Tại sao ngư dân vùng biển có tục thờ Cá Ông?
văn hóa
,kinh doanh
Truyền thuyết về Cá Ông mỗi nơi có một nét khác nhau nên mình sẽ lấy ví dụ về 1 vùng cụ thể là Cửa Lò - Nghệ An
Tín ngưỡng thờ thần biển - một nét văn hoá tâm linh đặc sắc, nổi bật và ghi dấu ấn mạnh trong quan niệm của con người từ xa xưa tới nay. Tín ngưỡng này rất phổ biến trong những cộng đồng ngư dân làng chài ven biển nước ta. Tuy nhiên ở mỗi vùng từ Bắc xuống Nam, tín ngưỡng thờ thần biển mỗi vùng lại thể hiện theo những cách khác nhau, có sự khác biệt giữa các vùng.
Khác với vùng từ Thanh Hoá trở ra tới Quảng Ninh, nhân dân thờ thần biển là vị thần Độc Cước. Từ Thanh Hóa trở vào Nam nhân dân có tục thờ Cá Ông. Cách thành phố Vinh khoảng 16km, Cửa Lò - Nghệ An hiện ra là một bờ biển thẳng dài có làn nước xanh, cát mịn, nhưng tồn tại dưới vẻ đẹp thiên nhiên đó là lớp văn hoá vô vùng đặc sắc. Trong đó, tín ngưỡng thờ cá ông của cư dân là một minh chứng cụ thể cho nét văn hoá đặc sắc này.
Đền làng Hiếu (Cửa Lò- Nghệ An) - ngôi đền thờ nhiều cá voi nhất Nghệ An. Với lịch sự ngôi đền 300 năm, ngôi đền là nơi lưu giữa xương cốt và thờ phụng gần 100 ngôi mộ Cá Ông. Điều này đã cho thấy tín ngưỡng thờ Cá Ông của nhân dân vùng biển Cửa Lò đã xuất hiện từ rất lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức, đời sống của nhân dân quanh năm mặn mòi vị biển cả.
Trong quan niệm của nhân dân nơi đây, Cá Voi (Cá Ông) là một vị thần hộ mệnh của cư dân miền biển, đặc biệt những ngư dân đánh bắt cá rất tôn sùng, kính trọng loài cá này. Thần tích mà các vị cao niên trong làng kể rằng: trước kia, vùng biển này thường xuất hiện một con cá voi to như chiếc tàu, đã cứu vớt được rất nhiều ngư dân bị nạn trên biển. Khi “ ngài” mất xác trôi vào bờ phải dùng đến 30 đôi chiếu mới đắp kín hết thân thể ngài. Nhân dân tổ chức lễ an táng cho ngài rất lớn. Bộ xương của ngài được cải táng vào lăng chính của khu nghĩa trang Ngư Ông. Bộ xương được coi là Ngọc Cốt và được tôn thờ như một vị thần bảo vệ, thần cứu tinh của ngôi làng chài này và đặt cho nhiều tên hiệu cao quý: Cá Ông, Ngư Ông, ông Nam Hải,….
Tục cải táng Cá Ông như người nhà trong tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Cửa Lò. Nhân dân ở đây quan niệm, mỗi một lần một ông cá voi lụy có nghĩa là ngày đã hi sinh thân mình để cứu một con tàu gặp nạn trên biển nào đó. Chính vì vậy, tục ngư dân đi biển, khi phát hiện xác cá voi trôi dạt trên biển, ngư dân đó phải đưa về đất liền. Người con trai đầu tiên phát hiện ra xác Ngư Ông thì gọi là trưởng nam, và có bổn phận chôn cất, an táng và để tang ông như với cha mẹ mình. Sau khi làm lễ chôn cất, ngư dân sẽ để tang Cá Ông 3 năm, sau 3 năm sẽ sẽ làm lễ cất mồ (giống cải táng) mang hài cốt của ông về đền Làng Hiếu để thờ phụng.
Nếu Cá Ông nhỏ chết, người dân gọi là “thai sẩy” và coi là “ thần cô”, “thần cậu” để bày tỏ lòng tôn kính.
