Tại sao người Việt rất ngại ăn miếng đồ ăn cuối cùng?
Khi ăn chung người Việt rất ngại ăn miếng cuối cùng luôn giả vờ no rồi để nhường cho người khác. Cứ hễ trên đĩa chỉ còn lại một miếng bánh, miếng chả, miếng nem thì hiện tượng "đùn đẩy" lại xảy ra, ai cũng tránh ăn miếng cuối cùng.
Là sao thế nhỉ?
phong cách sống
,văn hóa
Những phần ăn cuối cùng trên đĩa không ai đụng vào này thường được nhiều người dí dỏm gọi là "miếng ăn sĩ diện". Và hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung, thì đây là hiện tượng quy mô toàn cầu đấy.
Người Đức có một chữ dùng để tả miếng ăn cuối cùng là andstandreste, được định nghĩa như "miếng ăn mà người lịch sự sẽ không lấy". Ở Thuỵ Điển, từ trivselbit lại dùng để chỉ "miếng bánh của sự an toàn và bình yên", nghĩa là bạn nên để nó "an toàn và bình yên" một mình trên đĩa, đừng đụng vào. Đây là một trong những quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Thuỵ Điển. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy là người Hồng Kông thường hiếm khi đụng đến miếng cuối cùng trên đĩa, còn ở Chile thì hãy cẩn thận bị "nguyền" không bao giờ lấy được vợ/chồng nếu dám đụng đến miếng ăn này. Xét trên nhiều phương diện thì đây có vẻ là một nguyên tắc ăn uống mang tính "toàn cầu"
Ngọc Cảnh
Những phần ăn cuối cùng trên đĩa không ai đụng vào này thường được nhiều người dí dỏm gọi là "miếng ăn sĩ diện". Và hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung, thì đây là hiện tượng quy mô toàn cầu đấy.
Người Đức có một chữ dùng để tả miếng ăn cuối cùng là andstandreste, được định nghĩa như "miếng ăn mà người lịch sự sẽ không lấy". Ở Thuỵ Điển, từ trivselbit lại dùng để chỉ "miếng bánh của sự an toàn và bình yên", nghĩa là bạn nên để nó "an toàn và bình yên" một mình trên đĩa, đừng đụng vào. Đây là một trong những quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Thuỵ Điển. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy là người Hồng Kông thường hiếm khi đụng đến miếng cuối cùng trên đĩa, còn ở Chile thì hãy cẩn thận bị "nguyền" không bao giờ lấy được vợ/chồng nếu dám đụng đến miếng ăn này. Xét trên nhiều phương diện thì đây có vẻ là một nguyên tắc ăn uống mang tính "toàn cầu"
Orange Cam
Duy Luận
Vì nhiều người nghĩ rằng việc này thể hiện mình không tham lam, vì theo nguyên tắc chung thì đa số mọi người thường cho rằng bản thân nên ăn một phần bằng với mọi người, nếu ăn hơn phần được chia ấy thì không được hay.
Đối với người Việt Nam, nhiều bạn đã lý giải rằng, bắt nguồn từ thời xưa khi thức ăn không mấy dư dả, những người đã ăn rồi sẽ thường nhường lại miếng cuối cùng cho những ai chưa no. Bởi vì trong thời đấy, miếng ăn nào cũng rất đáng quý, đáng quý đến mức không một ai dám đem nó làm của riêng mình nên mới xuất hiện tình huống mọi người nhìn nhau, không dám động đũa. Hành động này thực ra có nguồn gốc từ sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau. Trong thực tế, nhiều người còn chủ động gắp miếng ăn cuối này cho trẻ em hoặc người già có mặt trong bàn tiệc.
Ngân
Nothing
Thật ra mình cũng hay vậy, không biết thế nào chứ mình thấy đối phương ăn ngon quá thì mình sẽ để lại cho người ăn cùng mình vì mình nghĩ món này hợp khẩu vị họ nên muốn họ ăn nhiều hơn xíu, nếu trong lúc ăn họ ăn ko ngon thì mình sẽ ăn hết.
Bùi Đức Lương
Vì đấy là phép lịch sự ấy.