Tại sao Lý Thường Kiệt sử dụng tư tưởng "Tiên phát chế nhân" trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075-1077)?

  1. Lịch sử

Tuần này, mình đã đăng ký Noron! để mở phần [Tranh biện Sử Việt - Số 09] [Lý Thường Kiệt và nghệ thuật quân sự]. Mong mọi người tham gia tích cực trao đổi, thảo luận và tranh biện nhé!

Với việc đánh giá, phân tích tình hình trước thế địch mạnh, Lý Thường Kiệt cho rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”. Ông chủ trương “tiên phát chế nhân”, sử dụng hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ mở cuộc tiến công bằng cả đường thủy và đường bộ sang phía Nam đất Tống, nhanh chóng tiêu diệt các đồn, trại của giặc, triệt phá các căn cứ quân sự, hậu cần quan trọng ở dọc biên giới từ cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu cho tới thành Ung Châu. Tại sao Lý Thường Kiệt chọn tư tưởng này đem quân qua đất Tống trong khi thế địch là Tống mạnh hơn nước ta? Tại sao ông lại chọn đánh từ Khâm Châu trước? Vậy đây có gọi là xâm lược đất Tống của Lý Thường Kiệt không?

Trong tuần này mình xin mình mở chủ đề về nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt: "Tại sao Lý Thường Kiệt sử dụng tư tưởng "Tiên phát chế nhân" trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075-1077)?"

Mình mở chủ đề này, mong muốn mọi người cùng thảo luận và tranh biện thật tích cực và khách quan. Mọi người hãy viết bài và sử dụng tính năng "bài viết liên kết" để tham gia nhé.

Sau 1 tuần, mình và Noron! sẽ tổng hợp nội dung xuất sắc nhất để vinh danh và trao thưởng. Cảm ơn mọi người!

https://cdn.noron.vn/2020/04/06/ea3a6f4123942061e6ca48804d502fe8.png
Từ khóa: 

lý thường kiệt

,

tiên phát chế nhan

,

tranh biện sử việt

,

lịch sử

Trả lời

1 Quân chủ lực nhà Tống lên tới 100 vạn quân tập trung phía Bắc để chiến tranh với 2 nước Liêu-Hạ.

2 70 vạn quân Tống ở phía Nam đa phần là trưng binh (giống lính nghĩa vụ bây giờ), chưa qua trận mạc, huấn luyện ít, không tinh nhuệ, lại trải rộng trên diện tích hơn 2 triệu kilometers vuông ở hàng trăm thành trì, đồn trại khác nhau, lực lượng phân tán, nên số quân ở mỗi thành, trại không quá 5 vạn, có biến cũng không cứu kịp, chưa kể quan lại miền Nam tư tưởng cầu hoà, không hiếu chiến, ta sử dụng chiến thuật đánh vũ bão, diệt từng trại, lấy nhiều đánh ít, dùng dao mổ trâu chặt đầu từng con gà, lại sử dụng nghệ thuật tuyên truyền chính trị, rêu rao sự phi nghĩa của chính quyền Tống, không làm hại dân lành, chỉ đánh quân đội Tống, nên người dân cũng không chống đối ta quyết liệt (trừ Ung Châu) nên ta mới thắng. Chứ nếu toàn dân Tống cùng quân đội Tống đồng lòng đánh quân ta, thì 10 vạn quân Đại Việt sẽ vị tiêu diệt trong vài ngày.

