Tại sao một quốc gia có nhiều ngôn ngữ chính thức?
văn hóa
Họ đều được học các ngôn ngữ của quốc gia họ cụ thể như sau:
1. Luxembourg
Là một trong những quốc gia có diện tích đứng vào hàng nhỏ nhất châu Âu, được bao bọc bởi 3 cường quốc khác là Pháp, Đức và Bỉ, thật đáng ngạc nhiên khi Luxembourg có tới 4 ngôn ngữ chính thức. Ngôn ngữ chính thức đầu tiên của quốc gia Tây Âu này là tiếng Luxembourg, một loại ngôn ngữ khá giống tiếng Đức nhưng vay mượn phần lớn từ của tiếng Pháp. Đây là ngôn ngữ mà trẻ em bắt buộc phải học trước khi làm quen với tiếng Pháp và Đức.
Ngoài ngôn ngữ chính là tiếng Luxembourg thì tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi ở đất nước này. Ba ngôn ngữ này được dùng khá phổ biến và được đưa vào chương trình giáo dục. Quốc hội của Luxembourg cũng sử dụng cả ba ngôn ngữ. Pháp luật của Luxembourg được soạn thảo bằng tiếng Đức và các quy chế được viết bằng tiếng Pháp. Gần như mọi người dân Luxembourg đều có thể sử dụng cả bốn ngôn ngữ.
2. Singapore
Một công dân Singapore có thể nói được tiếng Anh và một trong ba ngôn ngữ còn lại. Trong đó tiếng Anh được xem như phương tiện giao tiếp giữa các nhóm tộc người khác nhau trên đảo quốc sư tử. Bên cạnh tiếng Anh, học sinh còn được học tiếng mẹ đẻ của mình ở trường: người gốc Ấn học tiếng Tamil, người gốc Mã Lai học tiếng Malay và người gốc Hoa học tiếng Quan Thoại.
3. Nam Phi
Quốc gia chủ nhà của World Cup 2010 có khá nhiều điều thú vị như có tận 3 thủ đô, gồm Thủ đô hành chính - Pretoria, Thủ đô lập pháp - Cape Town và Thủ đô tư pháp - Bloemfontein. Vậy nên bạn cũng đừng bất ngờ khi biết quốc gia này có tới... 11 ngôn ngữ chính thức nhé.
Lý do có nhiều ngôn ngữ ở quốc gia châu Phi này đến vậy là do số lượng các nhóm dân tộc thuộc khu vực khác nhau của đất nước. Dù báo chí và chính phủ sử dụng tiếng Anh là chủ yếu, song chỉ có 10% dân số Nam Phi có thể dùng được tiếng Anh.
Ở phía Nam và phía Tây, dân cư đa phần sử dụng tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan Nam Phi. Những ngôn ngữ chính thức còn lại là Swati, Nam Sotho, Venda, Ndebele, Tsonga, Tswana, Bắc Sotho, Zulu và Xhosa. Đa số ngôn ngữ giữa các bộ lạc sẽ được phân biệt bằng cách nhấn âm. Một người Nam Phi thường sẽ biết 3/11 ngôn ngữ của dân tộc mình.
4. Timor Leste
Timor Leste, hay Đông Timor, là một quốc gia láng giềng cùng khu vực Đông Nam Á với chúng ta. Quốc gia này có một thời gian dài bị xâm chiếm bởi Bồ Đào Nha và sau đó là Indonesia.
Từ thế kỉ 16, Đông Timor đã chịu sự chiếm đóng của Bồ Đào Nha cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác. Đến năm 1975, sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi quốc gia này thì Indonesia lại tiếp tục xâm chiếm Timor Leste. Timor Leste thậm chí còn trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó trước khi chính thức giành được độc lập vào năm 1999. Tên gọi Timor Leste cũng có xuất xứ từ tiếng Bồ Đào Nha, Indonesia và Malaysia.
Có 2 ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Đông Timor là Tetum và Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, tiếng Anh và Indonesia cũng được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, Đông Timor còn có 16 ngôn ngữ bản địa. Cùng với một số ngôn ngữ bản địa phổ biến là Galole, Mambae và Kemak thì tiếng Tetum được sừ dụng phổ biến trong người dân để giao tiếp. Tiếng Indonesia được sử dụng trong truyền thông và hệ thống giáo dục.
