Tại sao một số quốc gia lại nghèo ? - ISI so với EOI (Why some country are poor? - ISI vs EOI)

  1. Đầu tư & Tài chính

  2. Giáo dục

  3. Khoa học

  4. Xã hội

  5. Kinh doanh

Người dịch: Fecatain

Hãy dành một chút thời gian giải lao sau cuộc chiến, tôi muốn nói về một chủ đề khác cũng rất quan trọng và thú vị đó là công nghiệp hóa (industrializa). Nếu bạn nghĩ rằng công nghiệp hóa là một giai đoạn có tính lịch sử thì bạn đã đúng, miễn là bạn đang nghĩ đến các nước Tây Âu. Công nghiệp hóa là một quá trình cực kỳ khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước (establing country), tại những nơi mà công nghiệp hóa có tồn tại hơn là các quốc gia hoàn toàn khai thác khoáng sản hay là một quốc gia toàn toàn nông nghiệp. Nếu bạn tin tưởng vào trường phái kinh tế tân tự do, bạn phải đồng ý rằng để trở thành một quốc gia giàu có thì bạn phải phát triển mà để phát triển cũng đồng nghĩa với công nghiệp hóa. Tuy nhiên đã có một sự thay đổi lớn trong cách thực hiện điều đó trong suốt bốn mươi năm qua.

https://cdn.noron.vn/2022/07/20/4770859115098327-1658285432.jpg

CÔNG NGHIỆP HÓA THAY THẾ NHẬP KHẨU (IMPORT SUBSTITUTION INDUSTRILIZATION).

Học thuyết truyền thống về sự công nghiệp hóa là nó nên xảy ra như một cách mà một quốc gia có thể sản xuất được các sản phẩm công nghiệp phục vụ được nhu cầu và mong muốn của quốc gia đó cần. Điều này được gọi là công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hoặc gọi tắt là ISI cho ngắn. Học thuyết công nghiệp hóa này đòi hỏi một quốc gia phải phát triển tất cả các cấp độ của quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt là công nghiệp nặng để cho phép phát triển tất cả các ngành công nghiệp khác.

Điều này cũng là mô hình mà về cơ bản tất cả các nước phương Tây đều tuân theo. Và với điều kiện là bạn được phép sống trong hóa bình với không có bất kỳ một quốc gia lớn nào theo chủ nghĩa đế quốc tấn công bạn (without imperia list greater nations attacking you), quá trình này ít nhiều xảy một cách tự động khi công nghệ trở nên có sẵn qua hàng trăm năm. Đan Mạch đã được công nghiệp hóa hoàn toàn vào những năm 1960. Trong khi Liên Bang Xô Viết thì được công nghiệp hóa từ năm 1922 - 1940 và vẫn còn đại diện là quá trình công nghiệp hóa nhanh nhất trong lịch sử.

Nếu chúng ta nhìn vào Việt Nam, họ cũng cố gắng công nghiệp hóa như thế này nhưng họ đã gặp một vài vấn đề. Đầu tiên là họ không có tất cả các nguyên vật liệu, những thứ cần thiết để công nghiệp hóa và thế giới cũng không có khuynh hướng cung cấp cho họ những thứ họ cần. Thứ hai là mặc dù Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa, họ vẫn tiếp tục gánh chịu di chứng trạng thánh tâm lý chia rẽ sau chiến tranh (they suffered from remmants of clan mentality after the war, hiểu là sự chia rẽ trong chính nội bộ Việt Nam do các hậu quả trong chiến tranh như phân chia Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ thời Pháp hay chia ra Bắc và Nam trong thời chống Mỹ dù đất nước đã được thống nhất nhưng nhiều con người và nhiều thành phần trong bộ chính phủ vẫn bị chia rẽ lấy quyền lợi của mình làm trọng tâm và cho khu vực của mình thay vì thống nhất và đoàn kết với cả nước và một ví dụ tiêu biểu nhất là hình thức chọn một người miền Bắc làm tổng bí thư, một người miền Trung làm chủ tịch nước và một người miền Năm làm thủ tưởng (hoặc luân chuyển) nhằm tạo sự thỏa hiệp và cân bằng lợi ích chính trị giữa các vùng miền nhưng thiếu đi sự thống nhất). Thứ ba là, đối tác thương mại lớn nhất của họ là Trung Quốc có thái độ không quá thân thiện với họ. Điều này dẫn đến quá trình công nghiệp hóa không hiệu quả và Việt Nam cũng không thể so sánh được với Liên Xô về quá trình công nghiệp hóa của mình. Vì thế họ đã quyết định đi đến một sự thỏa hiệp, Việt Nam sẽ gia nhập vào thị trường thế giới và chấp nhận một nền kinh tế thị trường. Quá trình này được gọi là ĐỔI MỚI, điều mà tôi sẽ không đi chi tiết vào nó.

