Tại sao ngủ ít nhưng lại tỉnh táo hơn ngủ nhiều?

  1. Khoa học

Mình thuộc dạng cú đêm, thường xuyên thức khuya và dạo gần đây ngủ ít, trung bình 4, 5 tiếng/ngày.

Mình có theo dõi phản ứng cơ thể mỗi khi ngủ đủ 7, 8 tiếng và ngủ ít thì thấy càng ngủ đủ khi thức dậy mình càng buồn ngủ. Trong khi ngủ ít thì đầu óc lại có vẻ mau tỉnh khi ngủ dậy hơn. Tại sao lại như vậy nhỉ? Có ai gặp phản ứng tương tự không?

Từ khóa: 

thói quen xấu

,

ngủ ít

,

khoa học

Ngủ ít chắc chắn là không tốt rồi, ngủ dưới 6 tiếng/ ngày là não sẽ tự ăn bớt tế bào của nó:

https://www.sciencealert.com/your-brain-starts-eating-itself-due-to-lack-of-sleep

Tại sao ngủ 7-8 tiếng một ngày lại cảm thấy hơi dật dờ trong khi ngủ 4-5 tiếng lại cảm thấy tỉnh --> do thói quen cú đêm của bạn. Bạn tự train cho não của bạn là 4-5 tiếng là đủ giấc rồi và từ đó nó tự nhận biết 7-8 tiếng là "quá nhiều".

Để biết như thế nào là thực sự đủ thì bạn phải điều chỉnh lại thời khóa biểu của mình sao cho bạn cảm thấy là khỏe mạnh nhất và tuân thủ nó một thời gian. Lúc đó cơ thể bạn sẽ cho biết bao nhiêu tiếng là đủ. Thường thì 6 tiếng có thể là đủ rồi, không nhất thiết phải 7-8 tiếng.

Chưa nói không gian phòng ngủ cũng rất quan trọng, gồm ánh sáng, tiếng ồn. Trước giờ ngủ cần thư giãn, không làm gì phức tạp. Giờ đi ngủ đẹp là 10-11h. Ai trằn trọc thì tối đa 12-1h là ngủ. Có nhiều chiêu để thư giãn và thôi miên cái não cho nó ngủ. Bắt đầu ngủ sớm được thì mới biết được thời gian thức dậy tự nhiên của mình là lúc nào.

Trả lời

Ngủ ít chắc chắn là không tốt rồi, ngủ dưới 6 tiếng/ ngày là não sẽ tự ăn bớt tế bào của nó:

https://www.sciencealert.com/your-brain-starts-eating-itself-due-to-lack-of-sleep

Tại sao ngủ 7-8 tiếng một ngày lại cảm thấy hơi dật dờ trong khi ngủ 4-5 tiếng lại cảm thấy tỉnh --> do thói quen cú đêm của bạn. Bạn tự train cho não của bạn là 4-5 tiếng là đủ giấc rồi và từ đó nó tự nhận biết 7-8 tiếng là "quá nhiều".

Để biết như thế nào là thực sự đủ thì bạn phải điều chỉnh lại thời khóa biểu của mình sao cho bạn cảm thấy là khỏe mạnh nhất và tuân thủ nó một thời gian. Lúc đó cơ thể bạn sẽ cho biết bao nhiêu tiếng là đủ. Thường thì 6 tiếng có thể là đủ rồi, không nhất thiết phải 7-8 tiếng.

Chưa nói không gian phòng ngủ cũng rất quan trọng, gồm ánh sáng, tiếng ồn. Trước giờ ngủ cần thư giãn, không làm gì phức tạp. Giờ đi ngủ đẹp là 10-11h. Ai trằn trọc thì tối đa 12-1h là ngủ. Có nhiều chiêu để thư giãn và thôi miên cái não cho nó ngủ. Bắt đầu ngủ sớm được thì mới biết được thời gian thức dậy tự nhiên của mình là lúc nào.

