Tại sao người cao tuổi ở Mỹ lựa chọn làm việc thay vì nghỉ hưu?
Ở Mỹ, không có quy định bắt buộc về độ tuổi nghỉ hưu. Nhưng để được hưởng đầy đủ phúc lợi xã hội và bảo hiểm y tế thì 65 tuổi là độ tuổi về hưu phổ biến đối với hầu hết công chức và người lao động. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Mỹ mong muốn tiếp tục làm việc sau 65 tuổi, thậm chí sau 70 tuổi.
Người cao niên tại Mỹ làm việc lâu hơn trước đây, theo kết quả khảo sát của Văn phòng Dân số Mỹ vừa công bố vào tháng 6 năm nay.
Phúc trình cho biết năm ngoái có 24% đàn ông và 16% phụ nữ trên 65 tuổi vẫn tham gia vào lực lượng lao động của nước Mỹ, và ước tính đến năm 2026 tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng, lần lượt là 26% và 18%.
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này vậy?
xã hội
Mình có thấy một article gần đây nói về việc con người lý tưởng không nên nghỉ hưu. Thực sự nhiều người tưởng tượng về hưu, không còn phải đi làm, tiền lương hưu có cứ ăn chơi hưởng thụ là sướng.
Nhưng bạn có thể xem chia sẻ của nhiều người, họ có tiền đi vòng quanh thế giới nhưng đến tầm 1-2 tháng chu du họ cũng chán. Du lịch lâu lâu đi thì kích thích hào hứng chứ nhiều thì khá chán, đặc biệt với những người không thích xê dịch quá nhiều. Hay ở nhà chơi bời, ăn uống không cũng đến lúc chán. Cái khiến con người hạnh phúc là cảm giác mình có giá trị, tạo ra giá trị, kết nối với xã hội.
Nên lý tưởng nhất là về già bạn có thể theo đuổi đam mê, làm công việc mình yêu thích, tự kinh doanh... chứ đừng kỳ vọng quá tới việc ăn chơi tới lúc chết, cũng chán lắm. Nhìn ngay VN mình thì các ông bà cũng hay thích về quê trồng rau nuôi cá, trông con cháu, tham gia hoạt động giao lưu, giữ vị trí ở xã phường như trưởng thôn, trưởng khu... Lắm cô chú nhà giàu còn đi làm bảo vệ, bán hàng ở chợ, cho thuê trọ, bán nước... để đỡ chán
Tiếp nữa là lương hưu không khiến cho người ta có cuộc sống đủ tốt, nhiều người buộc phải đi làm để duy trì cuộc sống vì lạm phát tăng, chưa giàu đã già. VN đang trong quá trình già hóa dân số nhanh, lý do gánh nặng kinh tế tuổi già sẽ khiến tình trạng người già đi làm là rất phổ biến trong nhiều năm tới.
Minh Hiếu
Mình có thấy một article gần đây nói về việc con người lý tưởng không nên nghỉ hưu. Thực sự nhiều người tưởng tượng về hưu, không còn phải đi làm, tiền lương hưu có cứ ăn chơi hưởng thụ là sướng.
Nhưng bạn có thể xem chia sẻ của nhiều người, họ có tiền đi vòng quanh thế giới nhưng đến tầm 1-2 tháng chu du họ cũng chán. Du lịch lâu lâu đi thì kích thích hào hứng chứ nhiều thì khá chán, đặc biệt với những người không thích xê dịch quá nhiều. Hay ở nhà chơi bời, ăn uống không cũng đến lúc chán. Cái khiến con người hạnh phúc là cảm giác mình có giá trị, tạo ra giá trị, kết nối với xã hội.
Nên lý tưởng nhất là về già bạn có thể theo đuổi đam mê, làm công việc mình yêu thích, tự kinh doanh... chứ đừng kỳ vọng quá tới việc ăn chơi tới lúc chết, cũng chán lắm. Nhìn ngay VN mình thì các ông bà cũng hay thích về quê trồng rau nuôi cá, trông con cháu, tham gia hoạt động giao lưu, giữ vị trí ở xã phường như trưởng thôn, trưởng khu... Lắm cô chú nhà giàu còn đi làm bảo vệ, bán hàng ở chợ, cho thuê trọ, bán nước... để đỡ chán
Tiếp nữa là lương hưu không khiến cho người ta có cuộc sống đủ tốt, nhiều người buộc phải đi làm để duy trì cuộc sống vì lạm phát tăng, chưa giàu đã già. VN đang trong quá trình già hóa dân số nhanh, lý do gánh nặng kinh tế tuổi già sẽ khiến tình trạng người già đi làm là rất phổ biến trong nhiều năm tới.
