Tại sao nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ ba trên thế giới nhưng vẫn nợ công và nợ nước ngoài của Nhật Bản vẫn cao ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

*) Nguyên nhân gia tăng nợ công Nhật Bản - Thứ nhất, nợ công của Nhật Bản là kết quả của quá trình chi tiêu một số lượng tiền khổng lồ để kích thích kinh tế. Trong suốt thập kỷ mất mát những năm 1990 và thậm chí cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Nhật Bản đã bơm khối lượng tiền lớn vào nền kinh tế. Nhật Bản là quốc gia có những gói kích cầu lớn nhất cả về tổng giá trị cũng như tỷ lệ trên GDP (tổng giá trị là 774 tỷ USD, chiếm 16,4% GDP). Để cứu nền kinh tế, Nhật Bản rót vốn vào thị trường, đưa tiền cho người dân tiêu dùng cùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác làm cho cung tiền tệ trên thị trường tăng. Do đó, giá đồng yên có xu hướng tăng. Đồng yên mạnh càng khiến cho dòng vốn đầu tư chảy ra khỏi Nhật Bản, xuất khẩu giảm dẫn đến tốc độ phục hồi kinh tế của Nhật Bản đuối dần. Việc chi tiêu thiếu hiệu quả nguồn vốn lớn trong suốt hơn 2 thập kỷ qua cùng với nguồn thu ngân sách sụt giảm làm cho nợ công Nhật Bản ngày càng tăng. - Thứ hai, khủng hoảng tiết kiệm nội địa. Nhật Bản từ lâu được biết đến với tỷ lệ tiết kiệm dân cư cao nhất trong những nước công nghiệp phát triển. Vào đầu những năm 80, các hộ gia đình Nhật Bản đã tiết kiệm khoảng 15% thu nhập sau thuế. Mặc dù tỷ lệ tiết kiệm nội địa đã giảm dần vào cuối thập kỷ 80 nhưng vẫn chiếm khoảng 10% trong năm 1990 và tiếp tục giảm mạnh xuống mức 5% vào cuối thập kỷ 1990 và đạt trên 2% (2009). Người dân Nhật Bản càng ngày càng có xu hướng giảm tiết kiệm. Tỷ lệ tiết kiệm dân cư thấp ảnh hưởng trực tiếp tới thâm hụt ngân sách. Theo tính toán của IMF, ngay cả khi tỷ lệ tiết kiệm được duy trì như mức hiện nay, thì nợ công vẫn tiếp tục tăng và tới năm 2015 có thể vượt xa tổng tài sản của các hộ gia đình. Khi đó, Nhật Bản buộc phải huy động vốn từ nước ngoài với chi phí cao hơn. Tiết kiệm thấp kết hợp với bội chi ngân sách cao dẫn đến thâm hụt ngân sách và tăng nợ công. - Thứ ba, thâm hụt ngân sách tăng. Do nguồn thu ngân sách từ thuế sụt giảm, chi phí phúc lợi gia tăng, dân số già hóa dẫn đến thâm hụt ngân sách.Thâm hụt ngân sách của Nhật Bản ở mức báo động với con số thâm hụt 30,8 nghìn tỷ yên (khoảng 340,3 tỷ USD) tương đương 6,4% GDP (2010). Thâm hụt ngân sách ở mức cao sẽ là nguyên nhân đẩy tỷ lệ nợ công so với GDP của Nhật Bản lên mức cao hơn, điều này hàm ý rằng chi phí trả nợ ngày càng tăng và do đó khiến cho thâm hụt ngân sách ngày càng lớn. Sự tăng liên tục của thâm hụt ngân sách làm cho nền kinh tế của Nhật Bản gặp khó khăn, thị trường chứng khoán suy yếu, hiệu quả kinh doanh thấp và cản trở tăng trưởng kinh tế. Điều này lại tác động xấu đến nợ công. - Thứ tư, chính phủ liên tục tăng khối lượng phát hành trái phiếu để lấy tiền trang trải chi phí an sinh xã hội và để bù đắp thâm hụt ngân sách. Nguyên nhân khiến nợ công tăng là do Nhật Bản liên tục tăng khối lượng phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách, trong khi nguồn thu từ thuế giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Từ năm 2000, lượng phát hành trái phiếu chính phủ Nhật Bản đã vượt qua Mỹ, trở thành nước phát hành trái