ tranh luận kém và thiếu lý trí, thiếu hiểu biết, là do họ có cảm xúc thù ghét. Người Việt Kiều chống cộng sản cũng vậy, họ tranh luận kém, là vì cảm xúc họ thù ghét sẵn nên thiếu lý trí, thiếu lập luận tư tưởng rạch ròi. 

Chào bạn, mình nghĩ tranh luận khi chỉ có ý nghĩa khi kết thúc phiên tranh luận người ta tìm thấy sự đồng thuận, gia tăng thêm hiểu biết của bản thân và đạt được kết quả nhất định.

Ngược lại, tranh luận mà không đi đến đâu là sự lãng phí thời gian, công sức. Ví như lấy trứng chọi đá vậy. Có thể chúng ta kì vọng vào một tương lai người ta dùng ái ngữ để bàn luận với nhau về chân lý, song cũng nên chấp nhận thực tại: Ở vài tình huống thì "chân lý không thắng được...một số người".

Chúc bạn góp phần tạo nên văn hóa tranh luận, để nâng cao tri thức trong cộng đồng.

Chúng tôi ai cũng giỏi nên chúng tôi là độc tôn.chúng tôi không cần để ý tới thế giới bên ngoài ra sao.chúng tôi luôn hài lòng và tự hào với những gì chúng tôi đã đạt được

Đó là do cách giáo dục từ gia đình và ở trường đều không dạy và khuyến khích con trẻ tranh luận. Thay vào đó họ dạy chúng phải ngoan ngoãn nghe lời. thằng con trình độ đại học mà cãi lời cha mẹ nó mới học hết cấp 2, không cần biết nó đúng hay sai, như vậy là nó bất hiếu, hỗn xược là nó sai (tác hại của văn hoá đạo hiếu, ở phương Tây thì không có cái văn hoá độc hại này).

Đảng và nhà nước cũng không muốn con dân mình phản biện, cũng muốn dân chúng phải ngoan ngoãn nghe lời. Đảng bảo sao cứ làm vậy không cần phải tranh luận gì nữa. Vậy nên ở VN không có ai dạy trẻ con tranh luận hết.

Còn cái việc cãi nhau hai ba câu rồi chửi nhau, là hậu quả của việc chúng ta đã sống quá lâu trong cái xh mà ngươi tốt thì im lặng, còn kẻ xấu thì lộng hành. Chúng muốn chửi ai thì chửi không có ai lên án hành động đó của chúng, nên càng ngày chúng càng trở nên lộng hành, ngày càng phát triển về số lượng. Dần dần hình thành nên cái xh chỉ mạt sát như thế.

Mình ko thích câu hỏi của bạn

- Vì không được học tâp và đào tạo bài bản trong chương trình học tập tại các cấp học

- Vì nhiều người Việt yếu, lười học các môn xã hội cũng như kỹ năng tranh biện

- Vì nhiều người Việt ảo tưởng

- Vì nhiều người Việt thiếu kiến thức tổng quát nên khi lâm vào thế bí thì toxic thôi