Tại sao lý thuyết lại quan trọng trong nghiên cứu?

  1. Khoa học

  2. Triết học

  3. Tư duy

Từ khóa: 

lý thuyết

,

khoa học

,

nghiên cứu

,

khoa học

,

triết học

,

tư duy

Vì mọi thực nghiệm, thí nghiệm đều vịn vào nó mà tiến hành. Cũng giống như đứa trẻ, có dạy bảo nó là con phải làm như này, làm như kia mới đúng thì nó mới theo thế mà làm. 

Nhưng lý thuyết không được là lý thuyết suông. Tôi thấy trong chương trình học, giáo dục, có quá nhiều lý thuyết suông, không bám vào thực tế hay có thí nghiệm minh họa nên ít nhiều lý thuyết bị coi nhẹ, kể cả trong nghiên cứu.

Trả lời

Vì mọi thực nghiệm, thí nghiệm đều vịn vào nó mà tiến hành. Cũng giống như đứa trẻ, có dạy bảo nó là con phải làm như này, làm như kia mới đúng thì nó mới theo thế mà làm. 

Nhưng lý thuyết không được là lý thuyết suông. Tôi thấy trong chương trình học, giáo dục, có quá nhiều lý thuyết suông, không bám vào thực tế hay có thí nghiệm minh họa nên ít nhiều lý thuyết bị coi nhẹ, kể cả trong nghiên cứu.

Khi bạn nghiên cứu cơ bản, bạn đang cố gắng trả lời một trong số các câu hỏi WH question như What (cái gì); Why (tại sao); How (như thế nào). 

Tuy nhiên nếu không có lý thuyết về cách thức hoạt động của cơ chế, tương tác hoặc hiện tượng được đề xuất thì sẽ rất khó để thử và chứng minh những gì bạn đang cố gắng. Bạn phải hình thành một lý thuyết về quá trình bạn đang nghiên cứu, sau đó nghiên cứu của bạn là để chứng minh (hoặc bác bỏ) lý thuyết này. Đôi khi nghiên cứu của bạn sẽ đưa bạn đến những nơi mới mà bạn không nghĩ đến và lý thuyết của bạn sẽ thay đổi và bạn có được kinh nghiệm và thu thập dữ liệu.

Lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu đến nỗi nếu không có nó, nghiên cứu có thể rơi vào “hố đen” của nghiên cứu khoa học, đưa ra kết luận không có mối liên hệ hoặc tệ nhất là đảo ngược nguyên nhân và hậu quả.

Ví dụ: bạn bắt đầu nghiên cứu về nguyên nhân của các vụ tai nạn ô tô. Sau đó, bạn đặt câu hỏi cho rất nhiều người liên quan đến một vụ tai nạn xe hơi về những gì họ đã ăn hoặc uống trong ngày xảy ra tai nạn. Sau khi bạn thu thập tất cả các câu trả lời, bạn thực hiện thống kê. Cuối cùng, bạn vẽ ra kết quả cho thấy: 70% nồng độ cồn, 20% đồ tinh bột, 10% các loại thức ăn, uống, tạp chất khác.

Kết luận của bạn là gì? Uống rượu bia là thứ tồi tệ nhất để uống và lái xe. Liệu điều đó có đủ ý nghĩa để đưa đến kết luận? Và những con số cho thấy điều đó, phải không? Đó là lý thuyết sẽ có ý nghĩa trong kịch bản này.

Nếu bạn thực hiện một nghiên cứu về những suy nghĩ mới hoặc các quy luật tự nhiên, thì bạn sẽ cần tạo ra một lý thuyết mới từ dữ liệu của mình (và lý thuyết đó có thể chỉ là đọc dữ liệu sai hoặc gặp trục trặc). Lý thuyết này sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai để chỉ ra rằng lý thuyết của bạn có thành công hay không. Nếu OK, chỉ sau giai đoạn đó, lý thuyết mới của bạn sẽ được coi là lý thuyết kinh điển của khoa học và các nghiên cứu trong tương lai xa sẽ sử dụng nó để giải thích hoặc đưa ra ý nghĩa trong dữ liệu của họ.

Vì đơn giản là ngọn nguồn của nghiên cứu bắt đầu từ giả thiết, lý thuyết là nơi tổng hợp tất cả kết quả của giả thuyết sau này đặt ra và là nơi chấm dứt giả thiết ban đầu. Trước khi tồn tại lý thuyết thì sẽ luôn có giả thiết, giả thiết tồn tại là để minh chứng liệu có kết quả nào phù hợp với những lý thuyết. Ví dụ trong thuyết tương đối của Einstein đã có dự đoán về sóng hấp dẫn, nhưng trong suốt 100 năm từ 1916 đến 2016 thì sóng hấp dẫn đâu có kết quả gì, nó chỉ là 1 giả thiết mà thôi. Đến 2015, sau khi được phát hiện ra và đến 2016 mới công bố thì giả thiết này đã biến thành 1 lý thuyết. Khi này lý thuyết mới được hình thành và sau đó họ bắt đầu đặt ra những giả thuyết về sóng hấp dẫn để coi nó là gì? Nó ảnh hưởng thế nào?... Lý thuyết không phải tự dưng mà có, nó là nơi tổng hợp của mọi kết quả từ toán học đến thực nghiệm, ứng dụng. Nếu chỉ nói suông thì nó chả khác gì 1 lời chém gió vô căn cứ, thậm chí nó còn chả phải giả thiết

Không chỉ nghiên cứu, không phải tất cả những gì chúng ta đang thực hành đều đến từ lý thuyết đấy sao?