Thời gian ngủ nó không phải là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ được phân ra khá nhiều giai đoạn, mà giai đoạn quan trọng nhất chỉ diễn ra khoảng 1-2h thôi. Giai đoạn này gọi là ngủ sâu, có khi bạn ngủ 4-5 tiếng nhưng trong đó bạn ngủ sâu được 2h thì cơ thể vẫn khỏe mạnh, trong khi ngủ 7-8h nhưng bạn ngủ sâu chỉ được 1h thì lúc đó dù ngủ 8h bạn vẫn cảm thấy buồn ngủ. Cách khắc phục thì mình chưa tìm hiểu kĩ, nhưng chỉ có thể khắc phục phần nào chứ điều khiển giấc ngủ gần như là không thể.

Đột biến gene khiến người chỉ cần ngủ 4 tiếng mỗi ngày | Giáo dục | Báo Nghệ An điện tử

amp.baonghean.vn


Chúc mừng bạn đã mắc 1 chứng khá là khó chịu mà bản thân mình đang ngập hành vì nó, mình tạm định nghĩa là chứng chập chờn giấc ngủ. Bt con người 1 ngày ngủ từ 7-9 tiếng là đủ và ở trạng thái cân bằng, tuy nhiên 1 số người có thể vì lý do di truyền ( như mình) hay chịu những tác động của bên ngoài như tác động tiếng ồn, tâm linh trong 1 thời gian dài hay thay đổi do thức khuya học tập công tác, chơi bời sẽ khiến thói quen ngủ của chúng ta biến đổi nghiêm trọng. Chúng ta sẽ phải thức khuya hơn, ngủ ít đi, thêm hoặc mất ngủ trưa điều đó diễn ra trong thời gian dài làm chúng ta thay đổi trạng thái cân bằng thường là giảm đi số thời gian ngủ. Mình đoán là bạn có 1 thời gian ngủ ít đi, mình đã từng có 1 thời đoạn ngày chỉ ngủ 3 tiếng thôi. Điều này sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, độ minh mẫn của bạn, cụ thể thì bạn không khó để biết

mình có giai đoạn như vậy nhưng hơi khác tí. Vd ngủ từ 11h thì 4 giờ sáng sẽ tỉnh, ngủ 12h thì 5 giờ tỉnh. Kết cục chung là do còn quá sớm nên sẽ ngủ thêm và lần nào cũng xém trễ xe :D.

Người ta thường nói càng ngủ nhiều càng buồn ngủ, lúc nào cũng trong tình trạng như thiếu ngủ. Như chị nè, có lần chị ngủ từ 19h tối hôm trước đến tận 11h trưa hôm sau, xong dậy ăn sáng+trưa xong chị lại buồn ngủ tiếp và ngủ đến 22h tối, dậy ăn mì qua loa xong lại ngủ tiếp đến 7h sáng hôm sau. Một trải nghiệm ngủ khủng khiếp mà mấy ngày sau chị vẫn cứ trong tình trạng vật vờ muốn ngủ. Nên chắc nhu cầu cơ thể lúc đó không có gì khác ngoài ngủ. 

van đề là chất lượng giấc ngủ , ngủ 5-6 tiếng em có ngủ sâu Ko? Và ngủ 7-8 tiếng thì có bị chập chờn k?

1 cách lý giải dễ hiểu hơn là tuổi trẻ đó 

Do nhu cầu của cơ thể thôi, cái này khác nhau với mỗi người.

Mình hàng ngày cũng chỉ cần ngủ 5-6 tiếng là đủ & không cần ngủ trưa vẫn thấy tỉnh táo. :)

Cậu thử tìm mấy cái satisfy video trên instagram ý, mà lúc xem cảm thấy đầu óc dễ chịu ko căng thẳng thì tỉ lệ cao là sẽ dễ buồn ngủ hơn