Tại sao năng lực tập trung có hạn trong một khoảng thời gian?

  1. Tâm lý học

Câu hỏi của mình như tiêu đề.

Thêm nữa là dấu hiệu nào cho biết sức tập trung trong ngày đã đạt ngưỡng ?

và có thực sự là năng lực tập trung trong ngày là có hạn?


Từ khóa: 

sự tập trung

,

học tập

,

tâm lý học

Tập trung vẫn được xem là một trong những chiếc chìa khóa để dẫn đến thành công. Theo nhà tâm lí học Anders Ericsson, những người có năng suất làm việc cao nhất trong mọi lĩnh vực đều không thể duy trì làm việc sâu và tập trung quá 2 giờ.

Chắc chắn rằng ở một thời điểm nào đó hiệu quả từ sự nỗ lực của chúng ta sẽ bắt đầu giảm sút, cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngay cả khi cần thực hiện những nhiệm vụ thể chất hay trí tuệ, hầu hết mọi người đều có thể làm tốt nhất vào buổi sớm trong ngày (mà chúng ta gọi là early bird), hay vào buổi tối (night owl). Sự khác biệt của mỗi người nằm sâu trong nhịp sinh học của từng cơ thể - khi mà các hormone liên quan đến năng lượng và sự tập trung được giải phóng hay khi nhiệt độ cơ thể lên xuống.

Dấu hiệu tập trung đạt ngưỡng chắc là khi bạn bỗng dưng thấy chán và khó chịu cả tinh thần lẫn thể chất khi đang phải làm gì. Vậy nên hãy lắng nghe cơ thể mình vì nó rất chân thật.

Mình lại muốn đề cập đến một điều thú vị khác gần đây mới hiểu ra. Trước đây mình làm nghiên cứu khoa học nên có thói quen thường xuyên phải tập trung, khi vào cơn có thể ngồi một mạch nhưng sau đó mình mất rất nhiều thời gian để nghỉ phục hồi vì stress. Một người bạn của mình đã chỉ cho mình biết hậu quả của việc tập trung quá mức là tâm trí mình vô tình hình thành nên tâm lý loại trừ tất cả những đối tượng khác trừ đối tượng được quan tâm và lâu dần thì nó làm mình mất đi sự nhạy cảm với cuộc sống. Ví dụ sống như đi trên một lộ trình thì bạn có thể chọn vừa đi bộ vừa ngắm cảnh thư thái và vui vẻ thay vì việc lái chiếc xe tập trung đi 300 km/h làm cho thần kinh hết sức căng thẳng và chẳng nhìn thấy cái gì ở hai bên đường.

Mình nghĩ chúng ta cần linh hoạt trên lộ trình sống, có lúc cần tập trung nhưng cũng có lúc (hoặc đa số mọi lúc) cần thư thả. Gửi bạn link tham khảo về tập trung và năng suất làm việc khá thú vị nhé.

Trả lời

Tập trung vẫn được xem là một trong những chiếc chìa khóa để dẫn đến thành công. Theo nhà tâm lí học Anders Ericsson, những người có năng suất làm việc cao nhất trong mọi lĩnh vực đều không thể duy trì làm việc sâu và tập trung quá 2 giờ.

Chắc chắn rằng ở một thời điểm nào đó hiệu quả từ sự nỗ lực của chúng ta sẽ bắt đầu giảm sút, cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngay cả khi cần thực hiện những nhiệm vụ thể chất hay trí tuệ, hầu hết mọi người đều có thể làm tốt nhất vào buổi sớm trong ngày (mà chúng ta gọi là early bird), hay vào buổi tối (night owl). Sự khác biệt của mỗi người nằm sâu trong nhịp sinh học của từng cơ thể - khi mà các hormone liên quan đến năng lượng và sự tập trung được giải phóng hay khi nhiệt độ cơ thể lên xuống.

Dấu hiệu tập trung đạt ngưỡng chắc là khi bạn bỗng dưng thấy chán và khó chịu cả tinh thần lẫn thể chất khi đang phải làm gì. Vậy nên hãy lắng nghe cơ thể mình vì nó rất chân thật.

Mình lại muốn đề cập đến một điều thú vị khác gần đây mới hiểu ra. Trước đây mình làm nghiên cứu khoa học nên có thói quen thường xuyên phải tập trung, khi vào cơn có thể ngồi một mạch nhưng sau đó mình mất rất nhiều thời gian để nghỉ phục hồi vì stress. Một người bạn của mình đã chỉ cho mình biết hậu quả của việc tập trung quá mức là tâm trí mình vô tình hình thành nên tâm lý loại trừ tất cả những đối tượng khác trừ đối tượng được quan tâm và lâu dần thì nó làm mình mất đi sự nhạy cảm với cuộc sống. Ví dụ sống như đi trên một lộ trình thì bạn có thể chọn vừa đi bộ vừa ngắm cảnh thư thái và vui vẻ thay vì việc lái chiếc xe tập trung đi 300 km/h làm cho thần kinh hết sức căng thẳng và chẳng nhìn thấy cái gì ở hai bên đường.

Mình nghĩ chúng ta cần linh hoạt trên lộ trình sống, có lúc cần tập trung nhưng cũng có lúc (hoặc đa số mọi lúc) cần thư thả. Gửi bạn link tham khảo về tập trung và năng suất làm việc khá thú vị nhé.