Tại sao một số người lại có xu hướng nạp sự tiêu cực nhiều hơn là nạp sự tích cực cho bản thân?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Có lẽ là do chúng ta thường chú ý những điều tiêu cực, còn tích cực đúng quá rồi đâu còn gì để tranh cãi. Đây mà một số các biểu hiện cho xu hướng này nè:

  • Ghi nhớ những trải nghiệm đau thương tốt hơn những điều tích cực.
  • Nhớ lại những lời lăng mạ tốt hơn là khen ngợi.
  • Phản ứng mạnh mẽ hơn với các tác nhân gây tiêu cực trong tâm trí.
  • Nghĩ về những điều tiêu cực thường xuyên hơn là những điều tích cực.
  • Nhạy cảm hơn với các sự kiện tiêu cực hơn là những sự kiện tích cực có mức độ ngang bằng nhau.

VD: Khi mình làm nhóm trưởng, mình sẽ thích nghe những lời kiểu "Cậu điều hành rất tốt", "Mọi người đều thấy hài lòng", thế nhưng, chỉ vì một số câu nói như "Tao không tin mày làm được", "Mày khó tính quá, tao không thích" thì y như rằng cả tuần sau đó của mình, ngày nào cũng là ngày tồi tệ. Thậm chí mình còn có suy nghĩ không bao giờ dám làm nhóm trưởng nữa.

Đối với mình, hay đối với hầu hết mọi người, những điều tích cực quá bình thường, chỉ đến một lúc rồi thôi. Nhưng tiêu cực thì có thể lấn át hết, bởi vì nó là sự khác thường. Càng tiêu cực thì càng đáng để bàn tán. Đây cũng là xu hướng chung của truyền thông bẩn trong xã hội hiện đại. Câu like, câu view dựa trên drama. Khi một cộng đồng đều như vậy, con người cũng rất dễ dàng bị cuốn theo mà thôi. Xã hội bây giờ dung nạp nổi sự tích cực quá nhiều mới là một xã hội bất bình thường. 

https://cdn.noron.vn/2022/12/12/224296863109120-1670856119.jpg

Trả lời

Có lẽ là do chúng ta thường chú ý những điều tiêu cực, còn tích cực đúng quá rồi đâu còn gì để tranh cãi. Đây mà một số các biểu hiện cho xu hướng này nè:

  • Ghi nhớ những trải nghiệm đau thương tốt hơn những điều tích cực.
  • Nhớ lại những lời lăng mạ tốt hơn là khen ngợi.
  • Phản ứng mạnh mẽ hơn với các tác nhân gây tiêu cực trong tâm trí.
  • Nghĩ về những điều tiêu cực thường xuyên hơn là những điều tích cực.
  • Nhạy cảm hơn với các sự kiện tiêu cực hơn là những sự kiện tích cực có mức độ ngang bằng nhau.

VD: Khi mình làm nhóm trưởng, mình sẽ thích nghe những lời kiểu "Cậu điều hành rất tốt", "Mọi người đều thấy hài lòng", thế nhưng, chỉ vì một số câu nói như "Tao không tin mày làm được", "Mày khó tính quá, tao không thích" thì y như rằng cả tuần sau đó của mình, ngày nào cũng là ngày tồi tệ. Thậm chí mình còn có suy nghĩ không bao giờ dám làm nhóm trưởng nữa.

Đối với mình, hay đối với hầu hết mọi người, những điều tích cực quá bình thường, chỉ đến một lúc rồi thôi. Nhưng tiêu cực thì có thể lấn át hết, bởi vì nó là sự khác thường. Càng tiêu cực thì càng đáng để bàn tán. Đây cũng là xu hướng chung của truyền thông bẩn trong xã hội hiện đại. Câu like, câu view dựa trên drama. Khi một cộng đồng đều như vậy, con người cũng rất dễ dàng bị cuốn theo mà thôi. Xã hội bây giờ dung nạp nổi sự tích cực quá nhiều mới là một xã hội bất bình thường. 

https://cdn.noron.vn/2022/12/12/224296863109120-1670856119.jpg

Câu hỏi của bạn khiến tớ nhớ đến một câu hỏi tương tự cũng về nỗi buồn và niềm vui và tớ nghĩ cậu sẽ tìm được nhiều câu trả lời hay trong đó. Gửi cậu nhé. 

Còn với mình, có vài lí do mà một số người, họ có xu hướng nạp sự tiêu cực nhiều hơn là tích cực:

  • Thứ nhất, họ là một con người đa sầu đa cảm: họ vốn rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, dễ suy nghĩ mọi chuyện theo thiên hướng xâu xa, tiêu cực. Ví dụ như nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích. Thấy non cao, thấy trăng, thấy hoa nhưng chẳng thấy đẹp. Kiều ở trong hoàn cảnh này theo mình thì hoàn toàn có thể có cái nhìn tích cực nhưng Bác Hồ vẫn thưởng trăng rồi làm thơ khi ở trong tù. Nhưng Kiều lại chọn nhuốm nỗi buồn lên màu ảnh cạn vật, bởi chính trong trong bản chất của Kiều là một con người đa sầu, đa cảm
  • Thứ hai, họ không biết trân trọng hạnh phúc. Niềm vui, hạnh phúc thực chất đến từ những điều vô cùng nhỏ nhặt trong cuộc sống. Nhưng chúng ta không biết trân trọng và chỉ chăm chăm làm, làm và làm rồi đến lúc thất bại hay gặp trở ngại nào đó thì lại khựng lại để nó tác động lên.
  • Thứ ba, những điều tích cực để lại nỗi đau, nó cứa vào trong thâm tâm chúng ta những vết dài mà rất khó để chữa lành còn điều tích cực lại không để lại "dấu vết" đó. Khi đó, hiển nhiên, cần nhiều thời gian hơn để chúng ta có thể chữa lành được những thương tổn đó