Tại sao lịch sử Việt Nam ta hay như vậy mà vẫn chưa sản xuất được những bộ phim cổ trang xứng đáng?
Nằm vùng "Thoại sử đàm lâu" đọc được nhiều câu chuyện tình cảm động và day dứt quá. Nếu chuyện tình bi thảm của của công chúa Thiên Thụy và tướng quân Trần Khánh Dư được dựng phim thì hay biết mấy.
Tiếc là lịch sử Việt Nam mình với nhiều câu chuyện thú vị lại chưa thể chuyển thể thành phim xứng đáng với kỳ vọng của khán giả. Đây có lẽ cũng là nỗi đau đáu không nguôi của các nhà làm phim yêu sử Việt.
Một cảnh trong phim dã sử - cổ trang "Đêm hội Long Trì" (1989) của cố đạo diễn Hải Ninh:
viet_nam
,phim_co_trang
,văn hóa
,nghệ thuật
Theo mình lịch sử hay là một phần còn đâu muốn xây dựng được một bộ phim "xứng đáng" như bạn nói còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Làm phim cổ trang đồng nghĩa ekip phải dấn thân vào một cuộc chơi mà ở đó những sai sót dù là nhỏ nhất cũng có thể hủy hoại cả một tác phẩm. Từ việc đầu tư cho tới khâu biên kịch, thiết kế, đạo cụ hay lấy bối cảnh sao cho đúng với lịch sử đều đòi hỏi sự tỉ mỉ. Ngay cả diễn viên cũng phải tìm lối diễn cho hợp.
Ngoài những yếu tố ngoại cảnh ấy ra thì còn một vấn đề nữa là áp lực doanh thu và văn hóa trong khi chi phí sản xuất quá lớn. Để hoàn thành 1 tác phẩm cổ trang hay phải tìm tòi, nghiên cứu và đầu tư rất nhiều. Con số ấy thậm chí có thể lên cả tỷ đồng nhưng khi chiếu thì vẫn lỗ nặng, doanh thu không đủ bù vào nguồn vốn đầu tư quá lớn.
Giống như bạn nói mặc dù Việt Nam có bề dày lịch sử với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước nên đương nhiên nguồn tài nguyên đề tài rất dồi dào, phong phú. Thế nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào để đưa chúng lên màn ảnh một cách khéo léo, tránh nhạy cảm? Điều đó ở Việt Nam có vẻ chưa ai đủ sức làm được. Có thể là phim cổ trang Việt vẫn còn yếu và thiếu về chất lượng cũng như số lượng. Mình không có ý gì đâu nhưng nếu so với phim cổ trang Hàn và Trung sẽ rõ.
Nhưng với hiện tại, giới trẻ ngày nay có xu hướng tìm hiểu và tiếp cận với những phong trào lịch sử cũng như họ có kiến thức hơn về mặt công nghệ và một số mảng khác. Có lẽ họ sẽ khiến phim cổ trang Việt được cất cánh.
Trân Trân
Theo mình lịch sử hay là một phần còn đâu muốn xây dựng được một bộ phim "xứng đáng" như bạn nói còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Làm phim cổ trang đồng nghĩa ekip phải dấn thân vào một cuộc chơi mà ở đó những sai sót dù là nhỏ nhất cũng có thể hủy hoại cả một tác phẩm. Từ việc đầu tư cho tới khâu biên kịch, thiết kế, đạo cụ hay lấy bối cảnh sao cho đúng với lịch sử đều đòi hỏi sự tỉ mỉ. Ngay cả diễn viên cũng phải tìm lối diễn cho hợp.
Ngoài những yếu tố ngoại cảnh ấy ra thì còn một vấn đề nữa là áp lực doanh thu và văn hóa trong khi chi phí sản xuất quá lớn. Để hoàn thành 1 tác phẩm cổ trang hay phải tìm tòi, nghiên cứu và đầu tư rất nhiều. Con số ấy thậm chí có thể lên cả tỷ đồng nhưng khi chiếu thì vẫn lỗ nặng, doanh thu không đủ bù vào nguồn vốn đầu tư quá lớn.
Giống như bạn nói mặc dù Việt Nam có bề dày lịch sử với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước nên đương nhiên nguồn tài nguyên đề tài rất dồi dào, phong phú. Thế nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào để đưa chúng lên màn ảnh một cách khéo léo, tránh nhạy cảm? Điều đó ở Việt Nam có vẻ chưa ai đủ sức làm được. Có thể là phim cổ trang Việt vẫn còn yếu và thiếu về chất lượng cũng như số lượng. Mình không có ý gì đâu nhưng nếu so với phim cổ trang Hàn và Trung sẽ rõ.
Nhưng với hiện tại, giới trẻ ngày nay có xu hướng tìm hiểu và tiếp cận với những phong trào lịch sử cũng như họ có kiến thức hơn về mặt công nghệ và một số mảng khác. Có lẽ họ sẽ khiến phim cổ trang Việt được cất cánh.