Tại sao người làm sáng tạo lại làm việc tập thể kém?
Tại sao người làm sáng tạo như: thiết kế, hoạ sỹ, đạo diễn... thường lập dị và làm việc team work kém?
thấu ngành hiểu nghề
Lấy ví dụ là mình đi, mình là 1 nghiên cứu sinh. Mình thích làm 1 số nghiên cứu 1 mình, ví dụ nghiên cứu về thiên văn, về thuật toán, về địa chất, về khảo cổ, đây là những hướng nghiên cứu theo sở thích chứ không phải theo sở trường:)) Vì những cái đó là những cái mình tự khởi sướng, tự lên ý tưởng, tự tìm hiểu nên thông thường mình phải tự trải qua rồi mới trình bày cho người khác xem thành quả và mời họ làm việc chung với mình để tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế, vì khi làm việc 1 mình sẽ làm rất nhiều việc khác nhau, khối lượng việc rất khủng khiếp, ví dụ bạn quá bận rộn thì không thể nào làm gì được. Vậy nên khi mà mình nhận đề tài nghiên cứu khoa học sở trường từ GS của mình, mình sẽ luôn đi tuyển thành viên cho nhóm nghiên cứu chứ không làm 1 mình, khi đó mình sẽ chia công việc ra, 3 học viên cao học làm gì, 3 sinh viên làm gì, còn mình là người viết báo cáo cuối cùng sau khi có kết quả. Còn hướng sở thích thì mình thích làm 1 mình, mình cũng có thể tuyển mỗi hướng thêm 1 2 sinh viên có cùng sở thích để làm chung, vì mình biết đó là sở thích của tụi nhỏ, sau này tốt nghiệp rồi sẽ không có thời gian để làm với sở thích nữa, sau đó mình có thể đem thành quả đó làm thành 1 seminar để chia sẻ với mọi người
Ý tưởng sáng tạo là phải làm 1 mình, GS của mình tùng làm việc độc lập 1 mình trước khi có 1 tập thể như bây giờ, thầy cũng khá khép kín. Thầy nghiên cứu về vật liệu nano và quang học, thầy đã từng phải tự chế tạo các máy móc, phải tự đo mẫu, tự mò kết quả, tự tìm kiếm thông tin và viết thành 1 bài báo, sau khi bài báo đó được xuất bản trên tạp chí quốc tế thì lúc đó bắt đầu mới có các đệ tử như tụi mình, giờ thầy chả làm gì cả, chỉ ngồi đó đợi kết quả từ tụi mình thôi
Nguyễn Tấn Minh Tiến
Lấy ví dụ là mình đi, mình là 1 nghiên cứu sinh. Mình thích làm 1 số nghiên cứu 1 mình, ví dụ nghiên cứu về thiên văn, về thuật toán, về địa chất, về khảo cổ, đây là những hướng nghiên cứu theo sở thích chứ không phải theo sở trường:)) Vì những cái đó là những cái mình tự khởi sướng, tự lên ý tưởng, tự tìm hiểu nên thông thường mình phải tự trải qua rồi mới trình bày cho người khác xem thành quả và mời họ làm việc chung với mình để tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế, vì khi làm việc 1 mình sẽ làm rất nhiều việc khác nhau, khối lượng việc rất khủng khiếp, ví dụ bạn quá bận rộn thì không thể nào làm gì được. Vậy nên khi mà mình nhận đề tài nghiên cứu khoa học sở trường từ GS của mình, mình sẽ luôn đi tuyển thành viên cho nhóm nghiên cứu chứ không làm 1 mình, khi đó mình sẽ chia công việc ra, 3 học viên cao học làm gì, 3 sinh viên làm gì, còn mình là người viết báo cáo cuối cùng sau khi có kết quả. Còn hướng sở thích thì mình thích làm 1 mình, mình cũng có thể tuyển mỗi hướng thêm 1 2 sinh viên có cùng sở thích để làm chung, vì mình biết đó là sở thích của tụi nhỏ, sau này tốt nghiệp rồi sẽ không có thời gian để làm với sở thích nữa, sau đó mình có thể đem thành quả đó làm thành 1 seminar để chia sẻ với mọi người
Ý tưởng sáng tạo là phải làm 1 mình, GS của mình tùng làm việc độc lập 1 mình trước khi có 1 tập thể như bây giờ, thầy cũng khá khép kín. Thầy nghiên cứu về vật liệu nano và quang học, thầy đã từng phải tự chế tạo các máy móc, phải tự đo mẫu, tự mò kết quả, tự tìm kiếm thông tin và viết thành 1 bài báo, sau khi bài báo đó được xuất bản trên tạp chí quốc tế thì lúc đó bắt đầu mới có các đệ tử như tụi mình, giờ thầy chả làm gì cả, chỉ ngồi đó đợi kết quả từ tụi mình thôi
Người ẩn danh
Họ thường sống trong thế giới tưởng tượng của riêng mình, có triết lý của riêng mình, cái tôi lớn nên trong tập thể nhiều cái tôi lớn sẽ khó dung hoặc.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ bởi đó là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của họ. Chính từ góc nhìn khác với số đông mới giúp họ sáng tạo nên thứ mới mẻ, hấp dẫn mà công chúng thích thú. Đó là "chất" của riêng họ.
