Tại sao lại có quan niệm ''Trọng nam khinh nữ'' ở thời xưa?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

văn hoá xưa

,

lịch sử

Để hiểu cho đúng vì sao có quan niệm "trọng nam khinh nữ". thì phải xét trên nhiều phương diện : 

  1. Phạm vi: Hầu hết các quốc gia trên thế giới giai đoạn trung kỳ kim khí và trước thập niên 40 của thế kỷ XX trừ 1 số thằng ở vùng xa xôi hẻo lánh hay 2 đứa dị là Đế chế Nữ chiến binh Amazon và Nữ nhi quốc ở Vân Nam thì đâu cũng cơ bản là thế cả. Thậm chí 1 số quốc gia dù tập tục là chế độ mẫu hệ nhưng trên phương diện quản lý quốc gia, quân đội, kinh tế thì đàn ông vẫn là trụ cột như Chiêm Thành, Chân Lạp và mấy đứa chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ
  2. Thời kỳ : trung kỳ kim khí thời đại đến tầm nửa đầu sau ww2 
  3. Đặc điểm: Người đàn ông nắm trọn vẹn sức mạnh kinh tế và nghĩa vụ với quốc gia, gia đình từ việc nhỏ như duy trì nòi giống, xây dựng gia đình đến việc lớn như lao dịch các công trình công cộng, xây dựng thủy lợi, hay nhân lực cho quân đội tác chiến phòng thủ hay phát động xâm lược. Phụ nữ ít có vai trò đáng kể, có khi chỉ đảm nhận 1 số tạp vụ nội chính hoặc tế tự chứ k có j nhiều, đôi khi vụt sáng vài nhân vật nhưng rồi cũng vụt tắt 

Tổng kết: Trọng nam khinh nữ không phải là hệ quả của riêng 1 học thuyết, tôn giáo hay tư tưởng nào, nó là kết quả của thời đại và lịch sử mà thôi. 

Cách để loại bỏ: Bao h phụ nữ có vị thế về kinh tế, tư tưởng, góc nhìn và tâm thế ngang đàn ông.....

Trả lời

Để hiểu cho đúng vì sao có quan niệm "trọng nam khinh nữ". thì phải xét trên nhiều phương diện : 

  1. Phạm vi: Hầu hết các quốc gia trên thế giới giai đoạn trung kỳ kim khí và trước thập niên 40 của thế kỷ XX trừ 1 số thằng ở vùng xa xôi hẻo lánh hay 2 đứa dị là Đế chế Nữ chiến binh Amazon và Nữ nhi quốc ở Vân Nam thì đâu cũng cơ bản là thế cả. Thậm chí 1 số quốc gia dù tập tục là chế độ mẫu hệ nhưng trên phương diện quản lý quốc gia, quân đội, kinh tế thì đàn ông vẫn là trụ cột như Chiêm Thành, Chân Lạp và mấy đứa chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ
  2. Thời kỳ : trung kỳ kim khí thời đại đến tầm nửa đầu sau ww2 
  3. Đặc điểm: Người đàn ông nắm trọn vẹn sức mạnh kinh tế và nghĩa vụ với quốc gia, gia đình từ việc nhỏ như duy trì nòi giống, xây dựng gia đình đến việc lớn như lao dịch các công trình công cộng, xây dựng thủy lợi, hay nhân lực cho quân đội tác chiến phòng thủ hay phát động xâm lược. Phụ nữ ít có vai trò đáng kể, có khi chỉ đảm nhận 1 số tạp vụ nội chính hoặc tế tự chứ k có j nhiều, đôi khi vụt sáng vài nhân vật nhưng rồi cũng vụt tắt 

Tổng kết: Trọng nam khinh nữ không phải là hệ quả của riêng 1 học thuyết, tôn giáo hay tư tưởng nào, nó là kết quả của thời đại và lịch sử mà thôi. 

Cách để loại bỏ: Bao h phụ nữ có vị thế về kinh tế, tư tưởng, góc nhìn và tâm thế ngang đàn ông.....