3 Do khoảng cách địa lý xa, truyền tin tới kinh đô và tuyển quân mất cả tháng trời, nhà Tống phản ứng chậm chạp, phản ứng cứu viện giữa các thành gần như không có, không đoàn kết giữa các quan nên ta mới hạ được mấy thành, chứ nếu các quan đoàn kết thì chỉ 3 ngày là có trên dưới 30 vạn quân sẵn sàng đánh bại 10 vạn quân Đại Việt

Theo cá nhân mình có vài lý do:

1. Về mặt vật chất: Chiến thuật này tấn công vào các vị trí chiến lược của địch các thành Ung-Khâm-Liêm châu là điểm nút quan trọng, là điểm tụ về đường hành quân, tập kết quân nhu hậu cần, có giá trị chiến lược tối quan trọng cho kèo đánh Đại Việt. Mất vị trí này khiến quân Tống cơ bản tổn thất 10 năm chuẩn bị để đánh Đại Việt. Trước nay người ta khi nhìn nhận về chiến tranh đặc biệt là ở xứ ta hay đánh giá rất thấp các yếu tố hậu cần mà chỉ chú trọng vào tinh thần

2. Về mặt tinh thần : chiến thuật này khiến cho khoảng cách năng lực chiến tranh của Đại Việt phát triển lên 1 tầm mới, xưa nay không hiếm kèo ta đi lạc qua tàu nhưng để tấn công và phá hoại cứ điểm quan trọng về mặt quân sự như tụ Ung châu khiến cho cái tầm hình ảnh của một Thiên triều bất khả xâm phạm biến mất nhạt dần trong tiềm thức con dân Đại Việt.

3. Cái này là nguyên nhân về thực tế hoàn cảnh lịch sử: Nhà Lý đã có những hoat động tình báo bên tàu khá ổn nên nắm được những vấn đề nội tại của nhà Tống trong đó có quân đội biên cương yếu, cấm quân tinh nhuệ đang tụ ở bắc và yếu cũng như thiếu triệt để về kỵ binh. Đây có thể là yếu tố sống còn để chúng ta có đủ tự tin solo với bạn Tống

Vì đó là phế tống, như mấy triều khác thì không ai điên mà làm thế, tống thì cứ vô tư đi, nó vốn là phế tống mà.

1. Lý Thường Kiệt nắm rõ tin tức tức nhà Tống. Có nội gián và tình báo đưa thông tin chính xác về quân Tống. Quân binh các Châu vừa tuyển mộ chưa kịp huấn luyện. Số lượng và chất lượng ko nhiều. Quân tinh nhuệ từ phía Bắc chưa thể rút về kết hợp cùng. 
2. Lý Thường Kiệt đánh trước để Tống không kịp trở tay. Các cánh quân chưa kịp tập hợp. Dùng quân chủ lực đối đầu với quân bị chia nhỏ tại 3 Châu. 
3. Các vấn đề chính trị phức tạp của nhà Tống giúp Lý Thường Kiệt tự tin rằng Đại Việt sẽ ko bị phản công sau đó. 

không có bạn bè mãi mãi hay kẻ thù mãi mãi. Vốn từ trước đến khi đó, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vốn cũng chẳng xem là tốt đẹp gì. Vì chúng ta trong mắt Trung Quốc chỉ như một nước chư hầu, " sân sau" của nó, còn Việt Nam ta khi đó theo chủ trương hòa hình, hữu nghị, " nước sông không phạm nước giếng".

Tuy nhiên, Lý Thường Kiệt khi đó nhận được tin mật báo về việc xâm lược của quân Tống, cũng như sự chuẩn bị về quân, lương thực ở hai thành Khâm Châu, Liêm Châu. Nên cách hay nhất chính là dùng " tiên phát chế nhân, hay như ngày nay thì gọi là " đòn phủ đầu". Lý Thường Kiệt sử dụng " tiên phát chế nhân" nhằm 3 mục đích chính:

Một, tấn công vào Khâm Châu và Liêm Châu, xử lý 2 kho lương thực quan trọng, đóng vai trò chiến lược trong cuộc tấn công xâm lược của quân Tống. Khiến chúng phải cần thêm thời gian để khắc phục và chuẩn bị lại trước khi tấn công.

Hai, việc tấn công chơi đòn phủ đầu, nhanh, gọn và bén như Lý Thường Kiệt. Tấn công đúng trọng điểm và rút về ngay khi đạt được mục đích, vừa khiến địch tốn công sức và thời gian, vừa khiến ta có thể tận dụng thêm thời gian để chuẩn bị nghênh chiến trước khi quân Tống ập vào.

