Tại sao máy tính, điện thoại vẫn bị hao pin khi tắt nguồn?
Tắt nguồn vậy thì có cái gì chạy mà làm hao pin nữa thế?
công nghệ thông tin
Tắt nguồn rồi vẫn có thứ chạy trong đó chứ. Bạn bấm nút nguồn để bật máy, đây phải là cái công tắc để nối nguồn điện vào mainboard đâu đúng không. Các tín hiệu từ nút nguồn sẽ kích hoạt các hoạt động để thiết bị khởi động. Và làm sao để nó biết khi nào bạn bấm nút nguồn. Phải có 1 lượng năng lượng nho nhỏ để duy trì điều đó. Và nó đến từ cục pin. Ngay cả có thể là đồng hồ trong thiết bị, ở PC thì nó đc nuôi riêng từ pin CMOS, nhưng ở điện thoại, có thể nó đến từ viên pin của máy (1 số đt khi tháo pin, thậm chí chỉ đơn giản là tắt và bật máy lên lại là phải cài lại giờ).
Chưa kể 1 số thiết bị có thể bị hư hỏng trong các phần cứng mà thường đc gọi là "ăn nguồn". Khi có hỏng hóc các linh kiện có thể tiêu hao năng lượng cả khi đã bị tắt đi. Nên nếu bị tụt nguồn quá nhanh cần mang thiết bị đi kiểm tra.
Pin nói chung cũng có 1 quá trình gọi là tự xả, ngay cả khi không kết nối với bất kỳ thứ gì thì dung lượng pin cũng giảm do các phản ứng hóa học trong các điện cực hoặc sự tự phóng điện bên trong viên pin. Nhưng Pin đt hiện nay đa phần là pin Lithium-ion, hiện tượng tự xả rất thấp, khoảng 2-3%/1 tháng, nên nếu thiết bị tụt pin quá nhanh thì nên kiểm tra hư hỏng phần cứng.
Nguyễn Quang Vinh
Tắt nguồn rồi vẫn có thứ chạy trong đó chứ. Bạn bấm nút nguồn để bật máy, đây phải là cái công tắc để nối nguồn điện vào mainboard đâu đúng không. Các tín hiệu từ nút nguồn sẽ kích hoạt các hoạt động để thiết bị khởi động. Và làm sao để nó biết khi nào bạn bấm nút nguồn. Phải có 1 lượng năng lượng nho nhỏ để duy trì điều đó. Và nó đến từ cục pin. Ngay cả có thể là đồng hồ trong thiết bị, ở PC thì nó đc nuôi riêng từ pin CMOS, nhưng ở điện thoại, có thể nó đến từ viên pin của máy (1 số đt khi tháo pin, thậm chí chỉ đơn giản là tắt và bật máy lên lại là phải cài lại giờ).
Chưa kể 1 số thiết bị có thể bị hư hỏng trong các phần cứng mà thường đc gọi là "ăn nguồn". Khi có hỏng hóc các linh kiện có thể tiêu hao năng lượng cả khi đã bị tắt đi. Nên nếu bị tụt nguồn quá nhanh cần mang thiết bị đi kiểm tra.
Pin nói chung cũng có 1 quá trình gọi là tự xả, ngay cả khi không kết nối với bất kỳ thứ gì thì dung lượng pin cũng giảm do các phản ứng hóa học trong các điện cực hoặc sự tự phóng điện bên trong viên pin. Nhưng Pin đt hiện nay đa phần là pin Lithium-ion, hiện tượng tự xả rất thấp, khoảng 2-3%/1 tháng, nên nếu thiết bị tụt pin quá nhanh thì nên kiểm tra hư hỏng phần cứng.