Tại sao người miền Nam lại nói là ''tiền thối''?

  1. Văn hóa

Mình từng nghe giỡn kiểu “Tiền ai mà không thích, sao kêu tiền thối ta? Chắc tại nó thối tha”. :))

Tại sao miền Nam dùng từ khó hiểu vậy nhỉ?

Từ khóa: 

ngôn ngữ

,

văn hóa

Theo mình tìm hiểu thì "thối" ở đây không phải tính từ mang ý nghĩa thối tha hay hôi thối, mà là từ địa phương chủ yếu được sử dụng tại miền Nam Việt Nam với ý nghĩa là hành động trả lại tiền thừa, nên tiền thối là tiền thừa chứ không phải chê tiền thối tha. Ủa mà bạn hỏi thật hay là troll thôi á?

Trả lời

Theo mình tìm hiểu thì "thối" ở đây không phải tính từ mang ý nghĩa thối tha hay hôi thối, mà là từ địa phương chủ yếu được sử dụng tại miền Nam Việt Nam với ý nghĩa là hành động trả lại tiền thừa, nên tiền thối là tiền thừa chứ không phải chê tiền thối tha. Ủa mà bạn hỏi thật hay là troll thôi á?

Chữ 退 có 2 cách phát âm là “Thoái” và “Thối”, nghĩa là trả lại, hoàn lại như “thoái lui”, “suy thoái”,...Với nhiều người miền Nam(bao gồm mình)đọc 2 âm “oai” và “ôi” này rất giống nhau,chỉ khác một chút, và tương đương “thói”(tùy trường hợp sẽ tròn miệng với âm “thoái”) và đặc biệt trong đời sống hằng ngày thì hiếm có ráp từ với từ “thối”, vìtừ mang nghĩa “thối tha” thì sẽ được đọclà “thúi”.
  • Ví dụ 1: nón cối, xối xả, xôi mặn… (trừ một số bạn thế hệ trẻ ở thành phố có thể bị ảnh hưởng phát âm đẩy hơi mạnh như miền Bắc)
  • Ví dụ 2: trái xoài (xòi/xài), mấy chứa choai choai, thoái hóa,…
Thêm 1 sự thật lạ lùng là “tiền thối” cũng được nhiều người đọc là “tiền thồi” ở các tỉnh miền Tây phía bên kia sông Tiền (ngoài 30 sẽ nói nhiều hơn), hay các người lớn tuổi ở TP. HCM.
https://cdn.noron.vn/2023/01/19/22715153042415840359282883410379808842415198n-1674116422.jpg