Tại sao người ta không ném rác xuống núi lửa để tiêu huỷ?

  1. Khoa học

Thay vì xử lý rác bằng lò đốt tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa cho tiện? Đấy cũng là một lò đốt rác tự nhiên mà?

Từ khóa: 

khoa học

Tôi chưa từng thắc mắc về điều này nhưng tôi cũng không bao giờ nghi ngờ các nhà khoa học 😂 Mọi thứ đều phải có hậu quả khôn lường thì mới không áp dụng hình thức xử lý rác thải như thế. Nếu mà được, chắc con người vẫn đang xả hằng ngày rồi. 

Trả lời

Tôi chưa từng thắc mắc về điều này nhưng tôi cũng không bao giờ nghi ngờ các nhà khoa học 😂 Mọi thứ đều phải có hậu quả khôn lường thì mới không áp dụng hình thức xử lý rác thải như thế. Nếu mà được, chắc con người vẫn đang xả hằng ngày rồi. 

Tôi nghĩ rằng việc di chuyển đến gần ngọn núi lửa thôi cũng là một sự nguy hiểm, các ngọn núi lửa được bao phủ bởi một lớp dung nham nguội lạnh, nhưng ngay bên dưới lớp dung nham đó, chúng nóng chảy và cực kỳ nóng. Nếu đá hoặc các vật liệu khác rơi xuống bề mặt núi lửa, chúng sẽ phá vỡ lớp vỏ, phá vỡ dung nham bên dưới và gây ra vụ nổ. Nếu suy nghĩ đến việc vận chuyện bằng hàng không thì lúc đổ một lượng lớn rác thải vào giống như việc bạn cho mentos vào coca vậy, sẽ gây ra một vụ nổ và hiện tượng phun trào dung nham ra môi trường và khu vực dân cư xung quanh. Thế cũng toang nốt @@

Có thấy nhiều lý do để các nhà khoa học chứng minh rằng nếu xử lý rác bằng hình thức đổ hết xuống núi lửa thì chả khác gì chúng ta đang tự hại mình cả.

Một trong những lý do đầu tiên đó chính là nhiệt độ. Đúng là dung nham đủ nóng để có thể tiêu hủy một số loại rác thải của chúng ta, nhiệt độ dung nham có thể nóng lên tới 2000 độ F (1,100 độ C) tức là nóng hơn cả bề mặt của Sao Kim, đủ để tan chảy nhiều loại đá, tương đương với nhiệt độ ở lò đốt rác thải, ở đó họ thường đốt ở mức độ 1000-1200 độ C.

Chưa kể không phải nhiệt độ ở núi lửa nào cũng giống nhau, tức là các núi lửa thường không ổn định, nó có thể phun trào bất cứ lúc nào hoặc khi bạn bất ngờ đâm xuyên qua bề mặt bằng một thú gì đó, đặc biệt là với thứ gì đó ướt thì bạn có thể kích hoạt phản ứng dây chuyền tức thì của các vụ nổl iên quan đến hơi nước có áp suất cao và axit, cũng như bọt dung nham và bom. Có thể nói, đổ rác vào hồ dung nham sẽ không bao giờ là công việc mà bạn có thể nhận được bảo hiểm y tế :)) 
https://cdn.noron.vn/2022/11/18/file-20211206-21-16nxx9j-1668753729.jpg

Ngoài nhiệt độ, còn có những lý do chính đáng khác để không đốt rác trong núi lửa. Đầu tiên, mặc dù dung nham ở 2.000 độ F có thể làm tan chảy nhiều vật liệu trong thùng rác của chúng ta, bao gồm thức ăn thừa, giấy, nhựa, thủy tinh và một số kim loại nhưng nó không đủ nóng để làm tan chảy nhiều vật liệu thông thường khác, bao gồm thép, niken và sắt.

Hơn nữa, núi lửa dung nham không sâu vô hạn, tất cả các loại rác tan chảy đó phải đi đâu đó, mặc dù một số chúng sẽ biến mất dưới dạng khói và hơi và trở thành các loại khí cực kỳ có hại khi hít vào. Khi nhựa, rác thải và kim loại cháy, chúng giải phóng rất nhiều khí độc.Núi lửa đã thải ra hàng tấn khí độc, bao gồm lưu huỳnh, clo và carbon dioxide.

Khí lưu huỳnh có thể tạo ra sương mù có tính axit mà các nhà khoa học thường gọi đó là “vog” nghĩa là “sương mù núi lửa”. Nó có thể giết chết thực vật và gây ra các vấn đề về hô hấp cho những người ở gần đó. Việc trộn lẫn các loại khí núi lửa vốn đã nguy hiểm này với các loại khí khác từ việc đốt rác của chúng ta sẽ làm cho khói tạo ra thậm chí còn có hại hơn cho con người và thực vật gần núi lửa. Vì vậy chúng ta không chỉ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường địa phương, mà chúng ta còn đang "giúp đỡ" rất nhiều cho vấn đề biến đổi khí hậu.

https://cdn.noron.vn/2022/11/18/960x0-1668752823.jpg
(Một bức ảnh chụp từ trên không vào ngày 14 tháng 9 năm 2014 cho thấy dung nham chảy ra từ núi lửa Bardarbunga ởđông nam Iceland)
Cuối cùng, nhiều cộng đồng bản địa coi những ngọn núi lửa gần đó là những nơi linh thiêng. Ví dụ: Miệng núi lửa Halema'uma'u ở Kilauea được coi là quê hương của Pele, nữ thần lửa bản địa của người Hawaii và khu vực xung quanh miệng núi lửa là nơi linh thiêng đối với người Hawaii bản địa. Ném rác vào núi lửa sẽ là một sự xúc phạm lớn đối với những nền văn hóa đó. Cứ thử đặt mình vào vị trí của họ, cứ mỗi năm quê hương của bạn lại tiếp nhận hàng tỉ đống rác từ khắp mọi nơi trên thế giới, thì liệu bạn có vui vẻ không? Người ta sẽ nghĩ Haiwaii của bạn không còn là một nơi để du lịch nữa, mà là khu xử lí rác thải 😀.
Nói chung là mọi thứ đã được các nhà khoa học và tổ chức bảo vệ môi trường, khí hậu đã nghiên cứu và giải thích rồi. Mọi thứ mà không có vấn đề gì thì chúng ta đã mặc cho thiên nhiên xử lí những bãi sh*t của con người rồi @@