Tại sao Lưu Bị lại được tôn sùng hơn Tào Tháo dù bị người đời chê là giả nhân giả nghĩa?
Theo Sgzhee, sở dĩ Lưu Bị bị một số người cho là "giả nhân giả nghĩa", đạo đức giả là vì trong "Tam quốc diễn nghĩa" ông... "khóc" quá nhiều, thậm chí nhờ "khóc" mà làm nên đại nghiệp. Còn Tào Tháo, mặc dù hiện diện của những gì nham hiểm, đa nghi quỷ quyệt nhưng khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nói dám làm. Nhà lãnh đạo ĐCS Trung Quốc Mao Trạch Đông khâm phục Tào Tháo nhất trong các đế vương Trung Quốc và gọi ông là “vua của các vua”. Vậy tại sao Tào Tháo lại không được tôn sùng như Lưu Bị?
lịch sử
Thời kì Tam Quốc, tam phân thiên hạ, mỗi lãnh đạo đều có thế mạnh riêng, ai cũng muốn giành cho mình miếng bánh to nhất. Trong 3 lãnh đạo Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, nhân vật Tào Tháo vẫn luôn là người gây tranh cãi nhiều nhất.
Hậu nhân đều nói ông là gian tặc, nhân vật của ông trong các tác phẩm truyền hình đều là hình tượng xấu xa. Nhưng các nhà phê bình lịch sử lại khen ngợi ông nhiều hơn.
Có người cho rằng Tào Tháo bị oan, muốn lật lại "án" của ông, so sánh ông với Lưu Bị, xem xem rốt cuộc ai mới là người có nhiều thành tựu hơn.
Không có gì để nghi ngờ, so với Lưu Bị, Tào Tháo mạnh hơn rất nhiều. Người đời nên xem xét mọi chuyện một cách toàn diện chứ đừng dùng cái nhìn chủ quan của mình đi phán đoán mọi việc.
Thứ nhất, so về mặt thành tựu Lưu Bị không thể so được với Tào Tháo.
Tào Tháo khi đã có được cho mình một thế lực nhất định thì Lưu Bị lúc đó vẫn đang phiêu bạt bốn phương, thậm chí còn nương nhờ dưới trướng Tào Tháo một thời gian.
Hơn nữa, Tào Tháo không chỉ giỏi về mặt quân sự mà còn là một tài năng văn học, có thể viết thơ, hơn nữa ý thơ còn mượt mà và hay hơn rất nhiều so với nhiều nhà thơ có tiếng cùng thời.
Lưu Bị về phương diện văn học không thể nho nhã như Tào Tháo, bởi suy cho cùng thì Lưu Bị cũng xuất thân nông thôn nên nói chuyện không quá cầu kì, có phần phàm tục.
Dù cho liên minh Tôn Lưu có thể kết hợp lại dùng vũ lực đánh bại Tào Tháo thì hai người họ cũng mãi không bao giờ có thể giống thi vị, tao nhã như Tào Tháo, dùng thơ ca để biểu đạt cảm xúc trong lòng.
Hậu nhân nói Tào Tháo xấu xa, chủ yếu là bởi trong ấn tượng của họ ông giết người quá nhiều, hơn nữa chỉ tin bản thân, trước giờ không bao giờ tin vào người khác.
Khi Tào Tháo tạm thời nương nhờ nhà người khác, khi nghe thấy tiếng chủ nhà mài dao, ông cho rằng chủ nhà muốn giết mình nên đã ra tay giết chủ nhà và những người khác trước.
Sau này, khi phát hiện ra chủ nhà không hề có ý định giết mình mà chỉ đang muốn mổ lợn ăn mừng, dù biết mình sai nhưng Tào Tháo vẫn không hề hối hận mà còn nói ra câu nói nổi tiếng "thà là ta phụ thiên hạ chứ không để người trong thiên hạ phụ ta."
Ngày đó, cha của Tào Tháo ở Từ Châu bị người khác giết chết. Ông cho rằng có người cố ý làm ra chuyện này, vì vậy đã cho người đi nghe ngóng.
Sau khi biết được sự tình, liền cho người công đánh Từ Châu, giết người cướp bóc suốt dọc đường, giống như ác quỷ, muốn giết sạch cả Từ Châu.
