Tại sao người ta lại không coi trọng những người học khối ngành xã hội?
Mặc dù cấp 3 không theo học khối ngành xã hội (văn, sử, địa, công dân) nhưng lên đại học mình lại chọn cho mình trường ĐHKHXH &NV và mình thấm thía được cảm giác không được coi trọng mà mấy bạn thi khối C năm xưa đã từng: "Không có tư duy mới học xã hội!", "mấy cái môn nhắm mắt cũng đánh đúng đáp án". Hôm nay, khi giới thiệu là mình đang theo học trường này, mình liền thấy trong đôi mắt họ một ánh nhìn khác. Thật ra có rất nhiều loại thông minh, nhưng có vẻ loại thông minh của những người giỏi khối ngành xã hội lại không được mấy coi trọng. Và thật ra, Nhân văn không chỉ xét khối C, mà còn có cả khối D và A1 và chiếm khoảng 50% - khối ngành mà nhiều người đã và đang theo học vẫn có cái nhìn không mấy thiện cảm về Nhân văn....
chọn ngành chọn nghề
,hướng nghiệp
,nghề nghiệp
,khối ngành xã hội
,giáo dục
Câu chuyện trọng - khinh là một trong những đề tài truyền kiếp của dân Việt, từ xa xưa đã có quy định bên trọng bên khinh, đến nay vẫn còn giữ cái "truyền thống" đó. Liệu chúng ta có nên tự hào về truyền thống đó? Nên gọi đó là "hoà nhập không hoà tan"?
Nói vui vậy thôi, tôi muốn phân tích một xíu...
Đầu tiên, tất cả mọi người đều có quan điểm. Và họ sẽ không thích cái này và thích cái kia. Và chắc chắn rằng, việc thay đổi quan điểm là cực kỳ khó, đặc biệt bị chỉ trích mà thay đổi quan điểm là điều cực kỳ khó có khả năng xảy ra.
Cộng với lối sống thực dụng và vì tiền (của hầu hết mọi người VN), người ta dễ dàng thấy được 2 mảng kiếm được tiền: kinh tế và kỹ thuật/y tế. Và do 2 mảng đó toàn tuyển các khối A, B, D nên rất dễ thấy là khối C bị bỏ lại. Lối suy nghĩ sáo mòn ấy ăn sâu trong tiềm thức của mọi người, riết rồi người ta cho rằng "ai trong xã hội cũng đều muốn vào 3 khối đó", và vì thế họ nghĩ "ai rơi vào khối C là vì không đủ khả năng vào A B D".
Như vậy, theo phân tích của mình, những người nghĩ như vậy rất có thể phạm vào các lỗi phân tích sau:
1. Cho rằng mục tiêu tất cả mọi người là giống nhau, đều là vì tiền.
2. Cho rằng để đạt được nhiều tiền thì ai cũng cần phải học giống nhau.
3. Cho rằng chỉ tiêu là có giới hạn, nên ai không cạnh tranh nổi là người yếu kém
4. Cho rằng những người bị cho là yếu đó học ngành nào thì ngành đó cũng là yếu kém
5. Cho rằng trường nào quy tụ các ngành bị cho là yếu thì trường đó cũng là yếu kém nốt
Tôi chỉ phân tích thôi, không đưa ra quan điểm gì. Nhưng tới đây thì mới nói quan điểm của mình: Tại sao lại phải quan tâm đến việc đánh giá của những người hiểu sai lệch đó?
Nói ngay luôn, chúng ta đang sống trong một xã hội mà phần lớn đều đánh giá thiên lệch. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác, ngoài 3 lựa chọn sau:
1. Bạn nhận đánh giá đó, rồi suy nghĩ và hành động theo đám đông.
2. Bạn mặc kệ các đánh giá đó, rồi hành động theo cách của mình.
3. Bạn rời khỏi cộng đồng đó.
Bạn chọn cách nào sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của mình. Your choice!
Kha Nguyen
Câu chuyện trọng - khinh là một trong những đề tài truyền kiếp của dân Việt, từ xa xưa đã có quy định bên trọng bên khinh, đến nay vẫn còn giữ cái "truyền thống" đó. Liệu chúng ta có nên tự hào về truyền thống đó? Nên gọi đó là "hoà nhập không hoà tan"?
Nói vui vậy thôi, tôi muốn phân tích một xíu...
Đầu tiên, tất cả mọi người đều có quan điểm. Và họ sẽ không thích cái này và thích cái kia. Và chắc chắn rằng, việc thay đổi quan điểm là cực kỳ khó, đặc biệt bị chỉ trích mà thay đổi quan điểm là điều cực kỳ khó có khả năng xảy ra.
