Tại sao người ta chỉ cúng 'cô hồn' vào tháng 7 âm lịch?

  1. Tâm linh

Thời điểm này trong năm thì khác gì so với những tháng khác? Nếu như chuyện cúng cô hồn là để xua đuổi các vong hồn oan khuất không siêu thoát khỏi phá đám con người, thì không phải chúng ta nên cúng suốt năm sao?

Nguồn gốc của việc cúng 'cô hồn' là từ đâu, và tại sao lại chọn tháng 7 âm lịch hằng năm để cúng?

Từ khóa: 

cúng cô hồn

,

tháng cô hồn

,

vong hồn

,

vong linh

,

ma quỷ

,

tâm linh

Cúng cô hồn thì cúng quanh năm chứ ko phải chỉ rằm tháng bảy thôi đâu. 1 tháng người ta sẽ cúng làm 2 lần vào ngày rằm và mồng 1 hoặc mồng 2 và 16 (thường là những người kinh doanh, ngày Thần Tài) hoặc tối 30 và tối 14 (tùy nơi) theo Âm Lịch. Bàn cúng lễ đặt ngoài sân là để cúng cho "cô bác" đấy. Các vong hồn ở đây là các vong hồn còn vất vưởng trên trần thế, chưa đc siêu thoát, đầu thai,.... Và cúng ko phải để xua đuổi họ đâu.

Tháng 7, theo phong tục dân gian, là thời điểm vua Diêm La mở cửa cho các vong hồn về dương gian, nên ng sống cúng lễ lớn hơn nữa (nhiều vong hơn ngày thường mà) để các vong hồn ko bị đói khát mà quấy nhiễu. Lại trùng với ngày lễ Vu Lan của Phật Giáo, là ngày xá tội vong nhân (xá tội cho ng chết bị đày đọa dưới địa ngục) và Vu La báo hiếu (Cầu xin phù hộ cho cha mẹ, người thân đc bình an). Nên lễ vào rằm tháng bảy càng lớn hơn nữa mà vậy.

Và việc cầu siêu trong Phật giáo nói chung, 1 người thì ko thể đủ "lực" để mà lại hiệu quả, nên mới gộp lại làm chung 1 lần, tất cả đều cầu thì cộng gộp lại mới có hiệu quả. Như trong tích về Vu Lan vậy. Ngài Mục Kiền Liên là 1 trong 2 đại đệ tử của Đức Thích Ca Mầu Ni nhưng ko thể đủ lực để cứu độ mẹ dưới Địa Ngục mà phải theo lời Phật dạy, thỉnh chư tăng 10 phương cùng cầu thì mới đủ sức cứu vậy. 

Thường thì cầu siêu sẽ có 2 kỳ, Tết Nguyên Đán (ông bà về ăn Tết) và Rằm tháng 7. Tất cả cùng cầu cho nhau siêu độ mới hiệu quả, chứ dàn trải thì như muối bỏ bể vậy.

Trả lời

Cúng cô hồn thì cúng quanh năm chứ ko phải chỉ rằm tháng bảy thôi đâu. 1 tháng người ta sẽ cúng làm 2 lần vào ngày rằm và mồng 1 hoặc mồng 2 và 16 (thường là những người kinh doanh, ngày Thần Tài) hoặc tối 30 và tối 14 (tùy nơi) theo Âm Lịch. Bàn cúng lễ đặt ngoài sân là để cúng cho "cô bác" đấy. Các vong hồn ở đây là các vong hồn còn vất vưởng trên trần thế, chưa đc siêu thoát, đầu thai,.... Và cúng ko phải để xua đuổi họ đâu.

Tháng 7, theo phong tục dân gian, là thời điểm vua Diêm La mở cửa cho các vong hồn về dương gian, nên ng sống cúng lễ lớn hơn nữa (nhiều vong hơn ngày thường mà) để các vong hồn ko bị đói khát mà quấy nhiễu. Lại trùng với ngày lễ Vu Lan của Phật Giáo, là ngày xá tội vong nhân (xá tội cho ng chết bị đày đọa dưới địa ngục) và Vu La báo hiếu (Cầu xin phù hộ cho cha mẹ, người thân đc bình an). Nên lễ vào rằm tháng bảy càng lớn hơn nữa mà vậy.