Bây giờ Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường và mở cửa buôn bán với tất cả mọi người thậm chí cả Hoa Kỳ. Việt Nam tìm cách tham gia vào thị trường quốc tế và các tổ chức sẵn có, cụ thể hơn là các khoản vay bảo đảm đến từ IMF và World Bank (ngân hàng thế giới) để cho sự phát triển của các ngành công nghiệp của Việt Nam. Nhưng họ đã có một kế hoạch khác.

CÔNG NGHIỆP HÓA THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU (EXPORT ORIENTED IN INDUSTRIALZATION)

IMF nói với Việt Nam cách để công nghiệp hóa, họ nói với Việt Nam rằng để hòa nhập vào thị trường quốc tế họ phải chắc chắn rằng làm những điều sau. Đầu tiên, họ phải chấp nhận rằng IMF sẽ hoàn toàn viết lại cách thức hoạt động của luật tài chính Việt Nam (IMF would totally rewrite how to financial laws in Vietnam worked). Điều này thường được gọi là cải cách cơ cấu (structural adjustment program) . Có ba phần chính của SAP, thứ nhất nền kinh tế bắt buộc phải được tư nhân hóa, điều đó có nghĩa là không có bất kỳ ngành công nghiệp nhà nước nào có khả năng cạnh tranh được với khu vực tư nhân càng nhiều càng tốt, yêu cầu này bao gồm cả các sản phẩm dịch vụ công cộng (utilities, tiện ích) mà đây là một điều gì đó được gần như quốc hữu hóa hoàn toàn ở các nước phương Tây như một điều dĩ nhiên. Nó cũng bao gồm sự thắt lưng buộc bụng, IMF nói rõ rằng sự gia tăng nguồn tiền sẵn có nên đến từ các dự án của chính phủ (kêu chính phủ cắt giảm hết tất cả các dự án như xây đường, xây trường, hỗ trợ trường học, công viên, xe buýt, … thì sẽ có tiền để xây nền công nghiệp). Cuối cùng, nó đồng nghĩa với việc các chính sách tài chính của Việt Nam nên được viết ra bởi IMF để phục vụ cho chính sách và nhu cầu của họ thay vì được viết với chính phủ Việt Nam để phục vụ cho đất nước nhưng điều này cũng dẫn tới sự phát triển của ngành tài chính sẽ dẫn đến các nguồn đầu từ trực tiếp từ nước ngoài.

Kết quả của việc này là sự công nghiệp hóa hướng đến nhà đầu tư nước ngoài (thường là các nhà tư bản và đất nước phương Tây) hơn là phục vụ cho nhu cầu của người dân trong nước. Ý tưởng rằng nếu một quốc gia tập trung vào sản xuất các sản phẩm dịch vụ mà họ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thì họ có thể sử dụng nguồn tiền thặng dư để mua những thứ cần thiết để nâng cấp và phát triển quốc gia của họ.

Bạn thử đoán xem lợi thế cạnh tranh của Việt Nam theo IMF là gì? Nó là mức lương thấp. Với một viễn cảnh là để cho các công ty nước ngoài khai thác nguồn lao động của Việt Nam thì Việt Nam có thể trở thành một đất nước tốt hơn.

Điều này thì được cho là xảy ra bằng cách bắt đầu một ngành công nghiệp yêu cầu cường độ lao động tay chân cao (đòi hỏi nhiều lao động thủ công), sau đó sử dụng số tiền kiếm được để nâng cao chất lượng nguồn lao động của mình cho phép bạn có thể đi đến cấp độ công nghiệp hóa tiếp theo.

Việt Nam đã lựa chọn giống như nhiều quốc gia khác là ngành dệt may, điều này được trình bày như sau:

https://cdn.noron.vn/2022/07/20/4995656162492423-1658284380.png
 

Đáng ngạc nhiên thay điều này đã không hoạt động

 

Từ năm 1992 đến năm 2007, Việt Nam đã có rất ít vồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Họ đã hướng toàn bộ nền kinh tế của mình cho việc này nhưng nó không bao giờ xảy ra. Bởi vì về cơ bản Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh cũng có nguồn lao động giá rẻ và với số lượng lao động lớn hơn những gì Việt Nam đang có, thành thật mà nói nhu cầu của toàn thế giới về các phân xưởng bán sức lao động (lấy đồng lương rẻ mạt, sweat shop) đã được thỏa mãn. Mặc dù sự điều hành của chính phủ Việt Nam vẫn giữ cho nền kinh tế phát triển nhưng sự yêu cầu phải tư nhân hóa nền kinh tế Việt Nam của IMF đã dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng (thu nhập, xã hội, …) và phát triển chỉ tập trung chủ yếu vào những khu vực như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Đà Nẵng (gần Huế vì bất kỳ lý do lịch sử nào).

