Tại sao người ta lại có ấn tượng xấu, hay dùng lời đả kích nặng về Pháp Luân Công?

  1. Xã hội

  2. Tâm linh

  3. Tôn giáo

Đối với mình Pháp Luân Công là một môn tu luyện rất tốt, cải thiện về cả tinh thần và sức khỏe của mình rất nhiều. Nhưng có những người cố tình tạo ảnh hưởng xấu đến Pháp Luân Công vì nhiều lý do, làm người ta không dám tìm hiểu, hoặc đâm ra căm ghét vì bị dẫn động theo một chiều, biết bao nhiêu người mất lợi ích, cơ duyên vì những lời nói của họ. Đương nhiên về vấn đề cấm thì nhà nước Việt Nam mình đã có công văn hoàn chỉnh về chuyện Pháp Luân Công hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam. Không như những lời nói một phía, bao gồm cả luật sư, thượng tá, tiến sĩ ở Việt Nam mình cũng đang tập Pháp Luân Công...

Mọi người có những suy nghĩ gì về Pháp Luân Công có thể chia sẻ mình, mình sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn, bao gồm các vấn đề được những trang báo uy tín/không uy tín đăng lên.

Từ khóa: 

pháp luân công

,

xã hội

,

tâm linh

,

tôn giáo

Không biết "công văn hoàn chỉnh về chuyện Pháp Luân Công hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam" như bạn nói ở đâu và thời gian nào. Nhưng mình thấy cho đến năm ngoái thì nó bị cấm và ng lôi kéo, tuyên truyền sẽ bị xử lý theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Công An dưới đây:

Người dân cần nhận diện rõ bản chất của Pháp luân công (bocongan.gov.vn)
Việc cấm hay ko nếu search Google sẽ thấy 2 trường hợp: Cấm và ko cấm. Các trang có tên miền.vn sẽ toàn là cảnh báo người dân, còn những trang ghi là ko cấm vì Luật này, Luật kia, bla bla... toàn là tên miền quốc tế (ko có.vn). Vậy là các trang do VN quản lý nói cấm, trang nước ngoài nói ko cấm. Vậy thì nếu bạn là người Việt Nam, bạn nghĩ sao? :)))
Trả lời

Không biết "công văn hoàn chỉnh về chuyện Pháp Luân Công hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam" như bạn nói ở đâu và thời gian nào. Nhưng mình thấy cho đến năm ngoái thì nó bị cấm và ng lôi kéo, tuyên truyền sẽ bị xử lý theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Công An dưới đây:

Người dân cần nhận diện rõ bản chất của Pháp luân công (bocongan.gov.vn)
Việc cấm hay ko nếu search Google sẽ thấy 2 trường hợp: Cấm và ko cấm. Các trang có tên miền.vn sẽ toàn là cảnh báo người dân, còn những trang ghi là ko cấm vì Luật này, Luật kia, bla bla... toàn là tên miền quốc tế (ko có.vn). Vậy là các trang do VN quản lý nói cấm, trang nước ngoài nói ko cấm. Vậy thì nếu bạn là người Việt Nam, bạn nghĩ sao? :)))

Bạn có thể tham khảo lại câu trả lời cũ của tôi về PLC tại đây:

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại song hành cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Đúng không bạn? Đây là cơ bản của thuyết nhị nguyên (nhị nguyên luận). Nó được thừa nhận rộng rãi ở cả Phương Đông lẫn Phương Tây. Phật Giáo, và PLC đều xây dựng trên nền tảng của học thuyết này. 

Vậy nên PLC dĩ nhiên phải có mặt tốt và mặt xấu của nó. Là một người tin, tập, theo PLC bạn có nhận ra những mặt "xấu" của PLC hay không? Nó là gì? Bạn có thể chia sẻ cho tôi biết được không? Hay nó là chân thiện mỹ vô khuyết?

Thường những người theo PLC hay khen PLC là: là tôn giáo giúp mọi người hướng tới chân thiện mỹ, làm điều tốt. Tập PLC giúp khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy những mặt tốt này của PLC có phải là đặc biệt? Ngoài PLC ra, bạn đã tìm hiểu thêm được những tôn giáo nào khác? Bạn thấy chúng thế nào? Nó có dậy người ta làm điều tốt đẹp? Tập nó có giúp nâng cao sức khỏe tinh thần? Có giúp chúng ta nâng cao sức khỏe thể chất? Xin thưa với bạn, không giám khẳng định 100% nhưng đại đa phần trong số hàng chục ngàn tôn giáo trên thế giới này đều có những tác dụng như vậy. Nó giống với việc hàng ngàn môn võ thuật thì đại đa số đều giúp người tập nâng cao sức khỏe. Tất cả các tôn giáo đều chăm lo đời sống tinh thần của con người nên nó đa phần đều hướng thiện, đều giúp chúng ta thấy thanh thản, hạnh phúc, khỏe mạnh về tinh thần hơn. Rất nhiều tôn giáo mix cả các bài tập về sức khỏe lẫn tinh thần nên giúp đạt được cả 2 bạn nhé.

