Tại sao người Việt Nam thường cúng hay đi lễ vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng?

  1. Văn hóa

Tại sao lại gọi ngày mồng một là ngày Sóc, ngày rằm là ngày Vọng?

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

văn hóa

Mình lần đầu mới nghe đến tên gọi Sóc, Vọng luôn nên đi tìm hiểu thì phát hiện nó khá hay.

Sóc: là tên gọi ngày bắt đầu của một tháng, là trước, mới, là bắt đầu, khởi đầu.

Vọng: là ngày rằm (tức ngày 15) tháng âm lịch. Vọng có nghĩa là trông xa, là ngày mặt trăng mặt trời đối xứng nhau ở hai cực. Chữ Vọng còn có nghĩa trông mong, ước mong, người xưa lấy ý nghĩa này kết hợp với ý nghĩa trước để làm ngày cầu nguyện. Người ta tin rằng ở ngày này nhờ sự thông suốt của mặt trời, mặt trăng mà thần thánh, ông bà, tổ tiên sẽ thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi khác và sự thông cảm tha thứ sẽ được đáp lại.

Người xưa coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng bái ông bà, là ngày nghỉ ngơi trong lao động sản xuất và là ngày chay tịnh để sửa mình. Cho nên trở về sau, con cháu cứ ngày mồng 1 với rằm sẽ thờ cúng hoặc đi lễ chùa.

Trả lời

Mình lần đầu mới nghe đến tên gọi Sóc, Vọng luôn nên đi tìm hiểu thì phát hiện nó khá hay.

Sóc: là tên gọi ngày bắt đầu của một tháng, là trước, mới, là bắt đầu, khởi đầu.

Vọng: là ngày rằm (tức ngày 15) tháng âm lịch. Vọng có nghĩa là trông xa, là ngày mặt trăng mặt trời đối xứng nhau ở hai cực. Chữ Vọng còn có nghĩa trông mong, ước mong, người xưa lấy ý nghĩa này kết hợp với ý nghĩa trước để làm ngày cầu nguyện. Người ta tin rằng ở ngày này nhờ sự thông suốt của mặt trời, mặt trăng mà thần thánh, ông bà, tổ tiên sẽ thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi khác và sự thông cảm tha thứ sẽ được đáp lại.

Người xưa coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng bái ông bà, là ngày nghỉ ngơi trong lao động sản xuất và là ngày chay tịnh để sửa mình. Cho nên trở về sau, con cháu cứ ngày mồng 1 với rằm sẽ thờ cúng hoặc đi lễ chùa.