Tại vì hồi xưa người ta cho rằng nam là trụ cột trong gia đình. Người có thể nối dòng giống của tổ tiên
Thời xa xưa thường người nguyên thủy sẽ phân chia là phụ nữ thì đi hái lượm, đàn ông thì săn bắt. Sau này xuất hiện các công cụ nên việc săn bắt tạo ra giá trị kinh tế nhiều hơn, sức mạnh người đàn ông sẵn có cộng với kinh tế nên là sinh ra vấn đề quyền lực nắm hết vào tay người chồng, người cha. Lúc đó là đã có chuỵên nam nữ phân chia và xuất hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ rồi á.
Phần nữa là người phụ nữ có thai để sinh con nên lúc đó người ta cho rằng con gái là máy đẻ thôi. Chính phát minh thuốc phá thai đã 1 phần cân bằng lại chuyện đó và ng phụ nữ nếu không muốn có con vẫn độc lập đi làm việc kiếm tiền được.
Mình nghĩ việc trọng nam khinh nữ ở giai đoạn này vẫn còn, chỉ là giảm bớt thôi. Nếu không thì tại sao con theo họ cha chứ không theo họ mẹ? Chuyện bếp núc con gái vẫn làm, chứ đám tiệc kêu con trai xuốg rửa bát thì cũng khá trái lí lẽ thường. Nói chung nam nữ gì vẫn có cái thiệt và lợi. Thôi thì ráng sống hết đời vui vẻ là tốt rồi.
Có thể bạn đã biết hoặc chưa biết thì trước đây cũng từng có quan niệm ''Trọng nữ khinh nam''. Tuy nhiên vai trò và vị trí của hai giới có sự thay đổi là do chiều dài lịch sử và có sự khác nhau tùy theo thể chế, văn hóa và hệ tư tưởng mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia, dân tộc.
Ở thời kỳ nguyên thủy thì đàn ông chủ yếu làm nhiệm vụ săn bắt – một công việc hoàn toàn không đơn giản, không phải lúc nào cũng dễ dàng kiếm được sản phẩm và đòi hỏi phải có sức khỏe, sự mạnh mẽ và mạo hiểm; còn đàn bà làm nhiệm vụ hái lượm, chăm sóc gia đình vì vậy mà thời kỳ này vai trò của người phụ nữ được coi trọng, con cái thường mang họ mẹ. 
Tuy nhiên bước sang thời kỳ phong kiến thì người đàn ông được coi là trụ cột của gia đình, họ là lực lượng lao động chính và cũng là đối tượng mà thể chế xã hội hướng tới. Đàn ông được quyền tham gia các hoạt động xã hội, nắm giữ các vị trí quan trọng trong xã hội và họ có nhiều điều kiện, cơ hội được học hành, thăng tiến. Đàn ông luôn có vai trò lãnh đạo gia đình và xã hội. 
  • Ở phương Tây, đối với những nước theo chế độ quân chủ lập hiến, đàn ông mới có quyền tham gia vào các vị trí lãnh đạo tối cao; hay như chức vụ Giáo hoàng trong giáo hội công giáo Roma chỉ dành riêng cho nam giới. Một nước vẫn được gọi là “dân chủ” như Mỹ trong lịch sử 200 năm chưa từng có một nữ tổng thống…
  • Còn ở phương Đông, hệ tư tưởng Nho giáo đã phân biệt rõ vai trò của đàn ông và đàn bà. Đàn ông là trụ cột của gia đình, của mọi mối quan hệ. Trong gia đình, chồng nói thì vợ phải nghe. Phụ nữ là người “nâng khăn sửa áo cho chồng, chăm lo công việc gia đình. Có những người vợ tần tảo nuôi bố mẹ chồng, nuôi con thay chồng để chồng dùi mài kinh sử, thi lấy công danh. Họ là những “Cái cò lặn lội bờ sông/Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.
Có thể thấy trong xã hội phong kiến người đàn ông tham gia mọi mối quan hệ xã hội, giữ những vị trí quan trọng trong xã hội, vì vậy mà nam giới được coi trọng còn nữ giới lại bị coi thường. Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” thể hiện rõ điều đó. Nghĩa là có một người con trai cũng là có, nhưng có mười người con gái cũng coi như là không.
Tóm lại, sự khác nhau của vai trò người đàn ông và phụ nữ trong từng thời kỳ xuất phát từ sự phân công lao động trong xã hội.