Một số bạn khen tập PLC nhanh có kết quả hơn, cảm thấy khỏe hơn... Dĩ nhiên giữa các pháp tu, sẽ có môn nhanh có kết quả, có môn dễ tập, có môn khó tập. Cái chậm hơn chưa hẳn đã tệ, môn tập nhanh, sớm có kết quả chưa hẳn đã tốt. Đúng không bạn. Không có cái nào nhanh, dễ, mạnh mà không để lại hậu quả cả. Điểm này tôi để các bạn tự ngẫm.

Khi mà đa số các tôn giáo đều giống nhau ở việc:

  • Hướng con người làm điều thiện, sống hài hòa với tự nhiên, các quy luật của vũ trụ.
  • Rèn luyện thể chất
  • Nâng cao đời sống tinh thần.

Vậy thì các tôn giáo khác nhau thực chất ở đâu?

Các tôn giáo khác nhau ở:

  • Giáo lý: Là vũ trụ quan, là lý giải của các tôn giáo về vũ trụ, thế giới vật chất, thế giới tinh thần. Là tri thức cung cấp các quy luật vận động của vũ trụ mà tôn giáo đó đề xuất. Tôn giáo con bò (cho rằng bò là chúa tể của các loài) sẽ khác tôn giáo con lợn (cho rằng lợn là chúa tể của các loài). Nhưng Tôn giáo con bò và tôn giáo con lợn sẽ khá gần gũi với nhau nó đều là tôn giáo đa thần. Vũ trụ quan của các tôn giáo này sẽ gần giống nhau. Phật giáo: Vô thần. Và Thiên chúa giáo: Độc thần sẽ rất khác biệt với các tôn giáo đa thần. Hiện nay chủ thuyết của giới khoa học đang là lý thuyết dây (vũ trụ song song) lại cũng hoàn toàn khác biệt với nhưng thuyết trên. Có hàng chục hàng tôn giáo nhưng giáo lý lại chỉ hội tụ lại ở một số dạng thức như trên. Các giáo lý này không thể cùng đúng. Điều đó có nghĩa là Phật đúng thì Chúa phải sai. Nhưng tất cả các giả thuyết trên đều đang là giả thuyết. Hiện chưa có bất kỳ ai có thể chứng minh đâu là giả thuyết đúng, đâu là giả thuyết sai. Bạn có thể tin vào bất kỳ giả thuyết nào. Nhưng bạn không thể tin rằng cả 2 thuyết đều đúng. Tương tự như thuyết tiến hóa và thuyết sáng tạo của thiên chúa. Hiện chúng ta chưa thể chứng minh hoàn toàn cái nào là đúng cái nào là sai. Nhưng không thể cả 2 cùng đúng.
  • Pháp tu: là cách thức thực hành để đạt được sự tiến bộ về mặt thể chất và tinh thần cũng như chứng ngộ, cảm nhận, thấu hiểu, kiểm nghiệm, nhận ra được giáo lý trên. Có vô vàn tôn giáo, và còn có nhiều hơn nữa (thiên ức) pháp tu. Thông thường tất cả các tôn giáo đề có pháp tu giúp người tu hành nhanh chóng chứng ngộ được một số giáo lý sơ đẳng của tôn giáo của mình. Đây chính là thứ khiến cho mọi người đều tin rằng tôn giáo của mình đúng. Pháp tu thực chất không quá quan trọng. Cùng là Karate, cùng giáo lý thì vẫn có nhiều cách tập luyện khác nhau, nhiều pháp tu khác nhau. Vì pháp tu quá đa dạng, mà bất kỳ pháp tu nào cũng giúp người ta thấy khỏe mạnh, hạnh phúc, và lại chứng ngộ được 1 phần giáo lý của tôn giáo mình vậy nên mới tranh cãi.
  • Tổ chức: bao gồm giáo chủ (các tân giáo thì có giáo chủ tại vị), giáo chúng, môn đồ, người hỗ trợ, người truyền đạo... Đây là một bộ máy giúp lan tỏa, chia sẻ giáo lý và hướng dẫn thực hành pháp tu. Tổ chức cũng thường luận giảng về thế giới quan để chứng minh cho vũ trụ quan của tôn giáo của họ. Mọi tổ chức hoạt động lâu dài đều chạy trên cơ chế lợi ích. Tổ chức càng lớn, lợi ích các khủng khiếp. Mọi tổ chức đều có vô số mặt tối của nó. Chỉ cần có chút kinh nghiệm quản lý hoặc để ý một chút thì đều sẽ nhận ra những kẻ chuộc lợi trong các tổ chức tôn giáo.

