Tại sao người ta lại cố gắng chê bai một nghề nghiệp của người khác?

  1. Hướng nghiệp

Mình còn nhớ ngày xưa, khi mình còn bé đã có cô giáo nói với mình rằng :"Bây giờ các bạn không chăm chỉ học tập thì chỉ có đi nhặt rác". Sau này khi mình lớn và bắt đầu có công việc part-time đầu tiên, suy nghĩ của mình đã hoàn toàn thay đổi. Dù là lao công hay công nhân cũng đều là con người, cũng quan trọng và cần được tôn trọng như những nghề nghiệp cao quý khác. Chỉ đến lúc này, việc học nghề mới được đánh giá cao vì họ kiếm được nhiều tiền và nhu cầu của người dùng rất cao. Chẳng có nghề gì đáng xấu hổ cả. Từng có người hỏi thầy dạy khoa học của tôi liệu họ có CẦN phải học đại học để có được một công việc tốt không. Bạn biết ông ấy đã nói gì không? “Thế giới này cũng cần những công nhân làm việc nặng và nhân viên trạm xăng chứ!”


Từ khóa: 

chọn nghề

,

hướng nghiệp

''Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ dành phần ai?'', trình độ mỗi người là khác nhau vậy nên công việc dành cho mỗi người cũng sẽ khác vậy. Đúng vậy ai cũng nhàn hạ, vậy việc nặng nhọc ai sẽ gánh? Công việc nào cũng có giá trị riêng và khó khăn riêng. Nhàn hạ nhưng áp lực lớn, nặng nhọc nhưng đầu óc không vướng muộn sầu. Việc nào cũng quý việc nào cũng đáng được trân trọng, miễn sao những đồng tiền làm ra sạch sẽ.

Việc họ chê bai là vì có thể họ rằng như vậy đang nâng giá trị mình lên. Họ nghĩ mình cao giá hơn khi được đem ra so sánh với những người trình độ thấp hơn mình :))

Trả lời

''Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ dành phần ai?'', trình độ mỗi người là khác nhau vậy nên công việc dành cho mỗi người cũng sẽ khác vậy. Đúng vậy ai cũng nhàn hạ, vậy việc nặng nhọc ai sẽ gánh? Công việc nào cũng có giá trị riêng và khó khăn riêng. Nhàn hạ nhưng áp lực lớn, nặng nhọc nhưng đầu óc không vướng muộn sầu. Việc nào cũng quý việc nào cũng đáng được trân trọng, miễn sao những đồng tiền làm ra sạch sẽ.

Việc họ chê bai là vì có thể họ rằng như vậy đang nâng giá trị mình lên. Họ nghĩ mình cao giá hơn khi được đem ra so sánh với những người trình độ thấp hơn mình :))

