Tại sao lại là Ăn tết mà không phải Chơi Tết hay Nghỉ Tết?

  1. Văn hóa

Thường mọi người hay hỏi nhau "Ăn tết có Vui không " mà ít thấy hỏi nhau "Chơi Tết vui ko" hay "nghỉ tết vui không ?"

Theo bạn tại sao mọi người lại sử dụng "Ăn tết" ? 

Từ khóa: 

tết 2019

,

tết nguyên đán

,

ăn tết

,

văn hóa

Theo GS Trần Văn Khê: "Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành, “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu và “Đán” là buổi sáng sớm.

Đối với người Việt “ăn” không phải chỉ là đem những món dinh dưỡng cho cơ thể bằng những động tác nhai, nuốt… mà còn được xem như một nét sinh hoạt quan trọng nhứt trong đời sống: “Dĩ thực như thiên” (coi việc ăn uống như trời), trong dân gian cũng thường nói “Có thực mới vực được đạo”.

Chúng ta bắt đầu dạy cho trẻ mới lớn là dạy cho bé biết “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Xem qua các truyền thuyết trong thời kỳ tiền sử, chúng ta cũng thấy cái ăn là quan trọng. Khi vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho con, thì bảo rằng ai tìm được món ăn ngon nhứt sẽ được nhường ngôi. Rốt cuộc, người con tìm ra món “bánh chưng – bánh dầy” được cha truyền ngôi báu. Trong huyền thoại “Thánh Gióng”, một đứa trẻ 3 tuổi, khi ăn mấy chảo cơm đã vươn mình to lớn và đánh đuổi giặc Ân. Trong ca dao, tục ngữ cũng có rất nhiều câu nói về “ăn”.

Người Việt làm lụng suốt cả năm chỉ mong no đủ ba ngày Tết. Ngày Tết chỉ có ăn thôi mà không làm nữa. Và ta có những món ăn rất đặc biệt và đa dạng trong ngày Tết. Từ thực tế đó, ta có thể hiểu được vì sao người Việt mình không nói “mừng Tết” mà thường nói “ăn Tết”."

Người Việt trước kia lấy nghề nông làm gốc, ngày Tết là lúc nông nhàn, người ta đã tích trữ lương thực để chuẩn bị cho những ngày Tết được no đủ. Trong quan điểm xưa, những ngày đầu năm rất quan trọng, đầu năm no đủ, ấm êm sẽ báo hiệu một năm mới mùa vụ bội thu nên cái "ăn" được chăm lo chu đáo rồi mới đến "chơi". Ngày nay, ngành nghề đa dạng, đời sống người trẻ không còn gắn liền với nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thời tiết tự nhiên, lương thực thực phẩm cũng không còn thiếu thốn nên hẳn nhiên, nhu cầu "ăn" trong ngày Tết không còn quá quan trọng nữa mà nhu cầu "nghỉ ngơi", hay "chơi" Tết được ưu tiên lựa chọn. Đó là điều tất yếu, theo quy luận vận động tự nhiên của xã hội hiện đại, quy luật lựa chọn của văn hóa.

Trả lời

Theo GS Trần Văn Khê: "Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành, “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu và “Đán” là buổi sáng sớm.

Đối với người Việt “ăn” không phải chỉ là đem những món dinh dưỡng cho cơ thể bằng những động tác nhai, nuốt… mà còn được xem như một nét sinh hoạt quan trọng nhứt trong đời sống: “Dĩ thực như thiên” (coi việc ăn uống như trời), trong dân gian cũng thường nói “Có thực mới vực được đạo”.

Chúng ta bắt đầu dạy cho trẻ mới lớn là dạy cho bé biết “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Xem qua các truyền thuyết trong thời kỳ tiền sử, chúng ta cũng thấy cái ăn là quan trọng. Khi vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho con, thì bảo rằng ai tìm được món ăn ngon nhứt sẽ được nhường ngôi. Rốt cuộc, người con tìm ra món “bánh chưng – bánh dầy” được cha truyền ngôi báu. Trong huyền thoại “Thánh Gióng”, một đứa trẻ 3 tuổi, khi ăn mấy chảo cơm đã vươn mình to lớn và đánh đuổi giặc Ân. Trong ca dao, tục ngữ cũng có rất nhiều câu nói về “ăn”.

Người Việt làm lụng suốt cả năm chỉ mong no đủ ba ngày Tết. Ngày Tết chỉ có ăn thôi mà không làm nữa. Và ta có những món ăn rất đặc biệt và đa dạng trong ngày Tết. Từ thực tế đó, ta có thể hiểu được vì sao người Việt mình không nói “mừng Tết” mà thường nói “ăn Tết”."