Ba, tạo nên tính chất bất ngờ. Từ trước đến nay, trong lịch sử nước ta chưa bao giờ chủ động tấn công thẳng qua Trung Quốc mà thường kháng chiến trong nước khi quân địch xâm lược. Do đó, đòn phủ đầu như một gáo nước lạnh xối thẳng vào tinh thần và khí thế của quân địch. Ngoài ra, nó còn thổi bùng khí thế cho quân ta, giúp quân ta tin rằng: Chúng ta có thể và nhất định thắng lợi, dù kẻ địch lớn mạnh thế nào. Một mũi tên trúng 2 đích!

Khi biết chắc chắn có thằng sẽ tìm đánh mình trong thời gian tới, vậy tại sao ta không rình đập vào chân nó trước để nó bị thương? Đó chính là lý do của Lý Thường Kiệt 

"Lúc đó nhà tống rệu rã quá rồi.
Thường Kiệt đánh đất Tống đâu phải ngày 1 ngày 2 mà cả tháng hơn nhưng lại k có bất kì sự cứu viện nào. Mình nghĩ có thể do 2 nguyên nhân:
1. Quân chính quy phần lớn chiến đấu ở chiến trường Liêu và Hạ, và những chiến trường này cách châu Ung và châu Liêm quá xa. Nước xa k cứu đc lửa gần vậy
2. Quân Đại Việt đánh vài đất Tống là nước lớn thì toàn là quân thiện chiến, do nguyên nhân ở trên mà cho dù các địa phương xung quanh muốn vẫn không thể tiếp ứng, lực lượng ít lại k thiện chiến. Ở lại thủ thành thì hơn"

Trích phần thảo luận của anh Phùng Trí Minh :)

Quân tinh nhuệ nhất của tống nằm ở tây bắc . Thêm nam tống mới loạn Phương Lạp . Quan ở Giang Nam chỉ lo vơ vét. Cải cách Vương Thạch An làm nội bộ đấu đá

- Tuấn Hoàng

Giữa các quốc gia với nhau vốn chẳng có cái gì gọi là hữu hảo cả, lợi ích là hàng đầu. Lúc chúng ta yếu và Khựa mạnh thì thế nào đội đấy cũng sẽ mang quân sang cắn chúng ta, vậy tại sao lúc Khựa yếu chúng ta ko thể cắn 1 miếng =)). Gọi đó là xâm lược thì cũng chẳng sai lắm. Mà thực ra ko phải là nhà Tống yếu, mà là cũng như các triều đại khác của Khựa, quân đều phải dàn trải ra trên nhiều mặt trận khác nhau, quân của nhà Tống ở mấy châu tiếp giáp với nước ta thời điểm đó mỏng và yếu.

Lý do cơ bản để mang quân sang đập thì hẳn là có tin tình báo sớm muộn đội Tống này cũng mang quân sang đánh nước ta, mang quân sang đập phá công trình, cầu đường gây khó khăn cho việc hành quân của địch, tận dụng thời gian cho ta chuẩn bị. Đánh Khâm Châu, Liêm Châu trước vì ngay sát biển, gần hơn, dễ dánh hơn. Ung Châu nằm sâu trong đất liền, thành cao hào sâu, ko phải đánh xong trong ngày 1 ngày 2 được, lúc đang đánh thành mà viện binh từ các châu này tới hỗ trợ quân ở trong thành thì rất bất lợi cho phe ta.

Ngoài ra, một yếu tố khác mang đến thắng lợi là sự bất ngờ, từ trước tới thời điểm đó, trong lịch sử của Khựa, chưa bao h nước ta dám chủ động mang quân sang xiên đội đấy thế nên quân phòng thủ của Khựa ở mặt này cũng chưa bao h được coi trọng lắm.