Tại sao lại có những cặp đôi yêu nhau nhưng vốn lại là anh em họ?
Nếu bạn đang có thắc mắc như mình từng có, thì đúng đấy, trên đời có không thiếu các ''cặp đôi'' tuy là 2 anh em họ trong cùng một đại gia đình, nhưng lại có cảm xúc luyến ái dành cho nhau.
Nhưng tại sao việc đó lại khả thi nhỉ :-? xét theo góc độ cả sinh lí và tâm lí. Không phải những người thuộc cùng một gia tộc thường có mùi khá giống nhau, và con người thường lựa chọn bạn tình có mùi khác mình à? (gen trội gen lặn, chọn lọc tự nhiên gì gì đó)
cặp đôi
,tình yêu
,anh em họ
,anh em
,loạn luân
,giới tính
Cái này thì chẳng có gì lạ. Bạn cùng phòng hồi học đại học của mình lúc đó cũng đang bồ đứa em họ. Cách nhau tầm 3 đời. Hay ông bác bên bà nội mình cũng vậy mà gần hơn nữa.
Đúng là về mặt sinh học, sinh vật có những cơ chế nhằm đa dạng gen, tránh giao phối cận huyết. Đó là bản năng về cảm nhận mùi, hay đúng hơn là Pheromone do cơ thể mỗi cá thể tạo ra, gen gần nhau sẽ tạo ra mùi khiến cơ thể phản ứng. Nhưng ở con người, thì mặt lý trí đã lấn át bản năng rất nhiều, khả năng của nhận của con người đã bị mất dần cùng với việc phát triển lý trí. Dựa vào gia phả thì dễ dàng và đáng tin cậy hơn là dựa vào cái lỗ mũi. Nhỡ yêu nhau lúc bị cảm đến khi lành bệnh thì mọi việc đã quá muộn thì sao.
Trong các truyền thuyết xưa việc cận huyết khá thoải mái, các vị thần kết hôn với anh chị em mình, hòn vọng phu này. Hay thực tế Vua chúa ngày xưa cũng kết hôn cận huyết rất nhiều, cả Á cả Âu Phi. Nên cái rào cản mùi cơ thể nó thực sự chẳng mấy hiệu quả với con người. Đó là chưa kể đến nước hoa, sữa tắm, double mint,... nữa, càng làm tịt cái mũi đi còn đâu.
Nên 2 người bà con ko biết mối quan hệ của nhau thì việc gặp và nảy sinh tình cảm là bình thường.
Rào cản duy nhất là gia đình và dòng tộc. Bởi vậy, đừng xem thường mấy đám giỗ, chạp mà ko về.
Nguyễn Quang Vinh
Cái này thì chẳng có gì lạ. Bạn cùng phòng hồi học đại học của mình lúc đó cũng đang bồ đứa em họ. Cách nhau tầm 3 đời. Hay ông bác bên bà nội mình cũng vậy mà gần hơn nữa.
Đúng là về mặt sinh học, sinh vật có những cơ chế nhằm đa dạng gen, tránh giao phối cận huyết. Đó là bản năng về cảm nhận mùi, hay đúng hơn là Pheromone do cơ thể mỗi cá thể tạo ra, gen gần nhau sẽ tạo ra mùi khiến cơ thể phản ứng. Nhưng ở con người, thì mặt lý trí đã lấn át bản năng rất nhiều, khả năng của nhận của con người đã bị mất dần cùng với việc phát triển lý trí. Dựa vào gia phả thì dễ dàng và đáng tin cậy hơn là dựa vào cái lỗ mũi. Nhỡ yêu nhau lúc bị cảm đến khi lành bệnh thì mọi việc đã quá muộn thì sao.
Trong các truyền thuyết xưa việc cận huyết khá thoải mái, các vị thần kết hôn với anh chị em mình, hòn vọng phu này. Hay thực tế Vua chúa ngày xưa cũng kết hôn cận huyết rất nhiều, cả Á cả Âu Phi. Nên cái rào cản mùi cơ thể nó thực sự chẳng mấy hiệu quả với con người. Đó là chưa kể đến nước hoa, sữa tắm, double mint,... nữa, càng làm tịt cái mũi đi còn đâu.
Nên 2 người bà con ko biết mối quan hệ của nhau thì việc gặp và nảy sinh tình cảm là bình thường.
Rào cản duy nhất là gia đình và dòng tộc. Bởi vậy, đừng xem thường mấy đám giỗ, chạp mà ko về.