Tại sao người trẻ bây giờ lại coi trọng các giá trị cá nhân hơn tập thể?

  1. Phong cách sống

Có một nghiên cứu đã được thực hiện, tiến hành khảo sát trên 1200 người trẻ, kết hợp với chia nhóm và thảo luận nhóm tập trung ở 100 người và phỏng vấn sâu, ở cả thành thị và nông thôn.

Những người được khảo sát sinh sống ở khu vực thành thị và ven đô cảm nhận được xu hướng này rõ rệt hơn so với những người đang sinh sống nông thôn vì các cộng đồng nông thôn vẫn duy trì được sự gắn kết làng xã. Chỉ chưa tới một phần ba (27%) người trẻ ở thành thị cho biết họ tham gia vào việc lập kế hoạch và ra quyết định trong cộng đồng; chỉ có 35% cảm thấy ý kiến của họ được cộng đồng coi trọng. Thông tin thu được từ các buổi thảo luận nhóm tập trung cho thấy sự gắn kết xã hội giữa những người sống cùng một khu trong các thành phố kém hơn các nơi khác. Họ cũng cho biết cảm nhận về người Việt Nam giờ đây ít giao lưu với hàng xóm do cuộc sống đã thay đổi, mang tính cá nhân nhiều hơn. Các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu giới trẻ sống ở khu vực nông thôn cho thấy họ nhận được nhiều sự hỗ trợ và có tham gia vào cộng đồng tại địa phương nhiều hơn so với nhóm trẻ ở thành thị.

Nhìn chung, kết quả cho thấy phần lớn giới trẻ cảm thấy không gắn kết với các vấn đề lớn của quốc gia, đặc biệt là vấn đề chính trị. Dữ liệu từ khảo sát cho thấy khoảng ba phần tư (78%) giới trẻ Việt Nam không tham gia vào các vấn đề chính trị, và chỉ khoảng 7% tin rằng họ có tham gia ở mức độ nào đó. Khoảng 24% số người được hỏi có tham gia vào các tổ chức thanh niên, chỉ 12% tham gia các tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo hoặc tương tự và 5% tham gia các tổ chức cộng đồng (các tổ chức phi chính phủ ở địa phương, quy mô nhỏ). Vậy điều gì khiến cho thế hệ trẻ ngày nay dần mất đi tính gắn kết với cồng đồng, tập thể hơn các thế hệ trước?

Từ khóa: 

phong cách sống

Chào bạn, mình nghĩ vấn đề bạn nêu ra là có thực và đáng để suy ngẫm. Tuy nhiên, nếu dẫn chứng của bạn có nguồn trích dẫn rõ rệt, thay vì là "có một nghiên cứu đã được thực hiện" thì mình nghĩ chúng ta sẽ tự tin hơn khi thảo luận.

Mọi vấn đề đều xuất phát từ nếp sinh hoạt trong gia đình, nhà trường và xã hội. Khi chúng ta đánh giá một bạn trẻ, tức là chúng ta đang đánh giá người sinh ra bạn ấy, nơi bạn ấy được giáo dục và xã hội bạn ấy đang sống.

Nếu gia đình, nhà trường, xã hội đều nhất quán trong việc coi trong các giá trị tập thể, thì bạn trẻ ấy không có lựa chọn nào khác. Và ngược lại.

Tuy nhiên, mình cũng cho rằng coi trọng các giá trị cá nhân không có gì là sai, chỉ là do các bạn trẻ chưa biết cách để cân đối, hòa hợp như những người đã từng trẻ. Muốn vậy thì phải dạy. Mà ai dạy, dạy như thế nào, dạy cái gì trước cái gì sau thì lại phải bàn đến giáo dục...

Trả lời

Chào bạn, mình nghĩ vấn đề bạn nêu ra là có thực và đáng để suy ngẫm. Tuy nhiên, nếu dẫn chứng của bạn có nguồn trích dẫn rõ rệt, thay vì là "có một nghiên cứu đã được thực hiện" thì mình nghĩ chúng ta sẽ tự tin hơn khi thảo luận.

Mọi vấn đề đều xuất phát từ nếp sinh hoạt trong gia đình, nhà trường và xã hội. Khi chúng ta đánh giá một bạn trẻ, tức là chúng ta đang đánh giá người sinh ra bạn ấy, nơi bạn ấy được giáo dục và xã hội bạn ấy đang sống.

Nếu gia đình, nhà trường, xã hội đều nhất quán trong việc coi trong các giá trị tập thể, thì bạn trẻ ấy không có lựa chọn nào khác. Và ngược lại.

Tuy nhiên, mình cũng cho rằng coi trọng các giá trị cá nhân không có gì là sai, chỉ là do các bạn trẻ chưa biết cách để cân đối, hòa hợp như những người đã từng trẻ. Muốn vậy thì phải dạy. Mà ai dạy, dạy như thế nào, dạy cái gì trước cái gì sau thì lại phải bàn đến giáo dục...

Trong khi tôi đồng ý với những luận điểm bên dưới, tôi cũng đồng thời đặt ngược câu hỏi: Tại sao việc coi trọng giá trị tập thể là quan trọng?
Thật sự mà nói điều này không quan trọng trong xã hội ngày nay. Khi xưa, người ta cần hợp tác để làm ra sản phẩm, từ thời ăn lông ở lỗ săn bắt hái lượm, đến thời nông nghiệp, rồi công nghiệp và chuyên môn hóa, người ta luôn cần sự hợp tác của nhiều người, do đó các giá trị tập thể được đề cao nhằm mang lại giá trị cao nhất. Nhưng càng lúc xã hội lại càng hướng về tri thức và sáng tạo, mà sáng tạo lại cần tính độc lập và tất nhiên là cá nhân hóa nhiều hơn. Việc dịch chuyển về hướng giá trị cá nhân cũng là một phần của một xu hướng chung, thuộc một guồng máy vĩ đại mà thôi.
Thứ hai, hãy suy nghĩ xem "xã hội định hướng con người" hay là "con người định hình xã hội"? Mình nghĩ là vế sau: con người mới là đối tượng sẽ định hình nên xã hội mới. Lớp trẻ nếu coi trọng giá trị cá nhân, sẽ tới lúc họ nắm con tàu lèo lái xã hội đi tiếp, họ sẽ chọn những xu hướng giúp ích cho cái giá trị cá nhân đó, và dần dần sẽ hình thành một văn hóa mới, một chất liệu xã hội mới, hay thậm chí là một loại hình dân tộc mới. Họ sẽ không còn phân biệt dân tộc theo kiểu "54 dân tộc anh em" như trước nay, mà sẽ gom theo kiểu khác, mà ở đó nhiều người thuộc dân tộc khác nhau sẽ gom vào một nhóm...
Nói dông dài, thực ra tôi chỉ muốn nói rằng: đó là một tất yếu sẽ diễn ra, quan trọng là chúng ta (những người thuộc thế hệ cũ) có thể ngăn cản được bao lâu thôi.
Vì tập thể không đem lại giá trị gì, hi sinh cho tập thể có ai công nhận không hay lại là sự đàm tiếu rồi những câu như ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Theo tôi sự hi sinh phải đúng chỗ đúng người mới hợp lí, không phải cứ tập thể là đè chết cá nhân.