Người ta chê bạn vì người ta cũng ko hài lòng về nghề nghiệp của người ta. Vì xã hội đang vận động dựa trên giá trị của mạnh-yếu, giàu-nghèo, chứ ko dựa trên giá trị của đam mê hay cống hiến. Hỏi chuyện này, cũng giống như hỏi tại sao bố mẹ VN ko dạy con thật thà mà chỉ chăm chăm dạy con sao cho giỏi, dạy con hơn dc người khác thôi. Con về báo kết quả là hỏi "Mày có hơn dc thằng A, thằng B ko?" Hơn ai đó trở thành tiêu chí, chứ ko phải học dc cái gì đó, mới là thực chất.
Nghề quét rác mà đạt đến trình độ chuyên môn cao, người ta cũng ko khổ sở như ông giám đốc ko có chuyên môn gì đâu bạn, cái quan trọng là cân bằng. Dù đạt dc cân bằng trong xã hội này thì phải chịu khóc lóc đánh đập 1 chút. Có ai làm cách mạng mà hạnh phúc đâu :D
1 định kiến xã hội và tâm lý đám đông.
2 tâm lý mặc cảm và xu hướng hạ thấp người khác để đắp vào giá trị của mình.
Thật ra tư duy của nước ngoài và tư duy của Việt Nam cũng không khác nhau nhiều đâu. Về lâu dài, mình nghĩ tư duy chọn nghề của Việt Nam sẽ tiệm cận với tư duy của thế giới. Cái khác bây giờ đang là điều kiện xã hội.  ví dụ chọn nghề ở nước ngoài, thường trải qua 3 bước:
1.Xác định mình thích nghề gì, và khả năng của mình hợp với nghề nào nhất? Khả năng tài chính của mình có đủ để theo không? Ra trường, nghề ấy có cơ hội để phát triển không. Tức là tìm ra bức tranh toàn cảnh của nghề nghiệp. Chọn học ngành nhựa mà 10 năm nữa người ta say no to plastics thì rõ ràng tương lai đâm đầu vào tường.
2.Xác định mình có thể theo nghề nghiệp ấy lâu dài được hay không? Tức là tìm điểm mạnh yếu, sự kiên trì của bản thân. đôi khi làm thử thì mới biết kết quả. Nhiều học sinh nước ngoài tốt nghiệp xong cấp 3, đi làm 1-2 năm rồi mới học đại học là chuyện bình thường.
3.Tìm ra các option thay thế, nếu ngành mình chọn "bỗng dưng lại chết", ví dụ như ngành đánh máy chữ thời xưa, hay ngành cấy thuê thời nay. Máy móc mới ra đời, chúng ta sẽ đi về đâu? Học nail, học spa ra mà cả xã hội chuyển sang chủ nghĩa tối giản, thì mình làm gì?
Chọn nghề là căn cứ vào cái mình có và cái mình mong muốn, khả năng của bạn đáp ứng dc đến đâu. Bạn học kém thì ko thể làm doanh nhân được, càng ko thể trở thành nhà khoa học. Đây là chuyện xã hội nào cũng thế, chứ ko phải chỉ có ở Việt Nam.
Có cần phải có bằng đại học để bắt đầu ko? Người giỏi, người giàu thì sẽ nói là không. Vì bản thân họ, ko cần bằng đại học đã tồn tại dc rồi. Nhưng nếu trình độ của chúng ta chỉ bình thường, thì bằng đại học là lợi thế khi chúng ta đi xin việc. 
Với những bạn hỏi mình việc chọn nghề, mình luôn cho lời khuyên đơn giản thế này:
-Xác định mình là ai? 
-Xác định mình đang phấn đấu cho điều gì? 
-Nếu chọn như thế, mình sẽ phải đối mặt với điều gì?
Trả lời dc 3 câu hỏi đó, hiểu dc cái giá mình phải trả và cái mình đạt dc, thì ko phải băn khoăn khi chọn nghề nữa. Nhưng đa số, còn chưa trả lời dc câu hỏi đầu tiên.
Về câu hỏi của bạn, mình thấy nó ko liên quan nhiều lắm đến việc chọn nghề. Mà nó liên quan đến 2 vấn đề cơ bản của xã hội Việt Nam:
1.Quan tâm đến nhau nhiều quá. Quan tâm là tốt, nhưng nhiều khi chĩa mũi vào vấn đề của người khác một cách quá đà. Nghĩ đấy là giúp đỡ, nhưng thật ra chả hiểu gì người ta mà giúp được, toàn dựa trên hệ quy chiếu của mình.
2. Cá nhân ấy Sợ xã hội đánh giá. Một người khi đã chọn nghề, còn sợ xã hội đánh giá nghề nghiệp của mình ko hay, ko kiếm ra tiền, nghề của mình thấp kém... thì còn sợ xã hội, còn sợ đi ngược lại số đông. Mà 1 ngày còn sợ, thì càng khó chọn nghề, tôn trọng bản thân và nghề nghiệp mình đã chọn. 
2 vấn đề liên quan đến nhau. Ít người nói, ít người can ngăn thì ta đỡ sợ hơn. Nhưng khi nào thì bố mẹ, bạn bè, anh em, thậm chí thầy cô giáo thôi nhảy vào quyết định giúp đứa trẻ? Vâng, chuyện ấy chỉ xảy ra khi xã hội biết tôn trọng cá nhân và hiểu hơn về sự khác biệt. Cái chúng ta cần cho học sinh là những công cụ để học sinh xác định dc khả năng của mình, thiên hướng nghề nghiệp và bức tranh toàn cảnh về nghề nghiệp mà trẻ có thể theo đuổi, chứ ko phải những suy nghĩ cực đoan, cảm tính của mình. Nước ngoài tiếp cận thực tế, nên họ đưa ra các công cụ đo, còn VN tiếp cận cảm tính, nhiều lý thuyết, nên toàn đưa ra lời khuyên thôi.
Con ko giỏi, con không biết tranh đấu, thì con theo chú Sáu đi dạy học là đúng rồi. Chú làm hiệu trưởng, thế nào cũng cho dc con lên trưởng khoa, cả 1 đời êm ấm. Lý do ko sai và cũng xuất phát từ thực tế, vì ông con (có thể) ko giỏi thật. Nhưng vấn đề sẽ xảy ra, khi con thấy con giỏi thật và con biết tranh đấu. Và thiên hướng của con lại là kinh doanh kia.
Khi ấy cãi nhau bằng cách gì? Lấy cái gì ra để chứng minh con đúng, hay bố mẹ đúng? Nhất lại là khi, bố mẹ là người trả tiền cho con đi học. Vấn đề quay lại từ đầu, là chúng ta thiếu công cụ đo. Và chúng ta quá thích xen vào cuộc sống của người khác, quyết định thay họ. Vấn đề chỉ nằm ở đó thôi. Thay đổi dc 2 cái này, thì thay đổi dc những bi kịch chọn nghề sai, hoặc lúc nào cũng day dứt, vì ko làm dc điều mình muốn.
Chung quy vẫn là chúng ta ít khi tin vào khoa học, toàn tin vào bản thân mình :)

