Tại sao người ta lắp gương trong thang máy?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

Không biết việc lắp gương trong máy có ý nghĩa như thế nào nhỉ? Nhưng mình thấy một số thang máy thì lắp, một số thang máy lại không,

Từ khóa: 

hỏi xoáy đáp hay

Thời kỳ đầu, bên trong thang máy không hề có những tấm gương. Ý tưởng được sinh ra vào thời hậu thế chiến thứ 2, khi số lượng các tòa nhà cao tầng tăng lên nhanh chóng dẫn đến thang máy ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Thời đó, tốc độ của thang máy chậm hơn nhiều so với bây giờ. Người ta phải chờ đợi rất lâu trong thang máy mà không biết phải làm gì. Sau rất nhiều phàn nàn về tốc độ chậm trễ của thang máy, các nhà thiết kế đã nghĩ ra cách lắp thêm những tấm gương vào bên trong thang máy. Với những tấm gương, người đi thang máy có thể kiểm tra tóc của họ hoặc sửa soạn lại trang phục, nhờ vậy họ không còn cảm thấy sốt ruột vì thang máy chạy chậm nữa.

Mặc dù mục đích ban đầu của việc lắp gương trong thang máy là để giảm cảm giác chờ đợi, tuy nhiên nó cũng kéo theo một số lợi ích khác như sau:

- Khoảng không gian trong thang máy khá nhỏ hẹp, khi lắp đặt tấm gương vào trong thang máy nó sẽ giúp tạo ảo giác, làm khuyếch trương không gian khiến mọi người cảm giác thang máy rộng hơn, thoải mái hơn. Hơn nữa, điều này cũng giúp giảm bớt mối lo ngại của những người mắc hội chứng Claustrophobia – hội chứng sợ phải ở trong một không gian nhỏ và đóng kín, giúp họ cảm thấy an tâm hơn.

- Lắp gương trong thang máy còn có tác dụng giúp những người tàn tật ngồi xe lăn khi ở trong thang máy biết được chính xác đèn hiển thị các tầng qua gương mà không cần phải cố xoay người lại. Đây cũng là tiêu chuẩn của hiệp hội thang máy Nhật Bản năm 1975. Cho dù nó không có quy định nghiêm ngặt về chiều cao, độ rộng hay kích thước lớn nhỏ của gương nhưng tất cả các thang máy đều bị bắt buộc phải lắp gương.

Trả lời

Thời kỳ đầu, bên trong thang máy không hề có những tấm gương. Ý tưởng được sinh ra vào thời hậu thế chiến thứ 2, khi số lượng các tòa nhà cao tầng tăng lên nhanh chóng dẫn đến thang máy ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Thời đó, tốc độ của thang máy chậm hơn nhiều so với bây giờ. Người ta phải chờ đợi rất lâu trong thang máy mà không biết phải làm gì. Sau rất nhiều phàn nàn về tốc độ chậm trễ của thang máy, các nhà thiết kế đã nghĩ ra cách lắp thêm những tấm gương vào bên trong thang máy. Với những tấm gương, người đi thang máy có thể kiểm tra tóc của họ hoặc sửa soạn lại trang phục, nhờ vậy họ không còn cảm thấy sốt ruột vì thang máy chạy chậm nữa.

Mặc dù mục đích ban đầu của việc lắp gương trong thang máy là để giảm cảm giác chờ đợi, tuy nhiên nó cũng kéo theo một số lợi ích khác như sau:

- Khoảng không gian trong thang máy khá nhỏ hẹp, khi lắp đặt tấm gương vào trong thang máy nó sẽ giúp tạo ảo giác, làm khuyếch trương không gian khiến mọi người cảm giác thang máy rộng hơn, thoải mái hơn. Hơn nữa, điều này cũng giúp giảm bớt mối lo ngại của những người mắc hội chứng Claustrophobia – hội chứng sợ phải ở trong một không gian nhỏ và đóng kín, giúp họ cảm thấy an tâm hơn.

- Lắp gương trong thang máy còn có tác dụng giúp những người tàn tật ngồi xe lăn khi ở trong thang máy biết được chính xác đèn hiển thị các tầng qua gương mà không cần phải cố xoay người lại. Đây cũng là tiêu chuẩn của hiệp hội thang máy Nhật Bản năm 1975. Cho dù nó không có quy định nghiêm ngặt về chiều cao, độ rộng hay kích thước lớn nhỏ của gương nhưng tất cả các thang máy đều bị bắt buộc phải lắp gương.

Mình nghĩ để đánh lừa thị giác thôi. Thang máy thường là 1 không gian rất hẹp. Gương thường được dùng trong trang trí như 1 thứ giúp tạo ảo giác mở rộng không gian. Nên gương trong thang máy hẳn có tác dụng tương tự, giúp không gian bên trong thang máy rộng mở, người sử dụng sẽ ít thấy tù túng và có khi còn giúp những người bị chứng sợ không gian hẹp nữa ấy chứ.