Người Việt trước kia lấy nghề nông làm gốc, ngày Tết là lúc nông nhàn, người ta đã tích trữ lương thực để chuẩn bị cho những ngày Tết được no đủ. Trong quan điểm xưa, những ngày đầu năm rất quan trọng, đầu năm no đủ, ấm êm sẽ báo hiệu một năm mới mùa vụ bội thu nên cái "ăn" được chăm lo chu đáo rồi mới đến "chơi". Ngày nay, ngành nghề đa dạng, đời sống người trẻ không còn gắn liền với nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thời tiết tự nhiên, lương thực thực phẩm cũng không còn thiếu thốn nên hẳn nhiên, nhu cầu "ăn" trong ngày Tết không còn quá quan trọng nữa mà nhu cầu "nghỉ ngơi", hay "chơi" Tết được ưu tiên lựa chọn. Đó là điều tất yếu, theo quy luận vận động tự nhiên của xã hội hiện đại, quy luật lựa chọn của văn hóa.

Vì ngày xưa, Tết là dịp để người ta được ăn uống thỏa thích, những món ngon mà ngày thường không được ăn, người ta sẽ ăn trong dịp Tết. Thậm chí, một trái dưa hấu ăn trong dịp Tết vẫn thấy ngon hơn ngày thường, và thấy nó đẹp lung linh hơn ngày thường. Còn như chơi hay nghỉ thì bình thường vẫn chơi vẫn nghỉ rồi ^^. Đó là Tết ngày xưa thôi, cái thời còn thiếu thốn ăn gì cũng thấy ngon. Giờ thì chơi là chủ yếu thì phải. :D

Những năm 1990 trở về trước, câu chào khi gặp nhau của những người ở quê (ngày nay vẫn còn nhưng ít hơn) là "... đã ăn cơm chưa?", thường chỉ là câu hỏi xã giao như "how are you" trong tiếng Anh vậy. Câu trả lời là "vừa ăn xong" "ăn rồi ạ".. Nghe ai có cơm ăn, ăn cơm rồi là mừng, giống như nghe "Vẫn khỏe" vậy. Vì hồi đó thiếu ăn mà.

Mình nghĩ "ăn tết" cũng giống vậy, một phần là do tết là dịp sum họp gia đình, làm bánh, làm mứt, nấu đồ ăn, cúng kiếng... mấy ngày đưa ông táo về trời thì không nấu bếp nữa, nên làm đồ ăn sẵn để đó cũng nhiều... mấy thứ này đều liên quan đến chữ "ăn".

Tết có chơi, có nghỉ, mà ăn là nhiều, hehe.

Vì tết thường là thời gian đoàn tụ với gia đình, cả nhà tụ tập ăn uống vui vẻ với nhau nên gọi là "Ăn tết".

"Chơi tết" thì do mọi người thường ko hay đi chơi nên chắc ko gọi là chơi tết, sau tết thì mọi người hay đi chơi xuân hay du xuân thôi =)).

"Nghỉ tết" thì e thấy vẫn có người xài mà, đặc biệt là đội học sinh vì với đám này, được nghỉ mới là quan trọng =)).    

Mấy từ bạn đưa ra đều có ý nghĩa riêng và đều được sử dụng chỉ là dùng theo ý nghĩa và hoàn cảnh nào thôi.

Ăn tết: từ thuần việt, có ý nghĩa là sau 1 năm bôn ba vất vả thì cuối năm là dịp sum họp ăn bữa cơm đoàn viên bên gia đình. Tết được hiểu là những bữa cơm hội họp tất cả các thành viên của gia đình.

Nghỉ tết: một năm bạn làm việc, buôn bán vất vả , những ngày nghỉ nhiều nhất là dịp tết âm lịch. Từ "nghỉ tết" sẽ dùng trong các trường hợp như: "bạn nghỉ tết bao nhiêu ngày?" hay "bạn nghỉ tết đến mùng mấy bán lại/đi làm lại?", "Bạn nghỉ tết hôm thứ mấy?"

Chơi tết thì sử dụng ở hiện tại nhiều vì tết bây giờ không chỉ là sum họp bên gia đình mà là dịp du lịch, nghỉ ngơi sau những ngày vất vả cả năm. Dùng nhiều nhất là "Bạn đi chơi tết ở đâu?"

- Miền Bắc thì có Bánh Chưng, Xôi gấc, Dưa hành, Thịt mỡ, Chả giò, Thịt gà, Nem rán....
- Miền Trung thì Bánh tét, Nem chua, Dưa món, Tôm chua, Chả bò, Thịt ngâm mắm, Thịt nấu đông, Thịt xíu,....

 - Miền Nam thì Thịt kho nước dừa, Củ kiệu tôm khô, Bánh tét, Canh khổ qua nhồi thịt, Dưa giá, Lạp xưởng,....

Chưa kể bánh mứt, trái cây,.....

Còn nghỉ tết thì sao? 9 ngày ngắn ngủi chớp mắt là xong chứ được dài như cô dâu 8 tuổi thì chắc cũng gọi là nghỉ Tết.

Chơi Tết, dọn nhà "đần" mặt ra chứ rảnh đâu mà chơi.

Tóm lại, ăn Tết là đúng nhất 🤣🤣