Cộng với lối sống thực dụng và vì tiền (của hầu hết mọi người VN), người ta dễ dàng thấy được 2 mảng kiếm được tiền: kinh tế và kỹ thuật/y tế. Và do 2 mảng đó toàn tuyển các khối A, B, D nên rất dễ thấy là khối C bị bỏ lại. Lối suy nghĩ sáo mòn ấy ăn sâu trong tiềm thức của mọi người, riết rồi người ta cho rằng "ai trong xã hội cũng đều muốn vào 3 khối đó", và vì thế họ nghĩ "ai rơi vào khối C là vì không đủ khả năng vào A B D".
Như vậy, theo phân tích của mình, những người nghĩ như vậy rất có thể phạm vào các lỗi phân tích sau:
1. Cho rằng mục tiêu tất cả mọi người là giống nhau, đều là vì tiền.
2. Cho rằng để đạt được nhiều tiền thì ai cũng cần phải học giống nhau.
3. Cho rằng chỉ tiêu là có giới hạn, nên ai không cạnh tranh nổi là người yếu kém
4. Cho rằng những người bị cho là yếu đó học ngành nào thì ngành đó cũng là yếu kém
5. Cho rằng trường nào quy tụ các ngành bị cho là yếu thì trường đó cũng là yếu kém nốt
Tôi chỉ phân tích thôi, không đưa ra quan điểm gì. Nhưng tới đây thì mới nói quan điểm của mình: Tại sao lại phải quan tâm đến việc đánh giá của những người hiểu sai lệch đó?
Nói ngay luôn, chúng ta đang sống trong một xã hội mà phần lớn đều đánh giá thiên lệch. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác, ngoài 3 lựa chọn sau:
1. Bạn nhận đánh giá đó, rồi suy nghĩ và hành động theo đám đông.
2. Bạn mặc kệ các đánh giá đó, rồi hành động theo cách của mình.
3. Bạn rời khỏi cộng đồng đó.
Bạn chọn cách nào sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của mình. Your choice!
Lê Minh Hưng
Có một điểm khác biệt của mảng xã hội học và các ngành kỹ thuật khác đó là, các ngành nghề kỹ thuật bạn có thể giỏi nhanh trong vòng 2-3 năm. Nhưng lĩnh vực xã hội rất rộng, nên sau 10-20 năm kiên trì luyện tập bạn mới suất sắc được. Những người trưởng thành ở độ tuổi 3x-4x sẽ đều nhận thấy kỹ năng xã hội là quan trọng đến như thế nào.
Nguyễn Tấn Minh Tiến
Tính ra mình thích những đứa học khối ngành xã hội cực . Vừa giao tiếp tốt , vừa tự tin , vừa nói chuyện rất dễ nghe , tinh tế , nhiều người dễ thương lắm luôn :)) Trong khi đó mình là Tự nhiên mà kiểu giao tiếp thiếu tinh tế , thiếu tự tin , mặc dù đã va chạm rất nhiều với cuộc sống
Với lại phần do cái nhìn của mọi người với ngành xã hội là gì ? Xã hội thì chỉ việc học thuộc như trả bài rồi thôi , chứ chả phải suy nghĩ cao siêu . Giỏi logic thì mới giỏi tất cả , nhưng đây cũng là cái sai lầm CỰC LỚN của mọi người . Giỏi logic nhưng rất nhiều người không đủ tự tin để nói ra suy nghĩ của mình , sợ sai , sợ bị nói , sợ bị người ta trách :)) Đây là cái điểm tối của ban tự nhiên đấy . Trong khi đó nhiều đứa bên xã hội là gì ? Cứ tự tin giao tiếp , không phải sợ , sai thì sửa
Rukahn
Do định kiến của người lớn nhất là bố mẹ, thầy cô, cô dì chú bác định nghĩa khối c học xong cơ hội việc làm rất eo hẹp, nhìn chung chỉ có báo, dạy học, công an, quân đội, làm hành chính mà không nghĩ rằng tính ứng dụng của nó còn ở du mục, marketing, kinh doanh....
Do trình độ giảng dạy các môn này ở ta còn rất rất rất hạn chế, sách vở giáo cụ sơ sài, người dạy hầu như chỉ dừng ở mức đọc chép, người học ko thể phát huy tối đa sự suy nghĩ, chính kiến và quan điểm của mình nên dần chán, cho rằng sử, văn chỉ là dăm ba môn học.
