Tại sao người ta lại đặt mốc 18 tuổi để trở thành người lớn?
Tại sao không phải 17 hay 19, 20 mà lại là 18?
xã hội
Nếu nói về việc "trở thành người lớn" một cách chung chung thì mình nghĩ không có cái mốc nào có thể xác định được điều này. Một đứa trẻ buộc phải ra đời từ sớm sẽ khác với một người được bao bọc bởi cha mẹ cho đến cả khi ngoài 20. Và, không có tiêu chí nào để nói đến việc "như thế nào là người lớn".
Nhưng bạn có nhắc đến mốc 18 tuổi làm mình phải tìm hiểu một chút liên quan đến làm luật vì các mốc này là cái mốc liên quan đến luật pháp nhiều hơn và một thuật ngữ pháp lý.
Kì lạ là, mình luôn luôn mặc định một cột mốc 18 tuổi mà chưa bao giờ thắc mắc tại sao lại là 18 tuổi. Để chia sẻ thêm, 18 tuổi xuất hiện trong cụm: người có đủ năng lực hành vi dân sự (the age of majority) là người từ đủ 18 tuổi. Giống như đây là một sự thật hiển nhiên mà k cần phải thắc mắc.
Một chút giải thích thế nào là đủ năng lực hành vi dân sự, đây là tuổi, nôm na, đủ để bạn có thể thực hiện bất kỳ điều gì mà không cần thông qua người giám hộ (cha, mẹ,...) và chịu trách nhiệm về những việc mình làm.
Vì vậy mình có nghiên cứu một chút và hi vọng chia sẻ của mình sẽ phần nào trả lời câu hỏi của bạn:
1. Xác định các độ tuổi
Làm cách nào để xác định một độ tuổi nào đó là đủ năng lực hành vi dân sự, theo tìm hiểu của mình thì dựa vào sinh học và xã hội học.
Sinh học bao gồm: mức độ phát triển của cơ thể con người, phát triển về tâm lý. Xã hội học bao gồm: ảnh hưởng bởi độ tuổi với văn hóa, chính trị, tác động của độ tuổi với cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái, xây dựng chính sách công với từng độ tuổi...
Như WHO cũng có xác định độ tuổi vị thành niên, thành niên (bạn có thể xem report ở cột data bên cạnh)
Nhưng một số khu vực cũng lại có thêm nghiên cứu riêng: Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA)
Hoặc một số nghiên cứu khác:
2. Có luôn luôn là 18 tuổi không?
Đa số. Đa số quốc gia chọn mốc 18 tuổi là mốc đủ năng lực hành vi dân sự. Nhưng bên cạnh đó còn một số khu vực, quốc gia lại có mốc khác: Bang Alabama, Nebraska (19), Albania (14), Argentina (21).... (theo nghiên cứu của Washington University in St.Louis, Determining the Legal Age to Consent to Research. It’s not always 18!, 26/7/2012).
3. Tại sao có sự khác biệt
Điều này lại phụ thuộc vào một ý mà trước kia mình có nhắc đến: Quan điểm xây dựng pháp luật của mỗi nước. Yếu tố phụ thuộc bao gồm:
- Mục tiêu xây dựng chính sách công (VD: khi học hết lớp 12 thì bạn đang ở độ tuổi 18, 6 tuổi là vô lớp 1, độ tuổi uống rượu, tuổi lái xe...).
- Nghiên cứu về sinh lý, tâm lý, xã hội được công nhận và được nhà nước sử dụng để xây dựng pháp luật.
- Kế thừa từ nền pháp luật các nước khác khi xây dựng luật.
Ninh Phạm
Nếu nói về việc "trở thành người lớn" một cách chung chung thì mình nghĩ không có cái mốc nào có thể xác định được điều này. Một đứa trẻ buộc phải ra đời từ sớm sẽ khác với một người được bao bọc bởi cha mẹ cho đến cả khi ngoài 20. Và, không có tiêu chí nào để nói đến việc "như thế nào là người lớn".
Nhưng bạn có nhắc đến mốc 18 tuổi làm mình phải tìm hiểu một chút liên quan đến làm luật vì các mốc này là cái mốc liên quan đến luật pháp nhiều hơn và một thuật ngữ pháp lý.
Kì lạ là, mình luôn luôn mặc định một cột mốc 18 tuổi mà chưa bao giờ thắc mắc tại sao lại là 18 tuổi. Để chia sẻ thêm, 18 tuổi xuất hiện trong cụm: người có đủ năng lực hành vi dân sự (the age of majority) là người từ đủ 18 tuổi. Giống như đây là một sự thật hiển nhiên mà k cần phải thắc mắc.
Một chút giải thích thế nào là đủ năng lực hành vi dân sự, đây là tuổi, nôm na, đủ để bạn có thể thực hiện bất kỳ điều gì mà không cần thông qua người giám hộ (cha, mẹ,...) và chịu trách nhiệm về những việc mình làm.
Vì vậy mình có nghiên cứu một chút và hi vọng chia sẻ của mình sẽ phần nào trả lời câu hỏi của bạn:
1. Xác định các độ tuổi
Làm cách nào để xác định một độ tuổi nào đó là đủ năng lực hành vi dân sự, theo tìm hiểu của mình thì dựa vào sinh học và xã hội học.
Sinh học bao gồm: mức độ phát triển của cơ thể con người, phát triển về tâm lý. Xã hội học bao gồm: ảnh hưởng bởi độ tuổi với văn hóa, chính trị, tác động của độ tuổi với cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái, xây dựng chính sách công với từng độ tuổi...
Như WHO cũng có xác định độ tuổi vị thành niên, thành niên (bạn có thể xem report ở cột data bên cạnh)
Adolescent health
www.who.int
Nhưng một số khu vực cũng lại có thêm nghiên cứu riêng: Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA)
Hoặc một số nghiên cứu khác:
Adolescence - an overview | ScienceDirect Topics-ScienceDirect
www.sciencedirect.com
2. Có luôn luôn là 18 tuổi không?
Đa số. Đa số quốc gia chọn mốc 18 tuổi là mốc đủ năng lực hành vi dân sự. Nhưng bên cạnh đó còn một số khu vực, quốc gia lại có mốc khác: Bang Alabama, Nebraska (19), Albania (14), Argentina (21).... (theo nghiên cứu của Washington University in St.Louis, Determining the Legal Age to Consent to Research. It’s not always 18!, 26/7/2012).
3. Tại sao có sự khác biệt
Điều này lại phụ thuộc vào một ý mà trước kia mình có nhắc đến: Quan điểm xây dựng pháp luật của mỗi nước. Yếu tố phụ thuộc bao gồm:
- Mục tiêu xây dựng chính sách công (VD: khi học hết lớp 12 thì bạn đang ở độ tuổi 18, 6 tuổi là vô lớp 1, độ tuổi uống rượu, tuổi lái xe...).
- Nghiên cứu về sinh lý, tâm lý, xã hội được công nhận và được nhà nước sử dụng để xây dựng pháp luật.
- Kế thừa từ nền pháp luật các nước khác khi xây dựng luật.