Như vậy các bạn tập PLC thấy hiệu quả, là đang cảm nhận về pháp tu của mình có tác dụng nó không có gì đáng bàn cãi cả. Nó giống như người tập Yoga thấy tập Yoga khỏe mạnh, tinh tấn mà thôi. Nhìn rộng hơn ra thì các mặt khác của PLC bạn sẽ thấy ngay vấn đề của nó:

  • Giáo lý (vũ trụ quan). Nếu bạn nghiên cứu kỹ về triết học sẽ thấy giáo lý của PLC là ngớ ngẩn, phi logic. Không thể gộp Phật Giáo vào Thiên Chúa giáo được. Đây là 2 thế giới quan không thể cùng đúng. Tam quan: Luận bàn rất nhiều chuyện của thế giới thực tại, về tà linh ĐCS, về đất nước VN, về Mỹ, về Nga... là khá nặng nề.
  • Giáo chủ: Khen hết lời là đức toàn năng toàn tài, toàn diện... ngang với chúa trời. Thực ra theo thuyết nhị nguyên, cái này là vô lý. Bên cạnh cực tốt sẽ là cực xấu. Bên cạnh Phật sẽ là đại ác ma. Giống picolo là đại ma vương, nhưng cũng chính là Thượng đế.
  • Tổ chức: Tổ chức lớn, có rất nhiều cơ chế lợi ích, nhiều bàn tay điều khiển và chuộc lợi phía sau.
Nhà nước không hề cho phép, chỉ là PLC tự nhận mình thuộc diện được cho phép, chứ chẳng có công văn nào nói đích danh PLC cả.
  1. Ở VN, có 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha’I, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Cơ đốc Phục lâm, Phật giáo Tứ Ân Hiếu nghĩa, Minh Sư đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu, Bàlamôn giáo, Mặc môn, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và Bửu Sơn Kỳ Hương) và ko bao gồm PLC. Cho xin số hiệu công văn và người ký, để tôi làm đơn tố cáo lên cơ quan CA.
  2. Luật sư, thượng tá, tiến sĩ bla bla gì đấy người ta là người giỏi trên LĨNH VỰC mà họ nghiên cứu và làm việc, chứ ko phải cứ tiến sĩ là auto đúng. Lấy cái mác tiến sĩ hay luật sư gì đó để biện minh cho cái tà giáo của bợn là ngụy biện vị thế, chẳng khác gì đám thuê diễn viên, ca sĩ nổi tiếng lên TV quảng cáo thần dược thực phẩm chức năng.
  3. Tác dụng đi kèm của PLC từ ko chịu đi chữa bệnh; đến cuồng tín lắp đầu LHC vào tượng quan âm, jesus quỳ lạy khấn vái; đến đòi đập lăng Bác; rồi đến cả giết người đóng bê tông bằng chứng trên mạng nhan nhản ra, ko cần phải lấp liếm đâu.
  4. Đám tài liệu tuyên truyền PLC như 9 bình, chuyển pháp luân... tôi đọc hết cả rồi, nên đừng xl là ko tìm hiểu bla bla gì đấy, anti cái tà giáo này là có lý do cả.
  5. 5 triệu? Nổ cái link thống kê lên đây phát.

Chào Trần Duy Long, 

Kinh nghiệm sống ảnh hưởng đến con người theo nhiều cách khác nhau. Một số người thấy dễ dàng bước tiếp sau một trải nghiệm khó khăn, trong khi những người khác nhận thấy rằng những trải nghiệm này có tác động lâu dài đến sức khỏe tinh thần của họ.

Những người thấy rất khó khăn để buông bỏ những sự kiện cụ thể trong quá khứ có thể đã trải qua chấn thương. Chấn thương là một loại vết thương tâm lý có thể xuất phát từ bất kỳ trải nghiệm đau buồn nào, chẳng hạn như mất mát, nguy hiểm cho cái tôi hoặc nhục nhã sâu sắc. Thông thường, chấn thương tâm lý có mối quan hệ với việc tham gia vào một sự kiện đau thương đối với bản thân họ. 

Vậy, có 2 trường hợp những người này rơi vào:

  1. Tổn thương tinh thần sâu sắc do những sự việc liên quan PLC gây ra, nhưng từ chối thừa nhận và chia sẽ trải nghiệm.
  2. Họ tin rằng PLC là xấu, tà giáo và mình đã hiểu rõ ngọn ngành. Niềm tin của họ là tuyệt đối. 

- Nếu bạn hỏi bất kỳ ai về môn này ở các diễn đàng quốc tế, họ không quan tâm comment đâu vì ai thấy tốt thì tự rút kinh nghiệm rồi tự tập. Việc của anh thì tôi không can dự.

- Còn ở các nước Châu Á đang phát triển như Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai... văn hoá đàn áp tôn giáo còn rất mạnh. 

- Mình xin phát biểu mang tính tranh cãi một tí nhé, ở Miền Nam Ấn Độ giàu có, tập trung làm kinh tế thì xung đột mấy việc này rất ít, khá tự do. Còn Miền Bắc Ấn Độ thì nghèo, mê thờ cúng, suốt ngày chiến tranh chém giết vì xung đột tôn giáo bên Pakistan vì giáp biên giới. Bạn tự suy ra những người nói xấu niềm tin của người khác là thuộc tỉnh thành hay vùng miền nào của Việt Nam mình.