Tại sao mọi người không quan tâm rằng họ đang hủy hoại Trái đất?

  1. Khoa học

Mình xin phép mượn lời nhà văn Nam Cao để thay cho lời ngụy biện của tất cả chúng ta rằng : “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...”.

Có đúng không khi con người ta càng ngày càng ích kỉ và vô trách nhiệm, chúng ta bị cuốn vào dòng chảy của cuộc sống mà quên đi rằng chúng ta đang sống, chúng ta cần môi trường sống thì chúng ta mới phát triển được.

Con tê giác trắng cuối cùng
vừa mới chết hả? Xê ra cho bố xem đá bóng.

Cá voi bị tắc ruột chết vì nhựa
hả? Đừng có tào lao nữa, đi ra chỗ khác cho tui kiếm cơm, tui không nuôi cá tui không quan tâm.

Bạn đã nghe câu chuyện về cách luộc tôm hùm chưa? Nếu bạn thả chúng ngay vào nồi nước sôi thì chúng sẽ tìm sẽ phản kháng ngay lập tức. Nhưng nếu bạn từ từ bỏ chúng vào nồi và từ từ đun sôi nước thì chúng sẽ không phản kháng. Ô nhiễm rất tệ, chúng đang len lỏi vào từng ngóc ngách, từng thứ xung quanh ta, chỉ là đôi khi chúng ta, chúng ta lo cho cái chân đau của mình hơn. Chúng ta nghe về hạn chế sử dụng bao ni long và khi đi siêu thị thì chúng ta lại đổ lỗi hết cho nhà cung cấp rằng chính họ mới là người chịu trách nhiệm với môi trường chứ không phải chúng ta. Chúng ta nghe về phân loại rác nhưng chúng ta có làm đâu, thậm chí đôi khi chúng ta còn xả rác nữa mà, hoặc nếu còn chút nhân tính, thùng rác là điểm đến cuối cùng. Tất cả những việc sau đó sẽ có anh lao công lo. Chúng ta đóng thuế cho nhà nước mà, ai làm việc của người đó chứ.

Không chúng ta sai rồi, chính cái sai đó đang khiến chúng ta ngày càng trở nên ích kỉ và vô trách nhiệm. Chúng ta là con người, chúng ta đang sống chung với nhau trên Trái Đất này, chúng ta PHẢI có ý thức, PHẢI có trách nhiệm.

Trong tâm lí học có một trạng thái được gọi là Ngộ nhận trạng thái bình thường (Normalog bias) là việc trì hoãn các hành động cần thiết trong một cuộc khủng hoảng và vờ như mọi thứ vẫn suôn sẻ và dễ đoán. Bộ não chúng ta cần trải qua các thủ tục cần thiết trước khi cơ thể hành động, đó là nhận thức, tri giác, lĩnh hội, quyết định, áp dụng, rồi hành động. Trước hết, chúng ta đang đối mặt với một cuộc KHỦNG HOẢNG NHỰA nhưng đây là một cuộc xâm lược vô hình, nó len lỏi và tâm trí và hình thành thói quen trong ta. Bộ não ta khi vừa bước vào giai đoạn nhận thức và tri giác về việc hạn chế nhựa và bao ni long thì đã bị cái thói quen khó bỏ kia làm lu mờ nhận thức rồi tiếp tục trì hoãn và vờ như mọi thứ vẫn ổn.

Để có thể từ nhận thức lên lĩnh hội và rồi cuối cùng là hành động, chúng ta phải mở rộng lòng mình ra, hãy nhìn xung quanh bạn đi, bạn đang có thứ gì là đồ-nhựa-dùng-một-lần-chứ, một ly trà sữa chẳng hạn, hãy để ý nhé. Bạn biết bao nhiêu người thích uống trà sữa giống như bạn, bạn có biết một ngày các cửa hàng trà sữa thải ra bao nhiêu ly nhựa, ống hút nhựa và muỗng nhựa dùng một lần không ? Hãy để ý và bạn sẽ nhận ra sự kinh tởm trong ngành đồ ăn và đồ uống nhanh rằng nó ảnh hưởng nhiều đến môi trường như thế nào.

Chúng ta đang chết dần về cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúng ta không thể để nỗi lo cơm áo gạo tiền trong ta làm lu mờ đi phần đạo đức của một con người được. Chúng ta cần làm gì đó, chỉ cần một hành động nhỏ thôi để có thể nhìn thấy, để có thể tách chúng ta khỏi mớ sương mù hào nhoáng của showbitch trong nước và thế giới đang vây quanh chúng ta. Đó là một yêu cầu nhỏ nhoi của mình, chỉ cần nhìn thôi, mình tin rằng hành động ban đầu này sẽ đưa bạn đi đến rất xa.

Vậy bạn ơi câu trả lời của bạn là gì?

--------------------------------

Đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài Bảo vệ môi trường của mình được đăng vào cuối tuần. Mình hy vọng các bạn sẽ theo dõi và chúng ta sẽ cùng nhau nhìn, để đừng là những người chân đau mà quên đi tất cả mọi thứ.

