Tại sao người lương thấp không vui khi nghe tin tăng lương?

  1. Xã hội

Ông tôi là kỹ sư về hưu, cứ suy nghĩ mãi cái từ “Tăng lương” hay là “bù giá”

Ví dụ: người lương 2,2 triệu được tăng 2,2 x 26,5% = 583.000 ngàn đồng. Cộng lương mới: 2,2tr + 583.000 = 2,783 triệu đ.

Nếu người lương 8 triệu sẽ được: 8,8 x 26,5 = 2,332 triệu đ. Cộng lại 8,8tr + 2, 332tr = 11,132 triệu đ.

Có thể thấy người lương cao được bù giá gấp 4 lần người lương thấp. Vậy mk muốn hỏi: cán bộ hưu trí được nhận thêm 26,5%, như vậy có phải là trượt giá không?

https://cdn.noron.vn/2023/01/17/muc-luong-co-ban-moi-nhat-1673929666.jpg

Nếu là tăng lương thì mk không có ý kiến. Nhưng nếu do giá cả thị trường gia tăng như giá điện, nước, gas, giao thông đi lại, phí xe...mà được bù giá, với người lương cao cũng trả như vậy thì quả là thật thiệt thòi cho người lương thấp.

Từ khóa: 

chuyện đi làm

,

xã hội

Tăng lương là tăng như nào, tăng bao nhiêu. Chứ tăng mà tính theo phần trăm như thế kia. Hay tiền lương thì tăng nhỏ giọt mà giá cả thị trường thì cứ vèo vèo thì vui sao nổi. 

Giờ lấy ví dụ như bạn nói đi. Người lương thấp mà tăng có hơn 500 trong khi người khác thì tăng đến hơn 2tr, ắt sẽ nảy sinh so sánh, mâu thuẫn. Tại sao cũng cùng là tăng, mà họ lại cao hơn rất nhiều như thế. Mặc dù biết và không bàn đến là lương cơ bản do năng lực, trình độ, vị trí của người đó. 

Trả lời

Tăng lương là tăng như nào, tăng bao nhiêu. Chứ tăng mà tính theo phần trăm như thế kia. Hay tiền lương thì tăng nhỏ giọt mà giá cả thị trường thì cứ vèo vèo thì vui sao nổi. 

Giờ lấy ví dụ như bạn nói đi. Người lương thấp mà tăng có hơn 500 trong khi người khác thì tăng đến hơn 2tr, ắt sẽ nảy sinh so sánh, mâu thuẫn. Tại sao cũng cùng là tăng, mà họ lại cao hơn rất nhiều như thế. Mặc dù biết và không bàn đến là lương cơ bản do năng lực, trình độ, vị trí của người đó. 

Câu hỏi rất hay, khiến t ngẫm lại đồng lương bèo bọt của mk. Là dân viên chức quèn như chúng tôi mỗi lần nghe tăng lương là một lần lo sợ, vì lo lương tăng chả được bao nhiêu trong khi giá cả thị trường tất cả các mặt hàng tiêu dùng đều tăng vọt. Đến khi giá cả ổn định hơn 1 chút mới thở phào... Làm việc trong văn phòng tỉnh, hàng tháng khi nhìn anh chị em nhận lương mà đau thắt lòng. Với chúng tôi có trình độ đại học còn được hưởng ngạch 01003, hệ số 2,34 và được tăng lương theo định kỳ 3 năm. Còn chị em là nhân viên phục vụ hưởng ngạch 01009, hệ số 1,0 tăng lương theo định kỳ 2 năm, ngoài ra không còn có một khoản trợ cấp nào. Đối với các bác là công chức, các bác còn được hưởng thêm 10% và đến giờ 25% phụ cấp. Thật buồn và chán, không biết đến bao giờ khi trông vào đồng lương anh chị em chúng tôi mới tự lo và trang chải cuộc sống cho bản thân và gia đình được đây?
Bác nói cũng đúng một phần thôi. Bởi lương cao hay thấp phụ thuộc nhiều yếu tố như: trình độ chuyên môn, năng lục, thâm niên công tác, ngành nghề công tác. Thế thì theo tôi, lương cao hay thấp là cá nhân quyết định chứ không phải nhà nước muốn cho ai lương cao hay bắt ai lương thấp cả. Mà thời đại này không thể cào bằng như thời bao cấp được. Có cao thấp mới có cạnh tranh, có cạnh tranh mới có phát triển. 
https://cdn.noron.vn/2023/01/17/d5c31a954117f3846a141d3b099e58f7-1673930033.jpg

Đơn giản thôi, vì những người xét tăng lương đều có hệ số cao nên họ phải xét sao cho bản thân họ có lợi nhất. Chứ nếu tăng đồng loạt như bác Dinh Cu Tinh nói thì họ được tăng bao nhiêu đâu. Mỗi lần tăng lương có lẽ lại là mỗi lần thêm nỗi buồn cho những người có lương thấp, và nhất là những người có tuổi - họ đã cống hiến suốt thời trẻ, khi về hưu họ nhận lương hưu chỉ 1-2 triệu. Nay qua bao lần điều chỉnh họ mới lên được vài trăm đến 1 triệu, trong khi giá cả lại tăng hơn nhiều mỗi khi điều chỉnh giá. Khoảng cách giàu nghèo đã xa nay lại càng xa hơn thì phải... Quả thật, m thấy những người làm chính sách điều chỉnh giá vẫn chưa thấu đáo đâu...

  1. Ko ai chê tiền nhiều cả, càng nhiều thì càng ít.
  2. Ko có cái gì gọi là bù giá, lương tăng theo lộ trình được lên từ trước cả năm hoặc vài năm. Giá cả hàng hóa trên thị trường lên xuống theo chi phí sản xuất và quy luật cung cầu. Giá giảm người ta có giảm lương theo ko vậy?
  3. Lương cao hay thấp dựa trên việc lúc trước đóng bhxh bao nhiêu và ngành nghề. Đóng nhiều thì lúc nghỉ hưu lương hưu nhiều. Người ta đóng nhiều gấp 4 thì hưởng gấp 4 là đúng thôi. 
  4. Lương tăng, ai cũng được lợi, chẳng ai thiệt cả. Như ở trên ko vui ko phải vì lương tăng, mà ko vui là do tâm lý ghen tỵ, thấy người ta được nhiều hơn mình thì khó chịu. Tư duy cào bằng nghèo đều kiểu này ko phải thứ gì tốt cả.

Nếu như b phân tích thì những người hưởng 5-7 triệu đồng/một tháng có lẽ chẳng cần "tăng lương" hay bù giá, họ cũng có cuộc sống tương đối đảm bảo rồi. Nay lại tăng lương nữa, thế là họ càng vui... Còn những người hiện nay đang hưởng lương hưu thấp không phải họ là những người lười biếng hay kém cỏi gì hơn đâu, chỉ đơn giản là do cơ cấu tổ chức, do phân công, do vào một công ty kém phát triển hơn... 

Cái mà người dân thật sự cần là: giá cả ổn định và giảm giá, chất lượng cuộc sống đi lên, dịch vụ khám chữa bệnh tốt, ai cũng được học hành tử tế, an sinh xã hội tốt.... Chứ cứ tăng lương nhỏ giọt thế này, Minh cũng thấy thực sự k đem lại lợi ích...chỉ thấy bất ổn rình rập