Tại sao người miềm Nam lại thích ăn ngọt hơn người dân nơi khác?
Mình để ý dì mình tuy sinh ra ở Bắc nhưng làm ăn và lập nghiệp ở miền Nam, khi dì nấu ăn thường cho đường. Cả chú mình cũng vậy. Tại sao người Nam lại có xu hướng ăn ngọt hơn người miền Bắc, Trung?
ẩm thực
Mình có đứa bạn ở trong Nam, bạn ấy ăn ngọt lắm, cũng hay ăn trái cây với cơm và thêm cả đường. Mình hỏi thì nó bảo đã là thói quen khó bỏ từ nhỏ, ở trong Nam nhiều trái cây dữ lắm, toàn hoa quả nhiệt đới ngọt nên dần dần, khẩu vị mọi người cũng quen thuộc với vị ngọt, rồi xem vị ngọt là phần cần thiết trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Nội dung liên quan
Tuyết Đỗ
Mình có đứa bạn ở trong Nam, bạn ấy ăn ngọt lắm, cũng hay ăn trái cây với cơm và thêm cả đường. Mình hỏi thì nó bảo đã là thói quen khó bỏ từ nhỏ, ở trong Nam nhiều trái cây dữ lắm, toàn hoa quả nhiệt đới ngọt nên dần dần, khẩu vị mọi người cũng quen thuộc với vị ngọt, rồi xem vị ngọt là phần cần thiết trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Poli Sali
TỪ THỜI SƠ SINH ĐÃ ĐƯỢC LÀM QUEN VỚI HƠN 100 LOẠI BÁNH NGỌT
Do thời tiết
Do nằm gần khu vực Xích Đạo, lại thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có địa hình đặc biệt nên mỗi một vùng miền của Việt Nam lại có khí hậu khá khác biệt. Nếu ở miền Bắc nhiệt độ thường khá thấp do chịu ảnh hưởng của gió mùa và không khí lạnh, miền Trung thường xuyên phải đối mặt với bão lũ thì ở miền Nam, tiết trời lại ôn hòa hơn, tuy nhiên thời tiết nơi đây lại khá nóng.
Để chống lại cái nóng, các món miền Nam thường ăn nhiều rau, các món ăn cũng thường được ăn sống hoặc luộc,.. việc ăn ngọt cũng là do quan niệm của con người nơi đây cho rằng vị ngọt sẽ trung hòa được thời tiết nóng nực khắc nghiệt.
Xét về điều kiện môi trường:
Khí hậu miền Nam nắng nóng và độ ẩm cao, khiến cho cơ thể mệt mỏi, không thoát được mồ hôi, nên thèm ngọt để bổ sung năng lượng.
Khí hậu miền Trung thì nắng gắt, gió lào, khô, nên thoát mồ hôi nhiều, mất muối, nên ăn mặn.
Mặc khác, miền Trung quanh năm bão lũ, muối thì nhiều nhưng làm ăn lại khó khăn đói kém nên ăn mặn hơn để tiết kiệm thức ăn (cái này mình thấy hợp lý vì khi còn nhỏ nghèo đói nấu gì cũng mặn để mỗi bát cơm ăn một tý thịt thôi).
Khí hậu miền Bắc thì 4 mùa quanh năm. Thích cay là cay, thích mặn là mặn, thích ngọt là ngọt. Những vị giác dưới đầu lưỡi hài hòa ổn định.
Bên cạnh đó, điều kiện miền bắc không có nhiều muối cũng như sự ưu đãi đặc biệt nào nên vị ăn bình hòa.
Con người ăn thức ăn theo vùng miền, hoà hợp với khí hậu thì ít sinh bệnh tật.
Do tập tính vùng miền
Sở dĩ miền Nam được coi là vựa trái cây lớn nhất của cả nước với các loại hoa quả nhiệt đới, mang đặc thù là khá ngọt và đậm đà, vậy nên dần dà, khẩu vị của người dân nơi đây cũng trở nên quen thuộc dần với vị ngọt và coi nó như một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày.
Có lẽ chính vì luôn bổ sung vị ngọt trong mọi bữa ăn, nên giọng nói của người miền Nam cũng “ngọt ngào” như đặc trưng của mảnh đất họ lớn lên, đây cũng là một lý do mặc dù không xác đáng nhưng khá dễ thương để nói về người miền Tây.
Do ảnh hưởng văn hóa từ người Khmer và người Triều Châu [yếu tố lịch sử]
Miền nam Việt Nam hội tụ rất nhiều các dân tộc khác nhau, kể cả những dân tộc có nguồn gốc từ nước ngoài, đặc biệt phổ biến ở nơi đây là người Khmer và người Hoa, chính vì vậy, ấm thực nơi đây cũng chịu những ảnh hưởng rất sâu sắc từ những nền văn hóa này.
Nếu người Hoa có nền ẩm thực gắn liền với các món hầm, món mì và các món ăn khác làm từ tinh bột, thì người Khmer luôn thích ăn cay và kết hợp các món ăn của mình với hai nguyên liệu gồm cả mặn và ngọt như cà ri với mít và thịt gà, hay những món ăn lấy nước dừa để nấu thay vì dùng các loại nước thông thường.
Chính vì những điều này mà chúng ta có thể thấy khẩu vị của người Nam luôn đi song hành với vị ngọt, có thể là từ đường mía, thứ mà rất phổ biển và được sản xuất nhiều ở nơi đây, hoặc từ các loại hoa quả, trái cây sẵn có.
Trên đây là những lý do vì sao khẩu vị của người miền Nam có phần thiên ngọt hơn các vùng miền khác, nếu có dịp ghé tới miền Tây, hãy thử thưởng thức để biết thêm về ẩm thực nơi đây nhé!