Tại sao người dân không được sở hữu đất đai, chỉ có quyền sử dụng đất?
xã hội
,luật pháp
Sau khi đọc câu hỏi của bạn thì ngược dòng lịch sử một chút.
Thực ra như thời phong kiến thì nhà nước cũng là sở hữu về đất đai, nên phải bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, trong đó Vua là đại diện khẳng định chủ quyền của quốc gia và dân tộc so với láng giềng và thế giới.
Còn nhà nước ta là nước XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, mà theo chế độ này thì quan điểm là phải thu hồi hết ruộng đất của đế quốc, phong kiến làm của công, thực hiện quyền ruộng đất về Nhà nước (cấm mua, bán ruộng đất) là tiền đề quan trọng và là nền tảng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Năm 1953, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua Luật cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, cường hào... chia cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”;
- Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước chiểu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân...” (Điều 14);
- Những năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào “hợp tác hoá” vận động nông dân đóng góp ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, ở giai đoạn này. Trong giai đoạn mà đất nước chưa "mở cửa" thì các bác xác định sở hữu toàn dân về đất dai là một trong những phương thức góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Nói chung là việc người dân không được sở hữu đất đai này cũng có mặt tốt là giúp nhà nước được có ưu thế về việc phát triển các nhu cầu khác nhau của xã hội tốt hơn. Vậy nên người dân có quyền sử dụng đất mà không có quyền sở hữu đất đai cũng hợp lý trong trường hợp này.
Minh Khang
Sau khi đọc câu hỏi của bạn thì ngược dòng lịch sử một chút.
Thực ra như thời phong kiến thì nhà nước cũng là sở hữu về đất đai, nên phải bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, trong đó Vua là đại diện khẳng định chủ quyền của quốc gia và dân tộc so với láng giềng và thế giới.
Còn nhà nước ta là nước XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, mà theo chế độ này thì quan điểm là phải thu hồi hết ruộng đất của đế quốc, phong kiến làm của công, thực hiện quyền ruộng đất về Nhà nước (cấm mua, bán ruộng đất) là tiền đề quan trọng và là nền tảng của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Năm 1953, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua Luật cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, cường hào... chia cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”;
- Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước chiểu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân...” (Điều 14);
- Những năm 1960, miền Bắc thực hiện phong trào “hợp tác hoá” vận động nông dân đóng góp ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, ở giai đoạn này. Trong giai đoạn mà đất nước chưa "mở cửa" thì các bác xác định sở hữu toàn dân về đất dai là một trong những phương thức góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Nói chung là việc người dân không được sở hữu đất đai này cũng có mặt tốt là giúp nhà nước được có ưu thế về việc phát triển các nhu cầu khác nhau của xã hội tốt hơn. Vậy nên người dân có quyền sử dụng đất mà không có quyền sở hữu đất đai cũng hợp lý trong trường hợp này.
Nguyễn Quang Vinh
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Đất đai là sở hữu toàn dân. Tất cả cùng sở hữu. Nó tương tự như 1 cái nhà thờ tổ, cả dòng họ đều cùng sở hữu chứ ko phải nhà thờ của riêng ai cả, nhưng ko đc 1 người bán ăn :D.
Và do là của chung nên Nhà nước đc quy định là đại diện chủ sở hữu và quản lý, chính là cấp quyền sử dụng. Kiểu như Hội đồng gia tộc phân thằng A ngủ mé đông thằng B ngủ mé tây của cái nhà thờ chứ ko có thằng nào giành ngủ 1 mình trong cái nhà thờ.