Tại sao mắt của động vật ăn thịt nằm ở phía trước, còn mắt của động vật ăn cỏ thì nằm ở hai bên?

  1. Khoa học

Con thỏ ăn cỏ mắt ở 2 bên, con chó ăn thịt mắt ở đằng trước.

https://cdn.noron.vn/2023/01/19/0180280041-1674116766.jpg
Từ khóa: 

khoa học

Mắt của động vật ăn thịt nằm ở phía trước, còn mắt của động vật ăn cỏ thì nằm ở hai bên.
Câu trả lời rất đơn giản, đó là do mối quan hệ giữa vai trò của thú săn mồi và vai trò của con mồi. Thú săn mồi truy lùng con mồi. Con mồi thì tìm kiếm thú săn mồi.
Bạn hãy hình dung thế này: có một con diều hâu đang lượn lờ trên trời và một con thỏ đang ở dưới mặt đất. Khi thú săn mồi tìm kiếm con mồi, thường thì chúng sẽ cần phải nhìn gần để tập trung vào mục tiêu. Vồ bắt con mồi cũng khó lắm chứ, nên chúng cần có tầm nhìn tốt để định hình phạm vi. Hai con mắt ở phía trước mặt sẽ hỗ trợ cho khả năng quan sát và nhận thức sắc bén của chúng. Khi diều hâu tia được thỏ, nó có thể nhắm thẳng vào con thỏ với tốc độ của tia laser và vô cùng chính xác, rồi lao xuống giết con mồi.
https://cdn.noron.vn/2023/02/01/tho-hoang-bat-lon-tren-khong-thoat-khoi-vuot-sac-cua-dai-bang-1675246172.jpg
Mặt khác, con thỏ đang ngồi trong khu vườn, nhai nhóp nhép mấy luống rau. Nó sợ đủ thứ trên đời: lũ cáo, bọn rắn, đàn chó, bọn trẻ nhà hàng xóm, lại còn cả đám diều hâu và những kẻ săn mồi biết bay khác nữa. Nguy hiểm luôn rình rập nó ở bất cứ nơi đâu, trên trời, dưới đất, đằng trước, đằng sau. Tất cả những gì mà con thỏ phải làm là cảnh giác bọn thú săn mồi để chuẩn bị cho một cuộc rượt đuổi, vì thế mắt ở xa nhau giúp nó có một khoảng nhìn rộng, tiến hoá này tuyệt đỉnh thật. Ngay khi diều hâu động thủ, như bay trên đầu chẳng hạn, thỏ sẽ nhìn thấy và có thể bỏ chạy.
Vị trí của mắt ở thú săn mồi và con mồi thường tuân theo sự khác nhau này, nhưng trong thế giới động vật cũng có kha khá trường hợp ngoại lệ. Ví dụ mực ống và mực nang, loài này đều có hai con mắt cách xa nhau với phạm vi quan sát rất rộng, tầm nhìn gần như là 360 độ luôn, nhưng chúng vẫn có khả năng nhìn tốt về phía trước để bắt mồi bằng xúc tu kiếm ăn.
https://cdn.noron.vn/2023/02/01/ocean-7-1675246349.jpg
Tắc kè hoa thì dùng cả hai chiến lược này. Mắt của tắc kè hoa nằm ở hai bên hoặc trên đầu, nhưng mỗi con mắt thì di chuyển độc lập. Đôi mắt của nó có thể đảo 360 độ, không ngừng dò tìm nguy hiểm, nhưng khi một con châu chấu ngon nghẻ lọt vào tầm ngắm của con tắc kè thì hai con mắt này sẽ cùng xoay về phía trước để nhắm trúng mục tiêu và bùm! Chúng sẽ bắt được con mồi bằng cái lưỡi của mình. 😆
https://cdn.noron.vn/2023/02/01/490214-001-56a2bce25f9b58b7d0cdf7d3-1675246470.jpg
Trả lời
Mắt của động vật ăn thịt nằm ở phía trước, còn mắt của động vật ăn cỏ thì nằm ở hai bên.
Câu trả lời rất đơn giản, đó là do mối quan hệ giữa vai trò của thú săn mồi và vai trò của con mồi. Thú săn mồi truy lùng con mồi. Con mồi thì tìm kiếm thú săn mồi.
Bạn hãy hình dung thế này: có một con diều hâu đang lượn lờ trên trời và một con thỏ đang ở dưới mặt đất. Khi thú săn mồi tìm kiếm con mồi, thường thì chúng sẽ cần phải nhìn gần để tập trung vào mục tiêu. Vồ bắt con mồi cũng khó lắm chứ, nên chúng cần có tầm nhìn tốt để định hình phạm vi. Hai con mắt ở phía trước mặt sẽ hỗ trợ cho khả năng quan sát và nhận thức sắc bén của chúng. Khi diều hâu tia được thỏ, nó có thể nhắm thẳng vào con thỏ với tốc độ của tia laser và vô cùng chính xác, rồi lao xuống giết con mồi.
https://cdn.noron.vn/2023/02/01/tho-hoang-bat-lon-tren-khong-thoat-khoi-vuot-sac-cua-dai-bang-1675246172.jpg
Mặt khác, con thỏ đang ngồi trong khu vườn, nhai nhóp nhép mấy luống rau. Nó sợ đủ thứ trên đời: lũ cáo, bọn rắn, đàn chó, bọn trẻ nhà hàng xóm, lại còn cả đám diều hâu và những kẻ săn mồi biết bay khác nữa. Nguy hiểm luôn rình rập nó ở bất cứ nơi đâu, trên trời, dưới đất, đằng trước, đằng sau. Tất cả những gì mà con thỏ phải làm là cảnh giác bọn thú săn mồi để chuẩn bị cho một cuộc rượt đuổi, vì thế mắt ở xa nhau giúp nó có một khoảng nhìn rộng, tiến hoá này tuyệt đỉnh thật. Ngay khi diều hâu động thủ, như bay trên đầu chẳng hạn, thỏ sẽ nhìn thấy và có thể bỏ chạy.
Vị trí của mắt ở thú săn mồi và con mồi thường tuân theo sự khác nhau này, nhưng trong thế giới động vật cũng có kha khá trường hợp ngoại lệ. Ví dụ mực ống và mực nang, loài này đều có hai con mắt cách xa nhau với phạm vi quan sát rất rộng, tầm nhìn gần như là 360 độ luôn, nhưng chúng vẫn có khả năng nhìn tốt về phía trước để bắt mồi bằng xúc tu kiếm ăn.
https://cdn.noron.vn/2023/02/01/ocean-7-1675246349.jpg
Tắc kè hoa thì dùng cả hai chiến lược này. Mắt của tắc kè hoa nằm ở hai bên hoặc trên đầu, nhưng mỗi con mắt thì di chuyển độc lập. Đôi mắt của nó có thể đảo 360 độ, không ngừng dò tìm nguy hiểm, nhưng khi một con châu chấu ngon nghẻ lọt vào tầm ngắm của con tắc kè thì hai con mắt này sẽ cùng xoay về phía trước để nhắm trúng mục tiêu và bùm! Chúng sẽ bắt được con mồi bằng cái lưỡi của mình. 😆
https://cdn.noron.vn/2023/02/01/490214-001-56a2bce25f9b58b7d0cdf7d3-1675246470.jpg
mắt ở 2 bên tầm nhìn sẽ rộng hơn. động vật ăn cỏ luôn phải chú ý xung quanh vì chúng là con mồi cho đv ăn thịt. Còn mắt của đv ăn thịt thì ở phía trước để tập trung vào con mồi  của mình thui.