Tại sao muốn làm giàu thì phải biết cách mượn nợ?
Vì sao em thường thấy người giàu thường phải mượn nợ nhiều nơi và nợ nhiều tiền đến thế nhỉ? Trăm tỷ đến hàng nghỉ tỷ, lỡ có một ngày mất trắng thì lấy tiền đâu để trả được số nợ khổng lồ ấy và người ta sẽ bó buộc cả đời với nợ ah mng? Không trả được thì bùng, trốn nhưng điều đó để lại thất thoát về tiền và sẽ gây ra nhiều nguy cơ lạm phát hơn dko ạ? Ở đây ai hiểu thì giải thích giúp em nhé.
đòn bẩy tài chính
,vay nợ
,đầu tư & tài chính
Không nói đến việc lừa đảo, bùng nợ... nhìn vào khía cạnh tốt đẹp thì vay nợ chính là một đòn bẩy để thúc đẩy việc đầu tư và kinh doanh. Và đó là lý do mà ngành ngân hàng ra đời. Tiền vốn cần được luân chuyển từ nơi nhàn rỗi đến tay người có khả năng sử dụng nó hiệu quả. Nếu bạn làm đầu tư hoặc làm chủ doanh nghiệp rồi thì sẽ hiểu rõ vấn đề này thôi. Mình sẽ trả lời "nôm na" để bạn dễ hiểu nhé.
Giả sử bạn đang trồng một cánh đồng lúa, và nó sắp thu hoạch được rồi. Đúng lúc này nhà bạn hết gạo ăn. Không lẽ chúng ta lại chịu chết đói. Dĩ nhiên là nên đi vay 1 thúng gạo, đến khi lúa chín, chúng ta sẽ trả lại người đã vay 1,5 thúng gạo. Thế là hợp lý phải không.
Bạn là người trồng lúa kia. Lúa thì 1 năm 2 vụ. Tôi thì lại là người trồng cây lâu năm vì hiệu quả sẽ lớn hơn trồng lúa. Thế nhưng trong suốt 3-4 năm đó, tôi lấy gì ăn? Dĩ nhiên tôi sẽ qua nhà bạn trồng lúa để vay thóc mà ăn.
Những người giàu, họ đều có năng lực đầu tư. Và những nhà đầu tư giỏi sẽ có mức lợi xuất trung bình cao 20-30%/năm. Thế nhưng đặc điểm của đầu tư là nó phải có chu kỳ, tức là đang trong quá trình đầu tư nếu rút ra, thì sẽ bị thất bại. Ví dụ, vụ lúa đang gieo trồng, nếu không đợi được đến lúc thu hoạch, mà bán lúa non, thì có khi còn rẻ hơn bán cỏ cho bò ăn. Đầu tư càng dài hạn, càng dễ mang lại hiệu quả cao. Vì thế người giàu sẽ có tư duy đầu tư, kết hợp vay mượn dòng tiền nhàn rỗi ngắn hạn.
Mình có một người bạn, làm giám đốc doanh nghiệp giải pháp tích hợp, hiểu nôm na là chuyên nhập thiết bị về bán. Các hợp đồng thường cỡ 20-50 tỷ/1 hợp đồng. Tiền của bạn ấy đều đã được chuyển hết thành bds, được đem đi đầu tư. Sau khi đàm phán và ký được hợp đồng với khách hàng, sẽ cần có tiền để nhập hàng về (thanh toán trước 1 phần cho bên bán) thì sẽ đi vay ngân hàng, sau đó mang máy móc tới triển khai cho doanh nghiệp mua, và thu tiền, trả lại cho ngân hàng... Các khoản vay này đều chỉ khoảng 1-2 tháng. Lãi vay cũng không quá cao, từ 10-15%.
Những ví dụ trên cho thấy việc vay có thể giải quyết bài toán dòng tiền ngắn hạn. Còn trong đầu tư, việc vay mượn có thể làm đòn bẩy.
Giả sử có 1 nhà vỡ nợ muốn bán nhanh với giá 2 tỷ, trong khi giá thị trường của căn nhà đó là 2,5 tỷ. Trong túi bạn hiện chỉ có 1 tỷ. Bạn cần phải vay gấp 1 tỷ nữa thì mới giao dịch được. Sau khi mua rẻ 1 tỷ, bạn nhanh chóng bán ra căn nhà với giá 2,5 tỷ (sau 3 tháng) và trả nợ vay (khoảng < 50 triệu). Nếu không vay, thì bạn sẽ không chớp được cơ hội đó.
Trong đầu tư, vốn càng lớn, càng dễ mua được tài sản giá rẻ (mua lô lớn, phân lô nhỏ). Trong một số phi vụ đầu tư, nếu thiếu 1 chút thì sẽ đổ vỡ, mà đủ tài chính thì mới hoàn thành được.
Nâng cao hơn một chút, việc vay nợ giúp bạn "trốn thuế" một cách hợp pháp. Tài sản khi giao dịch rất dễ bị thu thuế. Từ thuế giao dịch tài sản, thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... tất cả đều rất tốn kém.