phiếu lớn nhất toàn cầu. Dư nợ của Nhật Bản (trong đó có trái phiếu chính phủ và hối phiếu tài chính) vượt quá mức 900.000 tỷ yên. Với dân số 127,42 triệu người, dư nợ bình quân đầu người ở Nhật Bản hiện ở mức khoảng 7,1 triệu yên. Trong kế hoạch tài khóa năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu phát hành 44.000 tỷ yên trái phiếu. Lượng phát hành trái phiếu tăng làm cho nợ công tăng nhanh cùng với nạn giảm phát và nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu ớt đang cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản. - Tuy nhiên, với chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bằng cách giảm lãi suất nhiều lần và cuối cùng thực hiện “chính sách lãi suất zero”, đã khiến người dân Nhật Bản chuộng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn là đầu tư vào trái phiếu hay chứng khoán. Hệ quả là ngân hàng thiếu tiền mặt và không thể cho vay đối với tư nhân, làm cho hoạt động đầu tư tư nhân của Nhật Bản trì trệ trong nhiều năm. Đây chính là nguyên nhân mấu chốt đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản và khiến chính sách tiền tệ trở nên bất lực. - Điểm khác biệt tích cực duy nhất hiện nay mà chính phủ Nhật Bản có ưu thế là lợi tức trái phiếu Nhật Bản chỉ chạm mức cao nhất là 1,4%, trong khi đó Hy Lạp đã tiếp cận ngưỡng 8%, cho thấy Nhật Bản vẫn có thể đảo ngược tình thế để tránh nguy cơ vỡ nợ. *) Nguyên nhân Nhật Bản nợ nước ngoài nhiều Sau hai lần phải hứng chịu bom nguyên tử của Mỹ, Nhật Bản bị tổn thất nặng nề về người và của. Ngoài ra Nhật Bản cũng chịu những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính trong những năm 1900 vì vây Nhật Bản phải vay nước ngoài (cụ thể là Mỹ) để phục hồi nền kinh tế trong nước.
Trả lời
*) Nguyên nhân gia tăng nợ công Nhật Bản - Thứ nhất, nợ công của Nhật Bản là kết quả của quá trình chi tiêu một số lượng tiền khổng lồ để kích thích kinh tế. Trong suốt thập kỷ mất mát những năm 1990 và thậm chí cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Nhật Bản đã bơm khối lượng tiền lớn vào nền kinh tế. Nhật Bản là quốc gia có những gói kích cầu lớn nhất cả về tổng giá trị cũng như tỷ lệ trên GDP (tổng giá trị là 774 tỷ USD, chiếm 16,4% GDP). Để cứu nền kinh tế, Nhật Bản rót vốn vào thị trường, đưa tiền cho người dân tiêu dùng cùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác làm cho cung tiền tệ trên thị trường tăng. Do đó, giá đồng yên có xu hướng tăng. Đồng yên mạnh càng khiến cho dòng vốn đầu tư chảy ra khỏi Nhật Bản, xuất khẩu giảm dẫn đến tốc độ phục hồi kinh tế của Nhật Bản đuối dần. Việc chi tiêu thiếu hiệu quả nguồn vốn lớn trong suốt hơn 2 thập kỷ qua cùng với nguồn thu ngân sách sụt giảm làm cho nợ công Nhật Bản ngày càng tăng. - Thứ hai, khủng hoảng tiết kiệm nội địa. Nhật Bản từ lâu được biết đến với tỷ lệ tiết kiệm dân cư cao nhất trong những nước công nghiệp phát triển. Vào đầu những năm 80, các hộ gia đình Nhật Bản đã tiết kiệm khoảng 15% thu nhập sau thuế. Mặc dù tỷ lệ tiết kiệm nội địa đã giảm dần vào cuối thập kỷ 80 nhưng vẫn chiếm khoảng 10% trong năm 1990 và tiếp tục giảm mạnh xuống mức 5% vào cuối thập kỷ 1990 và đạt trên 2% (2009). Người dân Nhật Bản càng ngày càng có xu hướng giảm tiết kiệm. Tỷ lệ tiết kiệm dân cư thấp ảnh hưởng trực tiếp tới thâm hụt