Tào Tháo vì báo thù, đến người vô tội cũng không tha. Tàn ác, lạnh lùng, tàn nhẫn, cái xấu của mình Tào Tháo đều thể hiện ra cho mọi người biết chứ không hề giấu giếm.
Ngược lại Lưu Bị, sở dĩ ông được người đời yêu mến và tôn trọng hơn đó là bởi Lưu Bị đã giấu giếm rất tài tình cái ác của mình, trong mắt mọi người, bất kể làm gì, ông là một người tốt, một người có tấm lòng bao dung, nhân nghĩa. Tất cả những điều đó khiến ông trở thành một nhân vật chính diện điển hình.
Nhưng, nếu tìm hiểu kĩ về Lưu Bị, ta sẽ phát hiện ra nhân vật này thực ra là một người quỷ kế đa đoan.
Tự xưng hậu nhân hoàng thất, thật ra đó là chuyện của mấy đời sau, nhưng vì muốn có được sự công nhận của mọi người mà ông đã tự nâng cao địa vị xã hội của mình lên, bởi nếu không làm vậy thì đã chẳng thể có được địa vị như ngày hôm nay.
Thành công của Tào Tháo không phải là thành tựu phấn đấu của phụ thân ông mà là kết quả đến từ sự nỗ lực của chính ông, mặc dù thủ đoạn có vẻ không công bằng nhưng đó cũng là kĩ năng của ông.
Tuy nhiên, Tào Tháo thua Lưu Bị ở chỗ là không biết cách lấy lòng người, sống quá thật với bản chất của mình, về mặt này, Lưu Bị đã chiếm thế áp đảo, đây cũng là thứ duy nhất Lưu Bị giỏi hơn Tào Tháo, thắng được Tào Tháo và thắng được thiện cảm của quần chúng.
*Theo quan điểm của trang QQ
Castor Tuấn Ngọc
Thời kì Tam Quốc, tam phân thiên hạ, mỗi lãnh đạo đều có thế mạnh riêng, ai cũng muốn giành cho mình miếng bánh to nhất. Trong 3 lãnh đạo Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, nhân vật Tào Tháo vẫn luôn là người gây tranh cãi nhiều nhất.
Hậu nhân đều nói ông là gian tặc, nhân vật của ông trong các tác phẩm truyền hình đều là hình tượng xấu xa. Nhưng các nhà phê bình lịch sử lại khen ngợi ông nhiều hơn.
Có người cho rằng Tào Tháo bị oan, muốn lật lại "án" của ông, so sánh ông với Lưu Bị, xem xem rốt cuộc ai mới là người có nhiều thành tựu hơn.
Không có gì để nghi ngờ, so với Lưu Bị, Tào Tháo mạnh hơn rất nhiều. Người đời nên xem xét mọi chuyện một cách toàn diện chứ đừng dùng cái nhìn chủ quan của mình đi phán đoán mọi việc.
Thứ nhất, so về mặt thành tựu Lưu Bị không thể so được với Tào Tháo.
Tào Tháo khi đã có được cho mình một thế lực nhất định thì Lưu Bị lúc đó vẫn đang phiêu bạt bốn phương, thậm chí còn nương nhờ dưới trướng Tào Tháo một thời gian.
Hơn nữa, Tào Tháo không chỉ giỏi về mặt quân sự mà còn là một tài năng văn học, có thể viết thơ, hơn nữa ý thơ còn mượt mà và hay hơn rất nhiều so với nhiều nhà thơ có tiếng cùng thời.
Lưu Bị về phương diện văn học không thể nho nhã như Tào Tháo, bởi suy cho cùng thì Lưu Bị cũng xuất thân nông thôn nên nói chuyện không quá cầu kì, có phần phàm tục.
Dù cho liên minh Tôn Lưu có thể kết hợp lại dùng vũ lực đánh bại Tào Tháo thì hai người họ cũng mãi không bao giờ có thể giống thi vị, tao nhã như Tào Tháo, dùng thơ ca để biểu đạt cảm xúc trong lòng.
Hậu nhân nói Tào Tháo xấu xa, chủ yếu là bởi trong ấn tượng của họ ông giết người quá nhiều, hơn nữa chỉ tin bản thân, trước giờ không bao giờ tin vào người khác.
Khi Tào Tháo tạm thời nương nhờ nhà người khác, khi nghe thấy tiếng chủ nhà mài dao, ông cho rằng chủ nhà muốn giết mình nên đã ra tay giết chủ nhà và những người khác trước.