Nhân dân vùng này cũng cúng cá voi như cúng ông bà, cha mẹ quá cố của mình. Ngư dân lập bàn thờ, làm giỗ, cúng giỗ ngài như ông bà của mình. Trước ngày giỗ, họ phải ra đền thắp hương và khấn mời ngài về dự. Toàn bộ những nghi lễ, nghi thức liên quan đến tục thờ đều được tổ chức ở quy mô làng vạn của địa phương.
Những điều cấm kỵ trong tín ngưỡng thờ Cá Ông trong các làng chài văn biển nói chung không riêng gì vùng biển Cửa Lò - Nghệ An này, mà ăn sâu vào trong quan niệm của nhân dân, đó là tuyệt đối không săn bắt, ăn thịt Cá Ông. Mỗi lần, khi cá voi mắc cạn hoặc mắc lưới đều phải ra sức cứu giúp đưa ngài trở về biển và khi đưa Cá Ông trở về biển phải tung gạo, muối xuống đế Ngài trở về biển an toàn.
Những điều cấm kỵ trong tín ngưỡng thờ Cá Ông trong các làng chài văn biển nói chung không riêng gì vùng biển Cửa Lò - Nghệ An này, mà ăn sâu vào trong quan niệm của nhân dân, đó là tuyệt đối không săn bắt, ăn thịt Cá Ông. Mỗi lần, khi cá voi mắc cạn hoặc mắc lưới đều phải ra sức cứu giúp đưa ngài trở về biển và khi đưa Cá Ông trở về biển phải tung gạo, muối xuống đế Ngài trở về biển an toàn.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Hiền
Trong quan niệm của nhân dân nơi đây, Cá Voi (Cá Ông) là một vị thần hộ mệnh của cư dân miền biển, đặc biệt những ngư dân đánh bắt cá rất tôn sùng, kính trọng loài cá này. Thần tích mà các vị cao niên trong làng kể rằng: trước kia, vùng biển này thường xuất hiện một con cá voi to như chiếc tàu, đã cứu vớt được rất nhiều ngư dân bị nạn trên biển. Khi “ ngài” mất xác trôi vào bờ phải dùng đến 30 đôi chiếu mới đắp kín hết thân thể ngài. Nhân dân tổ chức lễ an táng cho ngài rất lớn. Bộ xương của ngài được cải táng vào lăng chính của khu nghĩa trang Ngư Ông. Bộ xương được coi là Ngọc Cốt và được tôn thờ như một vị thần bảo vệ, thần cứu tinh của ngôi làng chài này và đặt cho nhiều tên hiệu cao quý: Cá Ông, Ngư Ông, ông Nam Hải,….
Những điều cấm kỵ trong tín ngưỡng thờ Cá Ông trong các làng chài văn biển nói chung không riêng gì vùng biển Cửa Lò - Nghệ An này, mà ăn sâu vào trong quan niệm của nhân dân, đó là tuyệt đối không săn bắt, ăn thịt Cá Ông. Mỗi lần, khi cá voi mắc cạn hoặc mắc lưới đều phải ra sức cứu giúp đưa ngài trở về biển và khi đưa Cá Ông trở về biển phải tung gạo, muối xuống đế Ngài trở về biển an toàn.
Reiki Kakkoii
Cá Ông: tức loài cá voi, thường được ngư dân gọi là Ông Nam Hải, được phong là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân thượng đẳng thần
Thờ cá ông: Đối với những ngư dân hàng ngày lênh đênh trên biển cả, niềm tin về một vị thần linh thiêng, phù hộ, chở che trước sự phẫn nộ của thiên nhiên rất lớn, bởi thế, từ lâu câu chuyện về cá ông (hay còn gọi là cá voi) rẽ sóng cứu ngư dân gặp nạn trên biển lưu truyền từ đời này sang đời khác, được nhiều thế hệ ngư dân tin tưởng, tôn thờ. Tục thờ cá Ông có nguồn gốc từ lâu đời, gắn liền với ngư dân vùng duyên hải NTB Việt Nam với niềm tin cá Ông mà theo ngư dân chính là thần Nam Hải luôn phù hộ độ trì cho ngư dân đi lại và đánh bắt cá trên biển. Họ còn tổ chức Lễ hội nghinh Ông như Lễ hội nghinh Ông - Vũng Tàu. Những con thuyền đi biển của người Việt thường vẽ lên hai con mắt trước mui tàu.