Tại sao nên đọc sách văn học, tiểu thuyết kinh điển?

  1. Sách

Từ khóa: 

sách

Mình nghĩ văn học xuất phát từ cảm nhận và phục vụ cho cảm nhận của mỗi người. Nếu bạn không thật sự hứng thú với việc đọc sách và chiêm nghiệm tác phẩm thì không nên đọc. Vì xưa em gái mình cũng vậy, nó đọc một cách trống rỗng, chỉ biết nội dung chứ không suy nghĩ gì nhiều.

Còn lại, nếu bạn muốn thử sức tìm hiểu văn học thì các truyện ngắn, truyện dài hay tiểu thuyết kinh điển là một lựa chọn không tồi đâu. Nói "kinh điển" cũng vì nó đã lưu lại được dấu ấn qua thời gian và khẳng định được giá trị của mình. Mình nghĩ sách văn học hay tiểu thuyết kinh điển không phải là thứ đọc 1 lần là hiểu, đọc review là biết trọn. Giá trị của sách cũng nằm đó chứ đâu xa. Nếu có thể thì mình vẫn khuyên bạn nên đọc ít nhất 1 lần để khám phá vẻ đẹp của văn học nha. 

Trả lời

Mình nghĩ văn học xuất phát từ cảm nhận và phục vụ cho cảm nhận của mỗi người. Nếu bạn không thật sự hứng thú với việc đọc sách và chiêm nghiệm tác phẩm thì không nên đọc. Vì xưa em gái mình cũng vậy, nó đọc một cách trống rỗng, chỉ biết nội dung chứ không suy nghĩ gì nhiều.

Còn lại, nếu bạn muốn thử sức tìm hiểu văn học thì các truyện ngắn, truyện dài hay tiểu thuyết kinh điển là một lựa chọn không tồi đâu. Nói "kinh điển" cũng vì nó đã lưu lại được dấu ấn qua thời gian và khẳng định được giá trị của mình. Mình nghĩ sách văn học hay tiểu thuyết kinh điển không phải là thứ đọc 1 lần là hiểu, đọc review là biết trọn. Giá trị của sách cũng nằm đó chứ đâu xa. Nếu có thể thì mình vẫn khuyên bạn nên đọc ít nhất 1 lần để khám phá vẻ đẹp của văn học nha. 

Mình nghĩ "kinh điển" là những tác phẩm đã được sàng lọc bởi thời gian và các thế hệ bạn đọc. Những tác phẩm "kinh điển" thường chứa đựng giá trị về tinh thần, tri thức và những quy luật kèm theo những câu hỏi của cuộc sống. Để từ đó gợi mở tư duy, bồi dưỡng cảm xúc cho bạn đọc. Hành văn của các tác phẩm này cũng thường lưu loát, sâu sắc, độc đáo. Các tác giả cũng đã có thời gian sống, đúc kết, chiêm nghiệm nhất định nên rất cẩn trọng khi viết. Phần lớn họ sẽ viết về những thứ có thực đến từ trải nghiệm thực trong cuộc đời của họ.

Nhưng "nên đọc" không có nghĩa là bắt buộc phải đọc, mà hãy đọc khi cảm thấy sẵn sàng. Bởi một tác phẩm hay mà người đọc chưa thấy được cái hay thì không phải do tác phẩm, cũng không phải do người đọc mà do thời điểm đọc chưa phù hợp.

Ngoài ra, như chúng ta đều biết, sách vở ngày này không hề ít. Và sách càng nhiều thì càng hỗn tạp, càng có những đầu sách vô bổ, chưa được thời gian và độc giả kiểm chứng. Tác giả viết sách ngày nay cũng tăng lên (nếu không muốn nói là việc viết sách, dịch sách đang dần dần trở nên dễ dàng đến mức dễ dãi). Mặt tích cực cũng có nhưng hạn chế cũng nhiều. Vì những đúc kết lưng chừng của những cây viết bất cẩn rất có thể quay lại khiến chính người đọc trẻ tuổi lạc hướng trong đời thực.

Tóm lại đọc không cần quá nhiều theo kiểu tràn lan đại khái, nhưng cần chất, cần hiểu và vận dụng được thứ mình đọc theo hướng thiện ích. Do đó các tác phẩm kinh điển vẫn nên là một lựa chọn đáng để chúng ta tham khảo.