ngân sách. Theo tính toán của IMF, ngay cả khi tỷ lệ tiết kiệm được duy trì như mức hiện nay, thì nợ công vẫn tiếp tục tăng và tới năm 2015 có thể vượt xa tổng tài sản của các hộ gia đình. Khi đó, Nhật Bản buộc phải huy động vốn từ nước ngoài với chi phí cao hơn. Tiết kiệm thấp kết hợp với bội chi ngân sách cao dẫn đến thâm hụt ngân sách và tăng nợ công. - Thứ ba, thâm hụt ngân sách tăng. Do nguồn thu ngân sách từ thuế sụt giảm, chi phí phúc lợi gia tăng, dân số già hóa dẫn đến thâm hụt ngân sách.Thâm hụt ngân sách của Nhật Bản ở mức báo động với con số thâm hụt 30,8 nghìn tỷ yên (khoảng 340,3 tỷ USD) tương đương 6,4% GDP (2010). Thâm hụt ngân sách ở mức cao sẽ là nguyên nhân đẩy tỷ lệ nợ công so với GDP của Nhật Bản lên mức cao hơn, điều này hàm ý rằng chi phí trả nợ ngày càng tăng và do đó khiến cho thâm hụt ngân sách ngày càng lớn. Sự tăng liên tục của thâm hụt ngân sách làm cho nền kinh tế của Nhật Bản gặp khó khăn, thị trường chứng khoán suy yếu, hiệu quả kinh doanh thấp và cản trở tăng trưởng kinh tế. Điều này lại tác động xấu đến nợ công. - Thứ tư, chính phủ liên tục tăng khối lượng phát hành trái phiếu để lấy tiền trang trải chi phí an sinh xã hội và để bù đắp thâm hụt ngân sách. Nguyên nhân khiến nợ công tăng là do Nhật Bản liên tục tăng khối lượng phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách, trong khi nguồn thu từ thuế giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Từ năm 2000, lượng phát hành trái phiếu chính phủ Nhật Bản đã vượt qua Mỹ, trở thành nước phát hành trái phiếu lớn nhất toàn cầu. Dư nợ của Nhật Bản (trong đó có trái phiếu chính phủ và hối phiếu tài chính) vượt quá mức 900.000 tỷ yên. Với dân số 127,42 triệu người, dư nợ bình quân đầu người ở Nhật Bản hiện ở mức khoảng 7,1 triệu yên. Trong kế hoạch tài khóa năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu phát hành 44.000 tỷ yên trái phiếu. Lượng phát hành trái phiếu tăng làm cho nợ công tăng nhanh cùng với nạn giảm phát và nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu ớt đang cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản. - Tuy nhiên, với chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bằng cách giảm lãi suất nhiều lần và cuối cùng thực hiện “chính sách lãi suất zero”, đã khiến người dân Nhật Bản chuộng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn là đầu tư vào trái phiếu hay chứng khoán. Hệ quả là ngân hàng thiếu tiền mặt và không thể cho vay đối với tư nhân, làm cho hoạt động đầu tư tư nhân của Nhật Bản trì trệ trong nhiều năm. Đây chính là nguyên nhân mấu chốt đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản và khiến chính sách tiền tệ trở nên bất lực. - Điểm khác biệt tích cực duy nhất hiện nay mà chính phủ Nhật Bản có ưu thế là lợi tức trái phiếu Nhật Bản chỉ chạm mức cao nhất là 1,4%, trong khi đó Hy Lạp đã tiếp cận ngưỡng 8%, cho thấy Nhật Bản vẫn có thể đảo ngược tình thế để tránh nguy cơ vỡ nợ. *) Nguyên nhân Nhật Bản nợ nước ngoài nhiều Sau hai lần phải hứng chịu bom nguyên tử của Mỹ, Nhật Bản bị tổn thất nặng nề về người và của. Ngoài ra Nhật Bản cũng chịu những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính trong những năm 1900 vì vây Nhật Bản phải vay nước ngoài (cụ thể là Mỹ) để phục hồi nền kinh tế trong nước.