Doanh nghiệp nhà nước là điều đã giữ cho Việt Nam trụ vững trong thời kỳ khó khăn này nhưng lại là nơi thiếu vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và không được cho phép vay vốn từ những khoảng vay của IMF. Tuy nhiên, đi theo sự phát triển công nghiệp hóa của Trung Quốc, Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm các ngành lao động giá rẻ và các công việc dệt may, điều này tạo ra sự gia tăng nguồn cầu đối với nguồn lao động dệt may giá rẻ và việc này khiến Việt Nam trở thành một nơi thú vị đối với các nhà tư bản nước ngoài. Tuy nhiên, bất kỳ một mặt hàng xuất khẩu nào mà Việt Nam có thể cung cấp đều không đem lại nhiều lợi ích. IMF từ chối khuyến khích đầu tư đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước lẫn việc các doanh nghiệp tư bản không muốn đầu tư vào một quốc gia không phải là thành viên của Tổ chức thương mại Thế Giới (WTO). Vì thế Việt Nam đã phải gia nhập vào WTO.

Dù đã có một sự cố gắng tham gia vào nhưng WTO không chấp nhận rằng chính phủ Việt Nam về cơ bản sở hữu toàn bộ ngành dệt may ở Việt Nam và yêu cầu rằng các công ty dệt may nhà nước phải được tư nhân hóa. Điều này nghĩa là hơn 120 nhà máy hóa chất dệt may (textile factor compounds) phải được chuyển thành công ty cổ phần. Yêu cầu này đã loại bỏ được khả năng chính phủ Việt Nam sử dụng các công ty dệt may của mình để thu được lợi nhuận thông qua thương mại (which sort of eliminated the purpose of trying to use it for trate).

Nên thế vào năm 2007, Việt Nam đã gia nhập WTO và nhận thấy rằng tại thời điểm bùng nổ phát triển của ngành công nghiệp dệt may nhưng Việt Nam lại không thể thu thuế được (theo chính sách giảm thuế hay không đánh thuế) lẫn không được phép thu lại lợi nhuận từ chính ngành dệt may từ cả hai phía (thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may). Do đó một lần nữa ngăn cản Việt Nam khỏi đạt được bất lỳ lợi ích nào trong việc nâng cấp nền công nghiệp của mình.

 

Nhưng cuối cùng Việt Nam đã đạt được tiếng cười

Nhiều quốc gia bị mắc kẹt tại thời điểm này, trong chính cái bẫy của chính sách thương mại tân tự do, những điều cho phép các tập đoàn khai thác bóc lột một quốc gia về nguồn tài nguyên và lao động giá rẻ. Nhưng Việt Nam đã có một kế hoạch. Khi tất cả các công ty nhà nước đã được tư nhân hóa và trở thành công ty cổ phần, họ đã làm gì? Họ đơn giản chỉ mua lại các cổ phiếu thông qua các đợt bán cổ phần khác nhau (through various holdings). Cổ phiếu được mua nhiều nhất thuộc doanh nghiệp Vinatex.

Vinatex thực sự sở hữa khoảng 90 công ty cổ phần và các công ty dệt liên doanh ở Việt Nam. Nếu bạn nhìn vào Việt Nam mà không biết chuyện này thì nó giống như là một thị trường cạnh tranh cao với đủ các loại công ty nước ngoài và lao động giá rẻ (it look like a highly competitive market full of foreign companies and cheap labour). Trong thực tế, đa số các ngành công nghiệp đều được sở hữu một cách gián tiếp bơi chính phủ Việt Nam và điều này sẽ cho phép họ sử dụng số tiền đáng lẽ thuộc về tư nhân về mặt lý thuyết và sử dụng số tiền từ lợi nhuận cổ tức để xây dựng Việt Nam phục vụ nhu cầu của người dân của họ.