Do chính người học coi thường các môn này, cho là nó chỉ là môn học thuộc nhất là môn sử, mà ko biết rằng đây là môn học đòi hỏi tư duy vượt trội nhất trong tất cả các môn học. ( cơ mà trình trường cùi nên dễ hiểu )
Tiện cho luôn lợi ích khi bạn giỏi các môn này:
_ Bạn có thể thi vào trường đại học chuyên ngành bằng các môn khối c
- Khi lên đại học dù ở bất cứ trường nào, chỉ cần trong hệ thống đại học trên đất Việt Nam, bạn gần như chắc chắn phải học mấy môn triết, tư tưởng, đường lối và 1 đống môn cơ sở, thậm chí chuyên ngành cần kiến thức nền mấy môn này. Hồi học đại học, mình học mấy môn này khá nhàn, mà A liên tọi, trong hệ thống chương trình học quản trj kinh doanh ở trường mình, các môn xã hội thuần túy chiếm 40%, các môn có yếu tố xã hội chiếm 70%
- Bạn có thêm công cụ đi xin việc trao đổi vs khách hàng, đàm thoại đặc biệt là trong các ngành mar, sale...
981141870xxxxx
Em ơi! Em vẫn còn là sinh viên phải không? Em vẫn còn nặng nề về suy nghĩ này bởi vì: thứ nhất là em chưa có nhiều kinh nghiệm về cuộc sống thực tế, về ngành nghề, em chưa có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc về giá trị của mọi thứ trong cuộc sống; thứ hai là những người mà em gặp và tiếp xúc hiện tại, họ cũng đang như vậy. Nếu đủ cơ duyên, khi em ra trường, em sẽ gặp đủ các loại biến cố, đủ các thể loại con người, mà em chưa bao giờ gặp trước đây, để cho em tự phản tỉnh lại bản thân mình, về con người, về xã hội, về tư duy, góc nhìn. Lúc đó em sẽ không còn thắc mắc về những điều như thế này nữa, mà em chỉ im lặng, vui vẻ làm điều mà bản thân mình cho là đúng, bỏ qua những điều không phù hợp với giá trị mình chọn.
Nếu chị ở trong trường hợp của em, 4 năm trước, chị cũng buồn bực và hoang mang, thấy mình kém cỏi, thấy giá trị của mình trong sự đánh giá và ánh mắt của người khác thật thấp kém. Nhưng hiện tại, nếu ai đó có một thái độ như thế này, chị sẽ xem người đó giống như một đứa trẻ vắt mũi chưa sạch. Em ạ, người hiểu về con người, hiểu về cuộc đời, họ sẽ không có cái nhìn sai lệch. Họ trân trọng từng giá trị một của cuộc sống, không phải theo cách giả tạo, không phải do xã hội quy định, mà là họ nhìn thấu bản chất của mọi vật và học được cách trở thành một người bản lĩnh, khiêm tốn, trân trọng. Họ có thể bỏ qua một điều gì đó vì không hợp nhân sinh quan, nhưng họ không tỏ thái độ tiêu cực với điều ấy.
Nếu em thấy buồn bực thì em cứ buồn bực đi, nhưng em tự hỏi lại bản thân mình, về lý do tại sao em cho là vấn đề này (ánh mắt thái độ của người khác) lại quan trọng? Khi em tìm ra được câu trả lời thì cũng chính là hiểu ra vấn đề của bản thân em. Mình không thay đổi được người khác. Thứ mình có thể làm là hiểu mình, chấp nhận mình hoặc thay đổi chính mình.
Hữu Tuyết
Kim Ngân Nguyễn
Mỗi khối đều có những cái khó và cái hay riêng của mình.
Ai nói học khối C là dễ, là không phải động não ạ. Khối C không chỉ cần chăm, trí nhớ tốt hay lối văn cần sáng tạo linh hoạt mà đôi khi còn cần có sự logic nữa ạ.
Em là học sinh khóa 2k4. Đến đầu kì 2 năm lớp 12 mới chuyển ban từ khối D01 sang khối C00. Lúc đầu em cũng không tập trung nhiều vào Sử Địa nên không ấn tượng. Nhưng sau khi theo học em nhận ra 2 môn học này thật sự rất hay và thấy được rằng khối C mới chính là chân ái. Phù hợp với bản thân nhất.
Khối C đặc biệt là Sử. Bác Hồ đã từng nói rằng: Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Những tưởng lịch sử sẽ trở trành môn học được coi trọng và dành được nhiều sự quan tâm, ấy vậy mà, môn này lại bị bị định kiến là một môn chỉ cần học thuộc. Điều đó khiến một người yêu thích môn Sử như em thấy rất buồn. Môn Sử, đúng... Học thuộc cũng là yếu tố rất cần thiết. Nhưng ngoài ra ta còn phải hiểu-biết-vận dụng, việc này cũng không khác gì học KHTN cả. Với những câu Thông Hiểu, chỉ cần ta nhìn sai vấn đề thì cũng sẽ ngay lập tức mắc sai lầm. Hơn thế nữa, việc học Sử là phải biết sắp xếp các thời gian sự kiện một cách logic nhất làm sao mà bản thân có thể hiểu và nhớ một cách dễ dàng.