Tuy nhiên "chất nghệ sĩ" này khiến họ tự tạo ra mọi thứ khác với quy ước thông thường của xã hội, đoàn thể và lôi xềnh xệch người khác ra khỏi vùng an toàn. Thế nên khi làm việc nhóm họ thường khiến cho đồng nghiệp cảm thấy bất an, khó chịu.
Để cân bằng thì người làm sáng tạo cần đồng nghiệp hoặc trợ lý thấu hiểu để giúp họ kết nối. Ngược lại, cấp trên cũng có thể thông cảm và giao ước trước những thời điểm nhất định cần ưu tiên tập thể thay vì cá nhân, ngoài ra thì họ sẽ được thoải mái là chính họ để sáng tạo.
Minh Hưng
Rất đồng ý với mọi người quá trình sáng tạo phải làm độc lập.
Mình đã từng phát biểu về vấn đề này như sau: "Làm việc tập thể, nhưng sáng tạo cá nhân. Chọn làm việc cá nhân và sáng tạo tập thể là đi ngược". Câu này mình nói ra trong bối cảnh một dự án khi mà mình là người làm, và nhận được yêu cầu từ hàng chục vị lãnh đạo, các cụ thì mỗi người sáng tạo một kiểu.
Tức là không thể nào sáng tạo tập thể được. Sáng tạo là quá trình tưởng tượng, biến 1 thứ từ hư vô thành cụ thể và nó diễn ra trong đầu của 1 người (nhà sáng tạo). Nhưng người ta không thể chỉ ngồi nghĩ mà cái thứ "cụ thể" trong đầu nhà sáng tạo trở thành hiện hữu ngoài đời thực được. Khi đó chúng ta cần làm việc. Và mọi quá trình làm việc đều có thể team work được.
Hoàng Sơn
Không bàn về việc teamwork, nhưng là comedian, xin cố gắng giải thích hình ảnh lập dị về giới nghệ sĩ.
1- Ở một mình hay du lịch một mình đều là những cách tốt để nghệ sĩ kết nối với bản thân, để ý tới cảm xúc của bản thân. Dù là cầm, kì, thi, họa hay comedy, mọi tác phẩm hay đều đến từ cảm xúc của người nghệ sĩ. Teamwork trong giai đoạn sáng tác thường là thảm họa.
2- Nếu cảm hứng trong tác phẩm nghệ sĩ xuất phát với từ cuộc sống, họ bắt buộc phải có những lần đi sạc cảm hứng. Đối với comedian, cảm hứng chính là những việc mình khó chịu, thì việc buộc bản thân phải làm những điều trước kia khó chịu, chính là nguồn để tạo nên tác phẩm
Thái Minh Công
Cái này thì mình mới nghe, không biết co1 cơ sở khoa học nào không nhỉ ?
Kien "Bốn Bốn" Nguyễn
Mình thấy đạo diễn là người làm team work cực tốt, ngay cả một đạo diễn lập dị cũng sẽ có được hiệu quả team work tốt, vì để sản xuất một bộ phim, một chương trình cần sự tham gia của rất nhiều con người, và người đạo diễn là người kết nối hết các bộ phận đó lại với nhau : âm thanh, ánh sáng, hậu trường, dựng phim, sản xuất ....
Những công việc đòi hỏi sáng tạo như : họa sĩ, thiết kế, nhạc sĩ, biên kịch, nhà văn ... thì đều thể hiện sự độc lập trong quá trình làm việc. Tức là bạn hoàn toàn có thể một mình và tạo ra sản phẩm. Khi đó, yếu tố "team work" trong "sáng tạo" là không cần thiết.
Ví dụ, một nhạc sĩ sẽ không cần team work để sáng tác ca khúc của anh ấy. Nhưng anh ấy sẽ cần team work với người phối khí & ca sĩ để sáng tác đó thành công.
Vì vậy, nếu bạn muốn team work với người có vai trò sáng tạo, hãy để anh ta sáng tạo đã.