Sau này, khi phát hiện ra chủ nhà không hề có ý định giết mình mà chỉ đang muốn mổ lợn ăn mừng, dù biết mình sai nhưng Tào Tháo vẫn không hề hối hận mà còn nói ra câu nói nổi tiếng "thà là ta phụ thiên hạ chứ không để người trong thiên hạ phụ ta."
Ngày đó, cha của Tào Tháo ở Từ Châu bị người khác giết chết. Ông cho rằng có người cố ý làm ra chuyện này, vì vậy đã cho người đi nghe ngóng.
Sau khi biết được sự tình, liền cho người công đánh Từ Châu, giết người cướp bóc suốt dọc đường, giống như ác quỷ, muốn giết sạch cả Từ Châu.
Tào Tháo vì báo thù, đến người vô tội cũng không tha. Tàn ác, lạnh lùng, tàn nhẫn, cái xấu của mình Tào Tháo đều thể hiện ra cho mọi người biết chứ không hề giấu giếm.
Ngược lại Lưu Bị, sở dĩ ông được người đời yêu mến và tôn trọng hơn đó là bởi Lưu Bị đã giấu giếm rất tài tình cái ác của mình, trong mắt mọi người, bất kể làm gì, ông là một người tốt, một người có tấm lòng bao dung, nhân nghĩa. Tất cả những điều đó khiến ông trở thành một nhân vật chính diện điển hình.
Nhưng, nếu tìm hiểu kĩ về Lưu Bị, ta sẽ phát hiện ra nhân vật này thực ra là một người quỷ kế đa đoan.
Tự xưng hậu nhân hoàng thất, thật ra đó là chuyện của mấy đời sau, nhưng vì muốn có được sự công nhận của mọi người mà ông đã tự nâng cao địa vị xã hội của mình lên, bởi nếu không làm vậy thì đã chẳng thể có được địa vị như ngày hôm nay.
Thành công của Tào Tháo không phải là thành tựu phấn đấu của phụ thân ông mà là kết quả đến từ sự nỗ lực của chính ông, mặc dù thủ đoạn có vẻ không công bằng nhưng đó cũng là kĩ năng của ông.
Tuy nhiên, Tào Tháo thua Lưu Bị ở chỗ là không biết cách lấy lòng người, sống quá thật với bản chất của mình, về mặt này, Lưu Bị đã chiếm thế áp đảo, đây cũng là thứ duy nhất Lưu Bị giỏi hơn Tào Tháo, thắng được Tào Tháo và thắng được thiện cảm của quần chúng.
*Theo quan điểm của trang QQ
Nhìn Cái Gì?
Nguyễn Lê Hùng
Thực tế thì chúng ta có thể nhìn rõ là so với Lưu Bị, Tào Tháo nhỉn hơn rất rất nhiều về các mặt. Chúng ta nên nhìn nhận một cách toàn diện chứ không nên đánh giá dựa vào một khía cạnh hay một tiểu tiết nào đấy trong lịch sử, đặc biệt là phải nhìn nhận một cách khách quan. Có thể thấy rõ, về mặt thành tự, Lưu Bị không thể so được với Tào Tháo. Ngay lúc Tào Tháo nắm trong tay mình một thế lực nhất định thì Lưu Bị lúc đó vẫn đang phiêu bạt bốn phương, thậm chí còn nương nhờ dưới trướng Tào Tháo một thời gian. Thêm vào đó, Tào Tháo là một người thực sự văn võ song toàn, không chỉ giỏi về mặt quân sự mà còn là một tài năng văn học, có thể viết thơ, đặc biệt ý thơ không những còn mượt mà và hay hơn rất nhiều so với nhiều nhà thơ có tiếng cùng thời. Xét về phương diện văn học, Lưu Bị không thể nho nhã như Tào Tháo, bởi suy cho cùng thì Lưu Bị cũng xuất thân nông thôn nên nói chuyện không quá cầu kì, có phần phàm tục. Dù cho liên minh Tôn Lưu có thể kết hợp lại dùng vũ lực đánh bại Tào Tháo thì hai người họ cũng mãi không bao giờ có thể giống thi vị, tao nhã như Tào Tháo, dùng thơ ca để biểu đạt cảm xúc trong lòng.