Giả sử công ty của bạn đột nhiên làm ăn có lãi, và bạn mang lợi nhuận đó đầu tư vài tài sản ví dụ: bds, xe cộ... Khối tài sản đó vừa mang lại lợi nhuận tương lai cho doanh nghiệp, vừa giúp bạn khỏi phải nộp thuế, vừa có thể mang ra thế chấp để vay nợ khi cần.
Elon Musk cũng vay nợ rất nhiều. Ông ta phải vay tiền để sống, để ăn, để tiêu pha, bởi vì ông ta không muốn bán cổ phiếu của mình thành tiền. Bởi cổ phiếu đó sẽ còn tăng giá rất mạnh. Và khi bán cổ phiếu còn bị thu thêm thuế thu nhập cá nhân.
Tóm lại, người giàu hiểu rất rõ về tiền, giá trị của tiền, cách sử dụng tiền hơn đại đa số người thường. Chính vì biết dùng tiền hiệu quả, nên họ xứng đáng mượn tiền của cả thiên hạ để sử dụng nó cho hiệu quả hơn. Đơn giản vậy thôi.
Lê Minh Hưng
Không nói đến việc lừa đảo, bùng nợ... nhìn vào khía cạnh tốt đẹp thì vay nợ chính là một đòn bẩy để thúc đẩy việc đầu tư và kinh doanh. Và đó là lý do mà ngành ngân hàng ra đời. Tiền vốn cần được luân chuyển từ nơi nhàn rỗi đến tay người có khả năng sử dụng nó hiệu quả. Nếu bạn làm đầu tư hoặc làm chủ doanh nghiệp rồi thì sẽ hiểu rõ vấn đề này thôi. Mình sẽ trả lời "nôm na" để bạn dễ hiểu nhé.
Giả sử bạn đang trồng một cánh đồng lúa, và nó sắp thu hoạch được rồi. Đúng lúc này nhà bạn hết gạo ăn. Không lẽ chúng ta lại chịu chết đói. Dĩ nhiên là nên đi vay 1 thúng gạo, đến khi lúa chín, chúng ta sẽ trả lại người đã vay 1,5 thúng gạo. Thế là hợp lý phải không.
Bạn là người trồng lúa kia. Lúa thì 1 năm 2 vụ. Tôi thì lại là người trồng cây lâu năm vì hiệu quả sẽ lớn hơn trồng lúa. Thế nhưng trong suốt 3-4 năm đó, tôi lấy gì ăn? Dĩ nhiên tôi sẽ qua nhà bạn trồng lúa để vay thóc mà ăn.
Những người giàu, họ đều có năng lực đầu tư. Và những nhà đầu tư giỏi sẽ có mức lợi xuất trung bình cao 20-30%/năm. Thế nhưng đặc điểm của đầu tư là nó phải có chu kỳ, tức là đang trong quá trình đầu tư nếu rút ra, thì sẽ bị thất bại. Ví dụ, vụ lúa đang gieo trồng, nếu không đợi được đến lúc thu hoạch, mà bán lúa non, thì có khi còn rẻ hơn bán cỏ cho bò ăn. Đầu tư càng dài hạn, càng dễ mang lại hiệu quả cao. Vì thế người giàu sẽ có tư duy đầu tư, kết hợp vay mượn dòng tiền nhàn rỗi ngắn hạn.
Mình có một người bạn, làm giám đốc doanh nghiệp giải pháp tích hợp, hiểu nôm na là chuyên nhập thiết bị về bán. Các hợp đồng thường cỡ 20-50 tỷ/1 hợp đồng. Tiền của bạn ấy đều đã được chuyển hết thành bds, được đem đi đầu tư. Sau khi đàm phán và ký được hợp đồng với khách hàng, sẽ cần có tiền để nhập hàng về (thanh toán trước 1 phần cho bên bán) thì sẽ đi vay ngân hàng, sau đó mang máy móc tới triển khai cho doanh nghiệp mua, và thu tiền, trả lại cho ngân hàng... Các khoản vay này đều chỉ khoảng 1-2 tháng. Lãi vay cũng không quá cao, từ 10-15%.
Những ví dụ trên cho thấy việc vay có thể giải quyết bài toán dòng tiền ngắn hạn. Còn trong đầu tư, việc vay mượn có thể làm đòn bẩy.
Giả sử có 1 nhà vỡ nợ muốn bán nhanh với giá 2 tỷ, trong khi giá thị trường của căn nhà đó là 2,5 tỷ. Trong túi bạn hiện chỉ có 1 tỷ. Bạn cần phải vay gấp 1 tỷ nữa thì mới giao dịch được. Sau khi mua rẻ 1 tỷ, bạn nhanh chóng bán ra căn nhà với giá 2,5 tỷ (sau 3 tháng) và trả nợ vay (khoảng < 50 triệu). Nếu không vay, thì bạn sẽ không chớp được cơ hội đó.
Trong đầu tư, vốn càng lớn, càng dễ mua được tài sản giá rẻ (mua lô lớn, phân lô nhỏ). Trong một số phi vụ đầu tư, nếu thiếu 1 chút thì sẽ đổ vỡ, mà đủ tài chính thì mới hoàn thành được.