Và việc cầu siêu trong Phật giáo nói chung, 1 người thì ko thể đủ "lực" để mà lại hiệu quả, nên mới gộp lại làm chung 1 lần, tất cả đều cầu thì cộng gộp lại mới có hiệu quả. Như trong tích về Vu Lan vậy. Ngài Mục Kiền Liên là 1 trong 2 đại đệ tử của Đức Thích Ca Mầu Ni nhưng ko thể đủ lực để cứu độ mẹ dưới Địa Ngục mà phải theo lời Phật dạy, thỉnh chư tăng 10 phương cùng cầu thì mới đủ sức cứu vậy. 

Thường thì cầu siêu sẽ có 2 kỳ, Tết Nguyên Đán (ông bà về ăn Tết) và Rằm tháng 7. Tất cả cùng cầu cho nhau siêu độ mới hiệu quả, chứ dàn trải thì như muối bỏ bể vậy.

Xin chào,

Đầu tiên mình muốn đính chính lại việc cúng cô hồn không phải là xua đuổi vong hồn oan khuất, mà là một hành động nhân đạo trong cách ứng xử với vong linh mà thôi. 

Ở đời khi bạn gặp người nghèo, người ăn xin, bạn có thể bố thí cho người ta, thì tập tục cúng cô hồn cũng là hình thức bố thí cho vong linh không nơi nương tựa. Gọi là không nơi nương tựa vì họ không có người cúng kiếng tưởng nhớ, không được ma chay đến nơi đến chốn, hoặc chết tức tưởi không thể siêu thoát. Đó gọi chung là một dạng năng lượng, một "tần số" mà chúng ta không kết nối theo cách thông thường được. Do vậy, cái tâm phát ra cúng thí cho họ, cũng chỉ là một hành động nhân đạo mà thôi.

Nguồn gốc của việc cúng cô hồn thì theo mình biết xuất phát từ Trung Quốc, còn ai khởi xướng thì có lần xem Tây Du Ký cũng có đề cập Đức Huyền Trang (sư phụ quốc dân) đã phát tâm cúng thí cho chúng sanh khuất mặt khuất mày. 

Tháng 7 được chọn vì đây là tháng Diêm Vương mở Quỷ Môn Quan, cho phép ma giới tiếp xúc dương giới. Nghe từ ngữ thì có vẻ khó tin, nhưng tâm linh huyền bí có luật riêng. Đây giống như thời điểm Diêm Vương cho vong linh trở về trần thế để giải quyết "việc riêng", những lưu luyến, ai oán với người dương sẽ được xử lý trong thời điểm này. Có câu: "Xuất Tý Nhập Ngọ" để ám chỉ việc canh giờ Tý (11h - 1h đêm) là giờ các quan thần tấu đối việc âm lên Thiên Đình, xuất ra từ các bàn thờ thiên tại gia. Còn nhập Ngọ tức (11h - 1h trưa - canh Ngọ) là các quan thần lại trở về. Do vậy, theo kiến thức trải nghiệm của mình, các bạn nên tránh các giờ giao điểm (Tý, Ngọ) để xuất hành (đi lại). Việc này tránh giúp các bạn khỏi bị "che mắt - bịt tai" khi đi trên đường. Đây hoàn toàn là về tâm linh tín ngưỡng, không có bằng chứng xác thực khoa học nên có thể xem là lời khuyên suông. Nhưng, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phải không? 

Trả lời câu hỏi tại sao không nên cúng cô hồn suốt. Mình lấy ví dụ bạn ăn uống và có 1 con chó xin ăn bạn. Bạn cho nó thì nó sẽ luôn đến xin lần nữa. Việc cúng cô hồn ngoài việc phát tâm từ bi cho vong hồn, cũng vô tình cho vong linh chỗ mà "xin ăn tập 2". Việc luôn cúng cô hồn sẽ cho phép bạn tụ tập "một lực lượng cái bang âm linh" ở xung quanh nhà bạn, để đợi xin bố thí đó thôi. Do vậy, theo thiển ý của mình, bạn không nên làm thế. 

Trên đây chỉ là một chút ít kiến thức mình có, mong câu trả lời của mình góp ích cho bạn. Nói về tâm linh thì trời bể không hết, hi vọng góp vui.

Thân chào,

TJ.