Tại sao mọi người hay cho rằng "Chỉ khó thì mới có giá trị". Phải chăng những thứ dễ thì không có giá trị?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý

,

giá trị

,

tâm lý học

Theo mình nghĩ không có mối liên quan nào giữa "khó đạt được" và giá trị. Đó chỉ đơn thuần là tâm lý của con người. Chưa kể để xem xét giá trị còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ khi bạn đang gần chết khát ở một sa mạc thì thứ có giá trị là nước chứ không phải vàng bạc châu báu. Nên có một cái nhìn khách quan để nhận ra giá trị chứ không nên chạy theo những gì gọi là "quý hiếm". Tình cảm của cha mẹ là thứ dễ dàng có được không có nghĩa là nó kém giá trị hơn tình cảm của "crush".
Trả lời
Theo mình nghĩ không có mối liên quan nào giữa "khó đạt được" và giá trị. Đó chỉ đơn thuần là tâm lý của con người. Chưa kể để xem xét giá trị còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ khi bạn đang gần chết khát ở một sa mạc thì thứ có giá trị là nước chứ không phải vàng bạc châu báu. Nên có một cái nhìn khách quan để nhận ra giá trị chứ không nên chạy theo những gì gọi là "quý hiếm". Tình cảm của cha mẹ là thứ dễ dàng có được không có nghĩa là nó kém giá trị hơn tình cảm của "crush".

Mình thấy thứ mà "mọi người hay cho rằng" thường rơi vào tình trạng "có thể bạn tưởng bạn đã biết" :)) Mình nghĩ những thứ có giá trị thì đúng là thường không dễ dàng để đạt được. Đặc biệt là các giá trị bên ngoài thiên về yếu tố vật chất, hữu hình. Nhưng điều ấy không có nghĩa càng khó thì càng có giá trị luôn luôn đúng và những thứ dễ thì không có giá trị riêng tự thân. 

Lấy ví dụ về sự bình an nội tâm, có phải chúng ta càng cố gắng, càng bày ra kiểu cách, phương pháp, càng nỗ lực kiên trì, càng hăng hái xông lên thì sẽ càng bình an? 

Tương tự, trong đời nếu đứng trước hai lựa chọn "chuyện bé xé ra to" và "chuyện to hóa chuyện nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có gì", chúng ta sẽ quyết định ra sao? có lẽ vấn đề này lại liên quan đến một khía cạnh khác, đó là giá trị quan của mỗi cá nhân.