Khối C ngoài môn Sử ra những môn còn lại cũng không thể đùa được. Nếu KHTN cần sự tính toán, tư duy thì KHXH cần sự linh hoạt, khéo léo. Dù là khối học nào thì cũng đều có những cá tính riêng của mình. Em thấy rất ngưỡng mộ những bạn học KHTN nhưng em cũng luôn thấy tự hào về khối KHXH của mình. Tôn trọng khối học, tôn trọng những người luôn cố gắng để theo đuổi niềm đam mê của bản thân đó mới chính là điều nên làm. ❤
P/s: Em đỗ Đại Học rồi ạ☺
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình cũng học ngành xã hội nên phần nào hiểu vấn đề bạn đang muốn chia sẻ. Thực ra, không ai đột nhiên coi trọng chúng ta, nếu chúng ta không có giá trị. Do đó, mình cần ưu tiên dành thời gian học tập, rèn luyện để nâng cao giá trị của bản thân trước khi quan tâm đến việc người khác đánh giá ra sao.
Mình có một câu chuyện: Khi mình mới dạy học, có không ít phụ huynh cảm thấy băn khoăn về việc giáo viên còn trẻ quá. Mình bận tâm về thái độ đó nên đã tâm sự với giảng viên cũ của mình. Cô ấy đã cho lời khuyên rất thấm thía rằng: "Phụ huynh nghĩ thế là bình thường, em hãy cố gắng dạy tốt để dần dần chứng minh cho họ thấy em đáng để họ tôn trọng".
Ngoài ra, trong thời đại kỹ thuật số, xã hội đánh giá cao các con số, các công việc gắn với con số và làm ra các con số. Điều ấy là đương nhiên. Những vẫn sẽ có không ít người hiểu rõ "Không phải cái gì giá trị cũng đếm được và không phải cái gì đếm được cũng có giá trị".
Mong rằng đôi điều mình viết ra đây sẽ tiếp thêm động lực để bạn kiên định và thành công trên con đường đã chọn.
Trần Minh Nghĩa
Ngày trước mình thi khối D và cũng đủ điểm để vào một trường Kinh tế ok nhưng mình đã chọn Nhân văn vì lí do đơn giản là mình thích thôi.
Mình không biết lý do bạn cảm thấy không được coi trọng là gì, nhưng mình nghĩ vấn đề lớn nhất của những người học nghệ thuật hay xã hội là ở sự nhạy cảm. Đồng ý là nó cực kỳ tốt cho việc sáng tạo và thể hiện cảm xúc nhưng đôi khi, sự nhạy cảm quá mức lại khiến vấn đề đi xa và trầm trọng hơn. Thậm chí đi xa với ý nghĩa ban đầu của nó. Nên mình nghĩ bạn nên xem lại là họ có thật sự xem thường mình không, họ có thật sự nghĩ vậy không, họ đã nói gì chưa, đã làm những gì,... hay chỉ qua ánh mắt mà bạn thấy vậy?
Còn trường hợp họ thật sự tỏ thái độ và xem thường thì kệ đi nhỉ. Ai cũng có suy nghĩ của mình, sao bạn có thể điều khiển và bắt họ không có định kiến. Có chắc khi nhìn một người IT bạn không cho rằng người ấy khô khan mãi cho đến khi thấy họ cầm đàn và hát? Ai bảo người học kinh tế là khô khan chỉ biết số vs tiền cho đến khi thấy họ khóc? Tóm lại bạn đừng để tâm đến suy nghĩ người khác vì điều này chỉ khiến cuộc sống bạn tệ hơn gấp 1000 lần.
Bí quyết của mình là hãy cứ thể hiện và chứng minh suy nghĩ của mọi người là sai.
Btw mình nghĩ câu "Không có tư duy mới học xã hội" nó sai sai =))) Tư duy dẫn bạn đi xa hơn bạn nghĩ. Tin mình đi, người làm việc có tư duy bao giờ cũng hơn người làm việc không có tư duy. Ngôn từ cũng là một dạng tư duy vậy. Có ai thèm đọc mấy cái kiểu văn mơ mộng lãng mạn nữa đâu. Nên là mình thấy quan trọng là bạn làm gì để người khác đánh giá cao thôi, còn suy nghĩ thì cứ để họ nghĩ, cũng vui mà =)))
Bác Nông Dân