Tại sao lại tồn tại "Giấc mơ Mĩ". Có lí do gì để nước Mĩ đặc biệt đến vậy?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

american dream

,

xã hội

Từ góc nhìn của một người không sống ở Mỹ, tôi có thể nói với bạn rằng cái gọi là "Giấc mơ Mỹ" tồn tại chủ yếu do niềm tin vào một đất nước công bằng với cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Những người đó tin rằng chỉ cần nỗ lực hết mình và lao động chăm chỉ thì ai cũng có thể đạt được ước mơ của mình, một điều đôi khi là không thể ở những quốc gia đang chìm trong bạo lực, chiến tranh, bất bình đẳng xã hội do nhiều nguyên nhân liên quan đến thể chế hay lịch sử.

Tôi nói 'cái gọi là "giấc mơ Mỹ"' là bởi đó là một thứ mà phim ảnh hay truyền thông Mỹ nói về, chứ không nhất thiết là sự thật. Trên đời này có một thứ gọi là survivor bias. Bạn có thể thấy các bạn trẻ thành đạt nhờ các công ty công nghệ khởi nghiệp, các chàng ca sỹ với lối sống hào hoa, để rồi lầm tưởng rằng khởi nghiệp rất dễ, hay cứ cầm mic lên là thành ca sỹ. Đó không phải là cách cuộc đời vận hành. Vì chỉ có người kể chuyện thành công, chứ ít người kể chuyện thất bại, nên chúng ta không biết có bao nhiêu người đã thất bại. Sự thật là 99% công ty khởi nghiệp thất bại, và tỷ lệ người dấn thân vào showbiz để rồi bị bật ra không để lại dấu vết gì chắc chắn cũng rất cao, rất tiếc là tôi không có số liệu. Vậy nhưng chúng ta lại thường nhìn vào những kẻ thành công và kết luận. Đó là thiên kiến kẻ tồn tại.

Trường hợp nước Mỹ cũng vậy. "Giấc mơ Mỹ" tồn tại là bởi người ta tin vào các giá trị của sự tự do và bình đẳng ở nước Mỹ, nhưng sự thật là gì. Nếu bạn quan tâm một chút đến tình hình nước Mỹ, bạn sẽ hiểu rằng người Mỹ có sự tự tôn quốc gia mù quáng và ngành công nghiệp truyền thông quá mạnh, những thứ đó góp phần quan trọng cho sự lan tỏa của khái niệm "Giấc mơ Mỹ," hơn thứ tự do và bình đẳng ngày càng bị nhiều người nghi vấn.

Một nguyên nhân khác cho sự nổi tiếng của cụm từ "Giấc mơ Mỹ" là sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Nếu ai đó nghiêm túc tìm hiểu Mỹ và so sánh với Bắc Âu, Canada, Đức, hay thậm chí là Nhật, thì họ sẽ thấy với một người Mỹ bình thường thì được sống ở một nước khác có khi lại là một giấc mơ tuyệt vời.

Để hiểu thêm một chút, bạn có thể đọc một bài viết gần đây của anh Dương Ngọc Thái, chuyên gia bảo mật ở Google và là người có những trải nghiệm nên có để nói về nước Mỹ.

Trả lời

Từ góc nhìn của một người không sống ở Mỹ, tôi có thể nói với bạn rằng cái gọi là "Giấc mơ Mỹ" tồn tại chủ yếu do niềm tin vào một đất nước công bằng với cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Những người đó tin rằng chỉ cần nỗ lực hết mình và lao động chăm chỉ thì ai cũng có thể đạt được ước mơ của mình, một điều đôi khi là không thể ở những quốc gia đang chìm trong bạo lực, chiến tranh, bất bình đẳng xã hội do nhiều nguyên nhân liên quan đến thể chế hay lịch sử.

Tôi nói 'cái gọi là "giấc mơ Mỹ"' là bởi đó là một thứ mà phim ảnh hay truyền thông Mỹ nói về, chứ không nhất thiết là sự thật. Trên đời này có một thứ gọi là survivor bias. Bạn có thể thấy các bạn trẻ thành đạt nhờ các công ty công nghệ khởi nghiệp, các chàng ca sỹ với lối sống hào hoa, để rồi lầm tưởng rằng khởi nghiệp rất dễ, hay cứ cầm mic lên là thành ca sỹ. Đó không phải là cách cuộc đời vận hành. Vì chỉ có người kể chuyện thành công, chứ ít người kể chuyện thất bại, nên chúng ta không biết có bao nhiêu người đã thất bại. Sự thật là 99% công ty khởi nghiệp thất bại, và tỷ lệ người dấn thân vào showbiz để rồi bị bật ra không để lại dấu vết gì chắc chắn cũng rất cao, rất tiếc là tôi không có số liệu. Vậy nhưng chúng ta lại thường nhìn vào những kẻ thành công và kết luận. Đó là thiên kiến kẻ tồn tại.

Trường hợp nước Mỹ cũng vậy. "Giấc mơ Mỹ" tồn tại là bởi người ta tin vào các giá trị của sự tự do và bình đẳng ở nước Mỹ, nhưng sự thật là gì. Nếu bạn quan tâm một chút đến tình hình nước Mỹ, bạn sẽ hiểu rằng người Mỹ có sự tự tôn quốc gia mù quáng và ngành công nghiệp truyền thông quá mạnh, những thứ đó góp phần quan trọng cho sự lan tỏa của khái niệm "Giấc mơ Mỹ," hơn thứ tự do và bình đẳng ngày càng bị nhiều người nghi vấn.

Một nguyên nhân khác cho sự nổi tiếng của cụm từ "Giấc mơ Mỹ" là sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Nếu ai đó nghiêm túc tìm hiểu Mỹ và so sánh với Bắc Âu, Canada, Đức, hay thậm chí là Nhật, thì họ sẽ thấy với một người Mỹ bình thường thì được sống ở một nước khác có khi lại là một giấc mơ tuyệt vời.

Để hiểu thêm một chút, bạn có thể đọc một bài viết gần đây của anh Dương Ngọc Thái, chuyên gia bảo mật ở Google và là người có những trải nghiệm nên có để nói về nước Mỹ.

Một đất nước tự do đa dân tộc, đa sắc thái, chấp thuận mọi style khác nhau nhưng đó là truyền thông vậy thôi. Cuộc sống ở xứ cờ hoa không rực rỡ như phim ảnh đâu bạn ạ. Đọc tin Mỹ đang trục xuất Việt kiều về nước cũng buồn lắm.
Đặt chân lên mặt trăng là giấc mơ của số ít người dân.tôi nghĩ vậy