https://cdn.noron.vn/2022/11/15/2-14587045881200x0-1668485335.jpg
Mình xin chia sẻ một chút cảm nhận của bản thân mình về vấn đề vì sao người Việt “trọng nam khinh nữ” nhé. Nhưng khái niệm “trọng nam khinh nữ” trong phần chia sẻ này của mình, chỉ được hiểu là có những việc sẽ kỳ vọng vào người con trai hơn người con gái. Chứ mọi người đừng hiểu theo nghĩa tôn trọng nam, khinh thường nữ nha. Và quan trọng nữa là, mọi thứ sẽ chỉ mang tính tương đối, phần chung chứ không phải là tất cả và hoàn toàn trong mỗi cá nhân con người hoặc gia đình cụ thể nào nhé!
  • Thứ nhất, thường trong cuộc sống của gia đình chúng ta, những khi có biến cố, những khi cần lo việc lớn, những gánh nặng trong nhà, thì thường người ta sẽ nghĩ đến con trai đầu tiên. Trong cuộc sống vợ chồng cũng vậy, nếu cuộc sống đói khổ vất vả quá, thường người ta sẽ chỉ trích, trách mắng người đàn ông đầu tiên chứ ít khi họ trách người phụ nữ.
  • Thứ hai, truyền thống chung của người Việt, khi cha mẹ về già, người con trai là có trách nhiệm chăm lo phụng dưỡng, khi họ mất đi thì có trách nhiệm thờ phụng hương khói. Ít ai mặc định trách nhiệm này người con gái phải lo.
  • Thứ ba, con gái lớn đi lấy chồng, nên họ sẽ chuyên tâm hơn cho nhà chồng, còn về phía nhà ngoại (cha mẹ đẻ) nếu họ có điều kiện để lo toan chăm sóc thì là tốt, còn nếu không thì không ai có quyền trách móc họ. Nhưng ngược lại, con trai mà không làm được điều đó thì chính là tội bất hiếu.
  • Thứ tư, trong gia đình, người con trai thường được coi là tâm điểm, là nơi để kết nối với mọi người trong gia đình. Có nhiều gia đình, bất kỳ một việc nào họ thường muốn coi người con trai là kim chỉ nam để liệu lo vạn sự, mọi người sẽ cùng theo, và trách nhiệm về hiệu quả là phụ thuộc vào người đó.
  • Cuối cùng, ngoài xã hội, chúng ta đều sẽ phải thừa nhận với nhau rằng, chúng ta thường mặc định hiểu: việc nặng = của đàn ông; việc khó = của đàn ông, trả tiền = người đàn ông, có quá nhiều việc = vô hình chung là trách nhiệm của người đàn ông.
Chính vì thế, cũng nên hiểu vì sao mà người Việt lại có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là vì thế. Bởi vì, suy cho cùng, thì dù sao đi nữa, đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, thì người con trai trong nhà (người đàn ông trong xã hội) họ vẫn là đối tượng được kỳ vọng để làm nhiều những trách nhiệm trong cuộc sống hơn. Bởi thế, trong tâm lý, tư duy của các gia đình, đều mong mỏi dành những chờ đợi, những trông mong và dồn những nội lực cần thiết khi có thể, chỉ cốt mong rằng trong tương lai, người con trai ấy (người đàn ông ấy) họ có đủ được những điều kiện để gánh vác, thực hiện những trách nhiệm mà họ phải nhận (chứ không phải là những người con gái).
Chính vì vậy, nếu bạn và tôi, chúng ta đang mặc định hiểu câu “trọng nam khinh nữ” là việc người con trai trong nhà thường được kỳ vọng hơn, được chú ý hơn, được tập trung hơn, thì chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, họ là chủ thể của nhiều trách nhiệm khác trong tương lai hoặc ngay thì hiện tại hơn.
Còn giả sử, chúng ta hiểu “trọng nam khinh nữ” là việc mọi thứ đều tôn trọng người nam còn coi cuộc sống, tinh thần của người nữ “như cỏ rác” thì đó chính là một điều đáng để lên án.
https://cdn.noron.vn/2022/07/14/2574127246429773537458825148767644560389857n-1657766122.png