Nâng cao hơn một chút, việc vay nợ giúp bạn "trốn thuế" một cách hợp pháp. Tài sản khi giao dịch rất dễ bị thu thuế. Từ thuế giao dịch tài sản, thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... tất cả đều rất tốn kém.
Giả sử công ty của bạn đột nhiên làm ăn có lãi, và bạn mang lợi nhuận đó đầu tư vài tài sản ví dụ: bds, xe cộ... Khối tài sản đó vừa mang lại lợi nhuận tương lai cho doanh nghiệp, vừa giúp bạn khỏi phải nộp thuế, vừa có thể mang ra thế chấp để vay nợ khi cần.
Elon Musk cũng vay nợ rất nhiều. Ông ta phải vay tiền để sống, để ăn, để tiêu pha, bởi vì ông ta không muốn bán cổ phiếu của mình thành tiền. Bởi cổ phiếu đó sẽ còn tăng giá rất mạnh. Và khi bán cổ phiếu còn bị thu thêm thuế thu nhập cá nhân.
Tóm lại, người giàu hiểu rất rõ về tiền, giá trị của tiền, cách sử dụng tiền hơn đại đa số người thường. Chính vì biết dùng tiền hiệu quả, nên họ xứng đáng mượn tiền của cả thiên hạ để sử dụng nó cho hiệu quả hơn. Đơn giản vậy thôi.
Nguyễn Thị Thu Hương
Trong nợ có nợ tốt và nợ xấu.
Nợ xấu thường đến từ các khoản vay tiêu dùng như trả góp xe, điện thoại, mua sắm từ thẻ tín dụng, rút tiền mặt từ thẻ tín dụng,...
Nợ tốt thường sử dụng để xây dựng một hệ thống "in tiền" ví dụ như kinh doanh, đầu tư,...
Ví dụ em mua một chiếc điện thoại góp hằng tháng 5 triệu đồng trong 6 tháng, hàng tháng em phải rút từ ví của mình ra 5 triệu để trả cho nó, đây là 1 khoản nợ xấu.
Nếu em vay tiền để mua 1 căn chung cư, trả góp hàng tháng 10 triệu đồng trong 10 năm, em cho thuê căn nhà đó với giá thuê là 20 triệu, hàng tháng em sẽ mang về ví của mình 10 triệu sau khi dùng số tiền từ căn nhà để trả phần tiền trả góp hàng tháng. Đây là khoản nợ tốt.
Câu nói trên ý nói, Vấn đề không phải em làm sao có đc số tiền đó, vấn đề là em làm gì với số tiền đó. Khiến khoản nợ sinh ra thêm tiền là sự thông minh mà người giàu áp dụng để giàu hơn.
Linhhalav
Nhật Quốc
Biết cách mượn nợ để rồi trốn nợ :v Tự nhiên đi trốn cùng với khoản tiền từ trên trời rơi xuống thì chả giàu.
Gia Hưng
Bạn nghĩ từ đâu mà các doanh nhân có thể tạo nên những công ty chọc trời, vừa cao vừa to đến như thế, ở đâu mà ra được cả một thành phố thu nhỏ như royal city hoặc times city, eco park,..Tất cả những thứ đó không phải vốn công ty có hết đâu, các doanh nhân ban đầu đều phải đi mượn nợ hết đấy. Nói chính xác hơn thì xung quanh chúng ta, những dịch vụ, tất tần tật phần lớn đều từ nợ mà lên được cả. Có chí lớn thì cần phải có nguồn vốn đủ lớn thì họ mới làm ra ngô ra khoai. Với tôi thì giàu có nhiều cách, không nhất thiết phải mượn nợ thì mới giàu đâu, trừ khi bạn có chí lớn như mấy ông đấy, muốn cống hiến cho nhân loại thì bạn phải đánh cược một ván bài thật lớn!
Tuấn Đinh
Mượn nợ nó có hai kiểu: nợ tốt và nợ xấu.
Nợ tốt là những khoản nợ mang về cho mình nhiều lợi ích, tạo giá trị bản thân và giá trị lâu dài,ví dụ để học 1 khóa đầu tư, đi khảo sát công trình ngoài nước,...Đại khái là về học hỏi là nhiều. Những khoản nợ này thường có lãi suất thấp.
Nợ xấu là những khoản nợ không mang lại nhiều giá trị và nó có mức lãi suất cao. Giả dạng như nợ để trả góp điện thoại, xe cộ, những thứ xa xỉ để show off với người khác.
Nếu biết vận dụng cách mượn nợ tốt, thì vừa tốt cho bản thân bạn mà vừa có thể tạo ra một giá trị, một ước mơ bạn mong muốn có thể thực hiện, đồng thời nó là động lực để bạn làm việc hàng ngày để có mong muốn "hết nợ" vào ngày nào đó, ngày mà không bị phụ thuộc bởi đồng tiền nữa. Theo tôi, trước sau gì thì ai cũng phải vay nợ cả thôi keke.