Tại sao miền Trung hay phải hứng chịu thiên tai khốc liệt nhưng người dân không di cư sang một nơi khác để làm ăn và sinh sống?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Nếu di cư hết thì còn ai ở miền Trung? Để trống đất, chia cắt đất nước hả bạn??

Trả lời

Nếu di cư hết thì còn ai ở miền Trung? Để trống đất, chia cắt đất nước hả bạn??

Có 1 series các vấn đề cần giải quyết nếu muốn di cư sang chỗ khác: Đi đâu? Tiền đâu ra để chuyển sang chỗ khác? Đến chỗ mới làm gì để kiếm cái bỏ vào mồm? Mồ mả ông bà tổ tiên, cúng lễ thế nào?... Ko giải quyết dc người ta mới phải ở lại chứ làm gì có ai thích sống ở mấy khu hay bão lũ, cứ mấy năm lại làm cái roẹt đi hết cả tài sản.

Đội trẻ đi học có kiến thức thì có thể đi làm ở thành phố lớn, hay có sức thì đi làm công nhân khu công nghiệp chứ đội trung niên với già rồi thì làm gì được nữa, muốn thay đổi cũng lực bất tòng tâm thôi. Ở lại mất hết tài sản còn có nhà nước với đồng bào hỗ trợ xây dựng lại nhà cửa, ổn định cuộc sống làm lại từ đầu chứ đi rồi ko kiếm dc việc làm thì đi ăn xin cả đám zzz.

"Năm vài cơn bão, vài cơn lũ ăn nhằm gì bạn". Đó là người có điều kiện sống tốt thì họ nghĩ đơn giản vậy thôi. 

Còn người ko có điều kiện thì bạn lấy gì để lập nghiệp ở 1 nơi mới. Người làm công thì cần 1 công việc mới, người làm nông thì cần 1 mảnh ruộng mới, người làm Nhà nước thì xin chuyển công tác được mới lạ,... Và rồi phải cất nhà cất cửa, xóm làng, tổ tiên,... Đến 1 nơi mới lạ nước lạ cái,... và rất nhiều thứ để khiến chả mấy ai có tư tưởng rời bỏ quê hương để tha phương cả.

Chỉ 1 số cũng "tha phương cầu thực" :)), thường là vào Tp HCM. Nhưng đa phần họ là những người đã vào đó học rồi ở lại luôn, chứ hầu như ngoài này bán nhà để vào đó, chỉ có 1 số ít và là bố mẹ của những người ở trên thôi. 

Dải miền Trung dài cả ngàn cây số. Noru là cơn bão mạnh cả mười mấy năm từ thời Xangsane năm 2006 đến giờ mới vào lại Quảng Nam - Đà Nẵng. Mỗi năm lại mỗi chỗ chịu trận chứ ko phải năm nào cũng mười mấy cơn bão vào 1 chỗ. Nên ai lại bỏ nhà đi vì chuyện cả mấy năm mới bị 1-2 ngày. 

Vả lại, ra Bắc thì lạnh ngắt, vào Nam thì nước nổi, đã ko có sinh kế lại tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Nên đất miền Trung dù oằn lưng chống bão nhưng người miền Trung là cái đòn gánh gánh 2 đầu tổ quốc quen rồi, gánh thêm ít cơn bão nữa thì vẫn ko mảy may nghĩ rằng phải rời bỏ quê hương đâu :D

Mọi người cũng vốn có ý định đó từ lâu rồi bạn, nhưng đó chỉ nằm ở những người lao động trẻ, những người con tha hương cầu thực, mưu sinh xứ người vì một tương lai tốt hơn. Phần lớn tôi thấy người miền Trung, đa số là già hóa, phần lớn trong số họ đều làm nghề nông, đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thực phẩm, trâu bò,..Nếu họ lên hết thành phố lớn thì họ làm gì bây giờ. Phải chăng nếp sống ở miền Bắc, miền Nam cũng chưa chắc đã hợp với con người nơi đây.

https://cdn.noron.vn/2022/09/28/01-11-2020-lu-chong-lu-bao-chong-bao-mien-trung-huy-dong-tong-luc-de-ung-pho-d58dc9d6-1664375945.jpg
(Thôn Hữu Tân, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) bị nước lũ cô lập hoàn toàn. (Ảnh: TTXVN)

Mà người dân miền Trung dường như năm nào cũng phải gồng mình để chống chọi thiên tai. Có năm, bão lụt kéo về hai, ba đợt liên tiếp. Chưa kịp vực dậy sau đợt mưa lũ đầu, phải tiếp tục oằn mình trong những đợt bão lũ sau. Nhưng có lẽ vì quen với sự khắc nghiệt của thời tiết, nên người miền Trung chẳng thở ngắn than dài. Mới đây, tôi xem vụ bão Noru tác động nặng nề tới miền Trung mà cảm thấy thương xót, bao nhiêu của cải, công sức làm việc coi như mất trắng. Là tôi, tôi cũng đau lòng. Tôi thực sự cảm phục ý chí của người miền Trung trước nghịch cảnh bão lũ! 

https://cdn.noron.vn/2022/09/28/18-4-1664375993.jpg
(Nguồn: thientonphatquang.com)

thiên tai thì lâu lâu thôi chứ thực ra khí hậu miền trung cũng ok mà, ven biển nên nắng lên khách du lịch rất đông, như mùa đông hà nội rét căm mà họ vẫn thích không khí đó thôi

đúng k nào

Thực tế không phải họ không muốn mà muốn cũng rất khó để làm được, chưa kể người Việt còn có ý thức về quê hương, nơi cha ông nằm xuống rất lớn nên không phải dễ dàng gì mà bỏ quê đi bạn à.

Rồi thì chính sách của Nhà nước cũng vậy, cũng phải cân bằng tỉ lệ dân số, nơi đông quá, nơi lại không có ai...