Có nhiều quan điểm để mà phân tích ra vấn đề này. Theo mình:

  1. Vấn đề do nền văn hóa là chính: Ở văn hóa Âu - Mỹ, nghề phục vụ là một công việc cao cả, được mọi người tôn trọng. Nhưng ở Việt Nam là khác đi, xem nghề này bần hàn, không có tương lai
  2. Vấn đề chính vẫn là do TƯ TƯỞNG khác biệt: Ông bà, cha mẹ chúng ta còn quá chú trọng đến Cái TÔI (nói chung là Mặt mũi đối với dòng họ và hàng xóm). Nên họ luôn hướng con cái học những công việc kiếm ra tiền thiệt nhiều, có tiếng (như Bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, ...) mà họ lại chưa thể nghĩ đến suy nghĩ nhiều đến vấn đề khác,....

Nói chúng, vấn đề của bạn ở trên khá là hay và cũng cần nhiều yếu tố khác để phân tích. Nếu bạn khác nào có quan điểm nào hay và rõ ràng hơn, cho mình xin. Thanks!

Vì trong tâm họ nó không tốt, không an toàn. Họ chưa mở lòng với nghề nghiệp đó. Có hai lí do, thứ nhất là tâm họ không thích(cái này còn tùy từng người ), thứ hai là chính những điều họ biết bước đầu quá lời nói của ai đó, hoặc qua mạng..làm họ có thành kiến với nghề ấy

Người hay cố gắng chê bai nghề nghiệp của người khác vì bản thân nghề nghiệp của họ cũng không hề cao quý như họ nghĩ. Người có học thức, hiểu biết sẽ dễ dàng nhận ra rằng phân công lao động xã hội sẽ có người làm nghề này, người làm nghề nọ, phải có các cá thể khác nhau mới tạo ra tính đa dạng và thúc đẩy phát triển được.

Mình có cô bạn đang làm giảng viên ĐH về nhà mở tiệm bánh, mình ngưỡng mộ còn không hết chứ nào dám chê bai gì đâu.

Mỗi người sống và làm việc chắc được trung bình 30 năm là cũng đã xuống sức rồi nên được làm điều mình thích, đam mê thì chẳng cần phải là ông to bà lớn mới oai, cứ là chính mình là đủ.