Lại Thấy Hải
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là chất lượng sống của người Mỹ ngày càng được tăng cao và người Mỹ có tuổi thọ và sức khoẻ ngày càng được nâng cao. Một số người quyết định không về hưu đúng tuổi vì họ nghĩ đến việc nghỉ hưu là một việc nhàm chán và mong muốn giữ lối sống năng động.
Nhiều người cao tuổi lại muốn tiếp tục làm việc để kiếm thêm thu nhập. Thời buổi người khôn của khó, tiền công tăng chậm và lương hưu tại Mỹ có xu hướng giảm khiến cho số tiền tích lũy trong thời gian làm việc khó có thể đủ trang trải khi về già.
Dù là tiếp tục làm việc để kiếm tiền an hưởng tuổi già hay vì các lý do khác thì người cao tuổi ở Mỹ cũng là nguồn bổ sung lao động quan trọng trong bối cảnh thị trường lao động đang thắt chặt như hiện nay. Nghỉ hưu muộn hơn cũng góp phần giảm áp lực đối với hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội.
Nguyễn Lê Hùng
Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, tỷ lệ lao động cao tuổi trên 70 tuổi trong tổng lực lượng lao động của nước này đã tăng từ 10% lên đến gần 15% trong vòng 20 năm qua.
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Giáo sư kinh tế học Katharine Abraham 64 tuổi đến từ trường Đại học Maryland trong một lần trò chuyện cùng người làm tóc cho mình đã cho biết rằng mình định vẫn sẽ tiếp tục làm việc, bởi vì bà không có ý muốn nghỉ hưu, người làm tóc cho bà cũng cho biết sẽ tiếp tục làm việc, nhưng người này thì là vì cần tiền.
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Hai người đều nằm trong số rất nhiều những người cao tuổi tiếp tục làm việc, thậm chí có rất nhiều người vẫn làm việc đến hơn 70 tuổi. Số liệu của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ lao động lớn tuổi trên 70 tuổi trong tổng lực lượng lao động của Mỹ đã tăng từ 10% lên đến gần 15% trong vòng 20 năm qua.
Các nhà kinh tế học cho rằng, ngoài yếu tố sức khỏe và tuổi thọ ra, những người lớn tuổi tiếp tục làm việc còn suy xét đến vấn đề kinh tế, sự giảm bớt của những công việc có liên quan đến sản xuất và sự tăng lên của công việc lao động tay chân nhẹ cũng là yếu tố khiến người lớn tuổi tiếp tục đi làm.
Giáo sư Abraham đã thực hiện cuộc nghiên cứu về vấn đề người cao tuổi tiếp tục làm việc và nghỉ hưu, bà cho biết, mỗi người đều có những lý do khác nhau như chủ động lựa chọn tiếp tục làm việc hoặc buộc phải làm việc vì nhu cầu kinh tế.
Trong số những người lao động lớn tuổi, số người có trình độ học vấn cao chiếm tỷ trọng khá lớn, dữ liệu điều tra dân số cho thấy, trong số những người trên 70 tuổi vẫn tiếp tục làm việc, có gần 20% có học vị thạc sĩ, 10% có bằng tốt nghiệp trung học và 15% là những người đã theo học đại học.
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Martin Neil Baily, một nhà kinh tế học của Viện nghiên cứu chính sách công Brookings Institution ở Washington cho biết, một người sau khi nghỉ việc có thể sẽ sinh ra cảm giác cô độc và bị cô lập, đặc biệt là ở nam giới. Có rất nhiều người lớn tuổi có bằng đại học vẫn lựa chọn tiếp tục làm chuyên ngành mà mình yêu thích, đa phần là vì nhu cầu được giao tiếp chứ không phải vì nhu cầu kinh tế.
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Ông này cho hay, những người lớn tuổi làm những công việc nặng nhọc thì có mong muốn nghỉ hưu hơn, bởi vì họ làm việc đa phần là vì nhu cầu kinh tế,
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, việc người lớn tuổi tiếp tục đi làm một tin tốt cho những người sử dụng lao động, bởi vì họ ít xin nghỉ phép, có kinh nghiệm và có khả năng giải quyết vấn đề, cũng như càng dễ cảm thấy thỏa mãn trong công việc hơn so với lao động trẻ tuổi.
Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.
Nguồn: trithuvn.org