Mặc dù phải học rất nhiều ngôn ngữ song người dân ở các quốc gia này đều có thể sử dụng một cách thành thạo
Hue Nguyen
Họ đều được học các ngôn ngữ của quốc gia họ cụ thể như sau:
1. Luxembourg
Là một trong những quốc gia có diện tích đứng vào hàng nhỏ nhất châu Âu, được bao bọc bởi 3 cường quốc khác là Pháp, Đức và Bỉ, thật đáng ngạc nhiên khi Luxembourg có tới 4 ngôn ngữ chính thức. Ngôn ngữ chính thức đầu tiên của quốc gia Tây Âu này là tiếng Luxembourg, một loại ngôn ngữ khá giống tiếng Đức nhưng vay mượn phần lớn từ của tiếng Pháp. Đây là ngôn ngữ mà trẻ em bắt buộc phải học trước khi làm quen với tiếng Pháp và Đức.
Ngoài ngôn ngữ chính là tiếng Luxembourg thì tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi ở đất nước này. Ba ngôn ngữ này được dùng khá phổ biến và được đưa vào chương trình giáo dục. Quốc hội của Luxembourg cũng sử dụng cả ba ngôn ngữ. Pháp luật của Luxembourg được soạn thảo bằng tiếng Đức và các quy chế được viết bằng tiếng Pháp. Gần như mọi người dân Luxembourg đều có thể sử dụng cả bốn ngôn ngữ.
2. Singapore
Một công dân Singapore có thể nói được tiếng Anh và một trong ba ngôn ngữ còn lại. Trong đó tiếng Anh được xem như phương tiện giao tiếp giữa các nhóm tộc người khác nhau trên đảo quốc sư tử. Bên cạnh tiếng Anh, học sinh còn được học tiếng mẹ đẻ của mình ở trường: người gốc Ấn học tiếng Tamil, người gốc Mã Lai học tiếng Malay và người gốc Hoa học tiếng Quan Thoại.
3. Nam Phi
Quốc gia chủ nhà của World Cup 2010 có khá nhiều điều thú vị như có tận 3 thủ đô, gồm Thủ đô hành chính - Pretoria, Thủ đô lập pháp - Cape Town và Thủ đô tư pháp - Bloemfontein. Vậy nên bạn cũng đừng bất ngờ khi biết quốc gia này có tới... 11 ngôn ngữ chính thức nhé.
Lý do có nhiều ngôn ngữ ở quốc gia châu Phi này đến vậy là do số lượng các nhóm dân tộc thuộc khu vực khác nhau của đất nước. Dù báo chí và chính phủ sử dụng tiếng Anh là chủ yếu, song chỉ có 10% dân số Nam Phi có thể dùng được tiếng Anh.
Ở phía Nam và phía Tây, dân cư đa phần sử dụng tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan Nam Phi. Những ngôn ngữ chính thức còn lại là Swati, Nam Sotho, Venda, Ndebele, Tsonga, Tswana, Bắc Sotho, Zulu và Xhosa. Đa số ngôn ngữ giữa các bộ lạc sẽ được phân biệt bằng cách nhấn âm. Một người Nam Phi thường sẽ biết 3/11 ngôn ngữ của dân tộc mình.
4. Timor Leste
Timor Leste, hay Đông Timor, là một quốc gia láng giềng cùng khu vực Đông Nam Á với chúng ta. Quốc gia này có một thời gian dài bị xâm chiếm bởi Bồ Đào Nha và sau đó là Indonesia.
Từ thế kỉ 16, Đông Timor đã chịu sự chiếm đóng của Bồ Đào Nha cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác. Đến năm 1975, sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi quốc gia này thì Indonesia lại tiếp tục xâm chiếm Timor Leste. Timor Leste thậm chí còn trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó trước khi chính thức giành được độc lập vào năm 1999. Tên gọi Timor Leste cũng có xuất xứ từ tiếng Bồ Đào Nha, Indonesia và Malaysia.
Có 2 ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Đông Timor là Tetum và Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, tiếng Anh và Indonesia cũng được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, Đông Timor còn có 16 ngôn ngữ bản địa. Cùng với một số ngôn ngữ bản địa phổ biến là Galole, Mambae và Kemak thì tiếng Tetum được sừ dụng phổ biến trong người dân để giao tiếp. Tiếng Indonesia được sử dụng trong truyền thông và hệ thống giáo dục.
Mặc dù phải học rất nhiều ngôn ngữ song người dân ở các quốc gia này đều có thể sử dụng một cách thành thạo
Friendly Me
(*Ngôn ngữ chính thức: là ngôn ngữ được chính phủ của một quốc gia công nhận và được sử dụng rộng rãi.)
-Mình nghĩ: Tùy vào lịch sử hình thành và phát triển nên một số quốc gia sẽ xuất hiên những nét văn hóa đặc trưng, đi kèm theo đó là sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ khác nhau
-Với những quốc đa ngôn ngữ trên thế giới thì người dân ở đó mình chắc là họ cũng sẽ phải biết, học những ngôn ngữ đó để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, trao đổi cũng như thúc đẩy phát triển sự đa dạng văn hóa, phát triển kinh tế nữa đó. ^^