Tại sao một số bà mẹ không yêu con của họ ngay khi mới chào đời?
Mình có được được một bài viết, nói rằng: Mặc dù sinh con là một điều hanh phúc, nhưng khoảng 20% các ông bố bà mẹ trẻ không cảm thấy có mối liên hệ đặc biệt đó với đứa con của mình ngay từ khi chào đời. Tại sao lại như vậy?
tâm lý học
Có thể có một số lý do sau:
Các bà mẹ nhận ra không còn như ngày xưa nữa
Sự thật khó có thể chấp nhận đối với người phụ nữ vừa sinh con rằng, cuộc sống trước kia của họ đã biến mất ngay khi đứa con vừa được sinh ra. Bây giờ, họ đã làm mẹ, đồng nghĩa với việc nhiều mối quan hệ cũng thay đổi, danh tính thay đổi và tương lai cũng sẽ thay đổi. Do đó, họ cảm thấy hụt hẫng và lo sợ vì quá nhiều thứ thay đổi khi đứa trẻ chào đời.
Đang trải qua hội chứng Baby blues
Baby blues - hội chứng để ám chỉ đến một khoảng thời gian ngắn, thường kéo dài khoảng 2 tuần sau khi sinh, bà mẹ xuất hiện những cơn buồn, lo lắng, căng thẳng và thay đổi tâm trạng. Nếu như hội chứng này kéo dài hơn 2 tuần thì có thể đó là dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau sinh và nên gặp bác sĩ để nói về điều này.
Những cơn buồn nôn có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể trong lúc nuôi con hoặc sự thay đổi trong thói quen và lối sống như không thể ngủ một mạch vì đứa trẻ cần uống sữa 2 tiếng/lần cũng là rào cản của tình mẫu tử.
Bị ảnh hưởng bởi những điều đã xảy ra trong và sau khi sinh con
Một số bà mẹ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau cơn đau và kiệt sức khi sinh. Điều này đặc biệt đúng đối với những bà mẹ sinh con lần đầu và những bà mẹ có thời gian sinh nở khó khăn, kéo dài. Ngoài ra, một số đứa trẻ sau khi chào đời không may phải thực hiện phẫu thuật ngay lập tức, bị tách ra khỏi mẹ sớm, do đó, nó mất cơ hội để cảm nhận được sự ấm áp và sự yêu thương từ người mẹ.
Gặp những tổn thương trong quá khứ
Nhiều bà mẹ có tiền sử trầm cảm, bệnh tâm thần, sảy thai hoặc bị lam dụng có thể khó yêu con mình ngay lập tức. Thậm chí, một số bà mẹ có thể bị chấn thương sau khi sinh con trước đó. Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy có tới 4% phụ nữ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn sau khi sinh.
Kỳ vọng khác hoàn toàn so với thực tế
Các bà mẹ sẽ đếm từng ngày để được gặp đứa con trong bụng của mình, nhưng thực tế cho thấy có thể sẽ xuất hiện một vài sự mâu thuẫn với những kỳ vọng và mong đợi đó, đặc biệt là khi chuyện sinh con không suôn sẻ. Ví dụ, họ cảm thấy có lỗi và thất bại nếu phải sinh mổ vì nghĩ rằng lẽ ra họ nên sinh tự nhiên thì con sẽ được khỏe mạnh hơn. Sau đó, họ dễ dàng rơi vào trạng thái tự trách bản thân và suy nghĩ tiêu cực, làm tình mẫu tử dần trở nên có khoảng cách.
Như vậy, thời gian vẫn là liều thuốc hiệu quả nhất để các bà mẹ và đứa trẻ trở nên gắn bó với nhau hơn.
Đào Mai Hương
Có thể có một số lý do sau:
Các bà mẹ nhận ra không còn như ngày xưa nữa
Sự thật khó có thể chấp nhận đối với người phụ nữ vừa sinh con rằng, cuộc sống trước kia của họ đã biến mất ngay khi đứa con vừa được sinh ra. Bây giờ, họ đã làm mẹ, đồng nghĩa với việc nhiều mối quan hệ cũng thay đổi, danh tính thay đổi và tương lai cũng sẽ thay đổi. Do đó, họ cảm thấy hụt hẫng và lo sợ vì quá nhiều thứ thay đổi khi đứa trẻ chào đời.
Đang trải qua hội chứng Baby blues
Baby blues - hội chứng để ám chỉ đến một khoảng thời gian ngắn, thường kéo dài khoảng 2 tuần sau khi sinh, bà mẹ xuất hiện những cơn buồn, lo lắng, căng thẳng và thay đổi tâm trạng. Nếu như hội chứng này kéo dài hơn 2 tuần thì có thể đó là dấu hiệu của hội chứng trầm cảm sau sinh và nên gặp bác sĩ để nói về điều này.
Những cơn buồn nôn có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể trong lúc nuôi con hoặc sự thay đổi trong thói quen và lối sống như không thể ngủ một mạch vì đứa trẻ cần uống sữa 2 tiếng/lần cũng là rào cản của tình mẫu tử.
Bị ảnh hưởng bởi những điều đã xảy ra trong và sau khi sinh con
Một số bà mẹ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau cơn đau và kiệt sức khi sinh. Điều này đặc biệt đúng đối với những bà mẹ sinh con lần đầu và những bà mẹ có thời gian sinh nở khó khăn, kéo dài. Ngoài ra, một số đứa trẻ sau khi chào đời không may phải thực hiện phẫu thuật ngay lập tức, bị tách ra khỏi mẹ sớm, do đó, nó mất cơ hội để cảm nhận được sự ấm áp và sự yêu thương từ người mẹ.
Gặp những tổn thương trong quá khứ
Nhiều bà mẹ có tiền sử trầm cảm, bệnh tâm thần, sảy thai hoặc bị lam dụng có thể khó yêu con mình ngay lập tức. Thậm chí, một số bà mẹ có thể bị chấn thương sau khi sinh con trước đó. Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy có tới 4% phụ nữ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn sau khi sinh.
Kỳ vọng khác hoàn toàn so với thực tế
Các bà mẹ sẽ đếm từng ngày để được gặp đứa con trong bụng của mình, nhưng thực tế cho thấy có thể sẽ xuất hiện một vài sự mâu thuẫn với những kỳ vọng và mong đợi đó, đặc biệt là khi chuyện sinh con không suôn sẻ. Ví dụ, họ cảm thấy có lỗi và thất bại nếu phải sinh mổ vì nghĩ rằng lẽ ra họ nên sinh tự nhiên thì con sẽ được khỏe mạnh hơn. Sau đó, họ dễ dàng rơi vào trạng thái tự trách bản thân và suy nghĩ tiêu cực, làm tình mẫu tử dần trở nên có khoảng cách.
Như vậy, thời gian vẫn là liều thuốc hiệu quả nhất để các bà mẹ và đứa trẻ trở nên gắn bó với nhau hơn.
Huyền Trân
- Chắc tình hình kinh tế của họ đang khó khăn. Và đứa con đó nằm ngoài dự tính của họ.
- Đứa con đó lúc mới sinh ra không nhìn dễ thương như họ tưởng.
- Đang chơi vui, nghĩ đến cảnh chăm con "mà thấy sao sông rộng, đường dài."
Mình đoán vậy thôi!