Từ khóa: 

bảo vệ môi trường

,

kỹ năng sống

,

hãy cùng nhìn

,

phong cách sống

,

khoa học

Trước mình có đọc cuốn sách Sapiens - Lược sử loài người thì trong đó có nói rằng Con người chúng ta đang từng ngày từng bước tiến lên những bậc cao hơn nhưng lại không biết rồi sẽ đi tới đâu và đi về đâu, thành ra con người thì càng ngày mạnh mẽ hơn nhưng lại không biết làm gì với tất cả sức mạnh đó, biến họ dần trở nên vô trách nhiệm đồng thời gây nên những sự hủy hoại thảm khốc cho các loài động vật anh em và hệ sinh thái xung quanh. Bởi vì đơn giản là họ không biết mình thực sự muốn gì. Thêm nữa con người chúng ta là giống loài luôn cảm thấy sợ hãi và lo lắng khôn nguôi về vị trí của mình, khiến chúng ta độc ác và nguy hiểm gấp mấy lần dẫn đến những tai ương trong lịch sử (bao gồm cả cuộc chiến tranh chết chóc và những thảm họa sinh thái). Cho nên mình nghĩ chỉ khi nào con người biết được chính xác mình mong muốn điều gì thì thế giới mới trở nên tốt đẹp hơn. 
Trả lời
Trước mình có đọc cuốn sách Sapiens - Lược sử loài người thì trong đó có nói rằng Con người chúng ta đang từng ngày từng bước tiến lên những bậc cao hơn nhưng lại không biết rồi sẽ đi tới đâu và đi về đâu, thành ra con người thì càng ngày mạnh mẽ hơn nhưng lại không biết làm gì với tất cả sức mạnh đó, biến họ dần trở nên vô trách nhiệm đồng thời gây nên những sự hủy hoại thảm khốc cho các loài động vật anh em và hệ sinh thái xung quanh. Bởi vì đơn giản là họ không biết mình thực sự muốn gì. Thêm nữa con người chúng ta là giống loài luôn cảm thấy sợ hãi và lo lắng khôn nguôi về vị trí của mình, khiến chúng ta độc ác và nguy hiểm gấp mấy lần dẫn đến những tai ương trong lịch sử (bao gồm cả cuộc chiến tranh chết chóc và những thảm họa sinh thái). Cho nên mình nghĩ chỉ khi nào con người biết được chính xác mình mong muốn điều gì thì thế giới mới trở nên tốt đẹp hơn. 

Mình thấy bạn này viết hay quá nè

Con người là vốn là loài động vật tham lam và ích kỷ, vì lợi ích của bản thân mình có thể hy sinh nhiều thứ khác và thậm chí là cả đồng loại của mình.

Các loài động vật khác chỉ giết và ăn khi chúng cần và đói; con người giết chóc, hủy diệt các loài khác chủ yếu là để mua vui phục vụ nhu cầu hưởng thụ. Con người thực sự cần ăn sừng tê giác, gạc nai, ngà voi, cao hổ, mật gấu sao? Hay thực sự cần phải ở nhà bê tông cốt thép thật cao hay bàn ghế, cửa nẻo phải làm bằng gỗ quý nguyên khối từ những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi?

Vốn chẳng có cái gì gọi là "PHẢI có ý thức, PHẢI có trách nhiệm" nếu ko có cơ chế gì bắt buộc thì có người sẽ làm, có người ko làm, có người làm được vài lần rồi cũng tặc lưỡi thiếu mình chắc cũng ko chết ai rồi mọi thứ lại về như cũ. Ko mấy người quan tâm họ đang hủy hoại Trái Đất vì hệ quả của nó họ ko (chưa) phải trực tiếp gánh chịu. VD gỗ để làm bàn ghế, được lấy từ rừng nguyên sinh, khi rừng đầu nguồn ko còn nữa, mỗi lần mưa gió là lũ quét, cuốn bay nhà cửa, trâu bò và cả bà con miền núi trong khi những người dùng những miếng gỗ ấy vẫn sống êm đềm, vẫn tự hào khoe với bạn bè rằng mình có bộ bàn ghế quý.

Quay lại với vấn đề nhựa, cứ giả định là ai cũng có ý thức hạn chế dùng nhựa và ni lông đi, thì số lượng giảm đi ấy có là gì so với số lượng khổng lồ khí, nước, rác thải công nghiệp thải ra môi trường hàng năm. Có bao nhiêu người sẵn sàng từ bỏ các tiện nghi cuộc sống nhà cửa, xe cộ, điện thoại, máy tính, các thiết bị điện khác... để bảo vệ môi trường?

Nếu bạn hỏi mình cách tốt nhất để làm môi trường của Trái Đất tốt lên thì câu trả lời là WIPE OUT con người khỏi hành tinh này.

Bạn có thể xem thử video này:

Mọi thứ đều cho rồi nhận. Trái đất cũng vậy. Nhưng cái việc nó nhận là quá tải. Vậy nó sẽ chịu đựng bao lâu thì pum pum