Vinatex và các công ty nhà nước khác tại Việt Nam đã thành công trong việc bắt đầu quá trình nâng cấp ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam từ các xưởng may quần áo thủ công sang các xưởng dệt kim (spinneries), vải tổng hợp (synthetic fabric) và dệt bông (cotton weaving). Tất cả các sự phát triển ngành công nghiệp đều đem lại nhiều lợi ích hơn cho chính người dân đất nước họ. Bản đồ này thể hiện những khu vực mà Vinatex đã nâng cấp các ngành công nghiệp của mình lên môt hình thức công nghiệp có cấp độ cao hơn. Khoảng 30% các nhà máy của Vinatex hiện nay đang ở một giai đoạn cao hơn (30% nhà máy được nâng cấp), sự tăng trưởng này là tương đối khá tốt trong khoảng 10 năm (Dữ liệu từ năm 2017)

(Theo yêu cầu tại nơi tôi học thì dữ liệu không để lâu hơn được hơn 5 năm nên nếu sử dụng lại vẫn được, 2022).

https://cdn.noron.vn/2022/07/20/132265727953321-1658284642.png

Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đã cho phép họ có thể nhảy sang ngành công nghiệp điện tử béo bở hơn (lợi nhuận cao hơn dệt may). Ngành điện tử hiện tại đã tạo ra từ 140 tỷ cho đến 300 tỷ đô-la cho thị trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Nhờ vào sự khôn khéo của chính phủ Việt Nam bằng các tận dụng một cách hợp lý các công ty nhà nước – tư nhân để thoát ra vòng xoáy bóc lột từ IMF, WTO và các nước tư bản phương Tây trong khi SriLanka và Bangladesh thì vẫn đang còn bị mắc kẹt.

Công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu không đem lại lợi ích cho quốc gia thực hiện nó thay vào đó lợi ích này sẽ dành cho những ai muốn gia tăng sản lượng hàng hóa chất lượng tốt cho những người phương Tây đang có nhu cầu với một mức giá thấp hơn điều mà sẽ tốt cho nhà phân phối chứ không có lợi cho nhà sản xuất hay đất nước sản xuất nó.

Tôi có thể nói với bạn rằng nếu bạn mua một chiếc áo Ralph Lauren thi rất có thể nó sẽ được sản xuất tại một trong chín nhà máy máy của Vinatex tại Đà Nẵng, nơi có một hợp đồng với Ralph Lauren, thậm chí nếu họ đặt nhãn mác xuất xứ tại một quốc gia khác. Về cơ bản nếu bạn mặc đồ của Ralph Lauren hoặc toàn bộ các thương hiệu khác thì bạn thực ra đang giúp đỡ một cách gián tiếp chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, nếu bạn muốn tiếp tục con đường trợ giúp này thì bạn có thể mua trực tiếp quần áo tại Việt Nam với cùng một chất lượng nhưng 100% lợi nhuận này sẽ thuộc về Việt Nam nếu bạn vẫn tiếp tục việc này. Trở ngại cuối cùng mà Việt Nam phải đối mặt trong ngành công nghiệp dệt may là tìm cách vượt qua sự chi phối, sự ưu thế cao hơn từ các thương hiệu và nhà phân phối từ bên ngoài. Nếu Việt Nam có thể tạo ra một thương hiệu và nhà phân phối của riêng họ thì giá trị hàng dệt may của họ sẽ được gia tăng một cách ồ ạt.

Vào năm 2017, tôi đã thực hiện một nghiên cứu về cách Việt Nam nâng cấp nền công nghiệp của mình cùng với hai nhà nghiên cứu khác từ đại học Roskilde, chúng tôi thực hiện nó nhằm mục đích tìm hiểu tác động của chính sách thương mại tân tự do đối với Việt nam và thay vào đó chúng tôi lại được học về cách Làm thế nào để Vinatex lách qua hầu hết các quy định của IMF và WTO. Tôi hi vọng điều này sẽ thú vị.

Người dịch: Fecatain

Nguồn: Carl Hammilton, nhà khoa học chuyên về khoa học xã hội, nhà địa lý, lịch sử người Đan Mạch.

Lưu ý: 

  • Tôi dịch bài này để cải thiện trình độ tiếng anh của mình nên nếu các bạn thấy lỗi sai hay có thể dịch hay hơn thì hãy nhắn cho tôi.
  • Khi sao chép hay chia sẽ bài dịch này sang các chỗ khác thì vui lòng hãy kèm theo tên người dịch và tên tác giả Carl Hammiton để tôn trọng.
  • Nếu bạn tìm thấy bài này và tự dịch để đăng lên các nền tảng khác như facebook thì ít nhất hãy nhớ kèm theo tên tác giả Carl Hammiton.

 

 

 

Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

,

giáo dục

,

khoa học

,

xã hội

,

kinh doanh