Tại sao lại có hội chứng trầm cảm theo mùa?

  1. Tâm lý học

Mình thấy hội chứng này khá phổ biến, liệu có phải do tác động của thời tiết không?

Từ khóa: 

tâm lý học

Hội chứng trầm cảm theo mùa có tên gọi tiếng Anh là Seasonal Affective Disorder (SAD). Đây là một hội chứng tâm lý trong đó một cá nhân với sức khỏe tâm thần ổn định có những triệu chứng trầm cảm vào một khoảng thời gian gần như cố định hằng năm. Có hai mốc thời gian phổ biến được quan sát ở những người gặp hội chứng này:

(1) Từ mùa thu đến cuối mùa đông.

(2) Vào mùa xuân hoặc đầu hè (ít xảy ra hơn).

https://cdn.noron.vn/2021/04/14/37598197442469040-1618370060.png

Một trong những biểu hiện tiêu biểu là ngủ quá giấc, cảm thấy mệt mỏi và ủ rủ suốt ngày, và đôi khi là tặng mạnh lo âu đối với khoảng thời gian mùa hè, v.v. [1]

Hiện tại giới khoa học vẫn chưa xác định cụ thể điều gì dẫn đến hội chứng SAD. Ở nhiều động vật, việc thay đổi hành vi sống vào mùa thu-đông là điều không hiếm có. Một trong những hành vi cực đoan nhất là ngủ đông (Hibernation), song bên cạnh đó vẫn có nhiều sự thay đổi lớn nhỏ khác nhau để đảm bảo sinh tồn qua khoảng thời gian đặc biệt khan hiếm thức ăn và ánh sáng mặt trời này. Một giả định chỉ ra rằng bởi vì bề dày lịch sự nghèo đói của loài người, việc trở nên ủ rũ và mệt mỏi là một trong những cách thích ứng để giảm nhu cầu nạp năng lượng [2]. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy phụ nữ gặp phải hội chứng SAD nặng hơn, từ đó gợi ý rằng đây cũng là một cách để điều tiết việc sinh sản. [3] Ở nhiều loài động vật khác cũng có thể thấy mùa giao phối thường diễn ra vào mùa xuân hoặc hè, khi nguồn thức ăn giàu có và nguồn nhiệt lượng dồi dào hơn.

https://cdn.noron.vn/2021/04/14/992554424516531-1618370105.png

Một vài giả thuyết khác cũng được đưa ra về nguyên nhân dẫn đến hội chứng.

- Trường hợp đầu tiên liên quan đến sự thiếu hụt hormone Serotonin do sự thiếu sáng - một loại hormone đóng vai trò trong việc ổn định cảm xúc, tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ.

- Trường hợp thứ hai liên quan đến sự tiết ra hormone Melatonin - một loại hormone giúp điều phối giấc ngủ được tiết ra bởi tuyến tùng (pineal gland) trong không gian tối hoặc thiếu sáng. Đối với khoảng thời gian thu-đông, sự thiếu sáng có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của hormone này trong cơ thể, từ đó tạo ra sự mệt mỏi và ngái ngủ ở người gặp hội chứng. [4]

- Một vài nghiên cứu khác lại nhìn vào sự liên hệ giữa tính cách con người và hội chứng. Sự liên hệ giữa tính cách nhạy cảm thái quá, dễ chiều lòng, thích xử lý vấn đề bằng việc né tránh, v.v. đã được quan sát thường xuyên ở những người gặp SAD. [5]

Việc chúng ta thỉnh thoảng thấy chán nản vì trời mưa liên tục hay bầu không khí lạnh lẽo vào mùa đông là lẽ thường tình. Tuy nhiên, nếu nhận thấy nó ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của bạn, đặc biệt đối với giấc ngủ và khẩu vị ăn uống, thì hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nhé.

[1]

[2] Kalbitzer J, Kalbitzer U, Knudsen GM, Cumming P, Heinz A (December 2013). "How the cerebral serotonin homeostasis predicts environmental changes: a model to explain seasonal changes of brain 5-HTT as intermediate phenotype of the 5-HTTLPR". Psychopharmacology. 230 (3): 333–43.

[3] Nesse RM, William GC (1996), Why we get sick (First ed.) New York vintange books.

[4]

[5]

Trả lời

Hội chứng trầm cảm theo mùa có tên gọi tiếng Anh là Seasonal Affective Disorder (SAD). Đây là một hội chứng tâm lý trong đó một cá nhân với sức khỏe tâm thần ổn định có những triệu chứng trầm cảm vào một khoảng thời gian gần như cố định hằng năm. Có hai mốc thời gian phổ biến được quan sát ở những người gặp hội chứng này:

(1) Từ mùa thu đến cuối mùa đông.

(2) Vào mùa xuân hoặc đầu hè (ít xảy ra hơn).

https://cdn.noron.vn/2021/04/14/37598197442469040-1618370060.png

Một trong những biểu hiện tiêu biểu là ngủ quá giấc, cảm thấy mệt mỏi và ủ rủ suốt ngày, và đôi khi là tặng mạnh lo âu đối với khoảng thời gian mùa hè, v.v. [1]

Hiện tại giới khoa học vẫn chưa xác định cụ thể điều gì dẫn đến hội chứng SAD. Ở nhiều động vật, việc thay đổi hành vi sống vào mùa thu-đông là điều không hiếm có. Một trong những hành vi cực đoan nhất là ngủ đông (Hibernation), song bên cạnh đó vẫn có nhiều sự thay đổi lớn nhỏ khác nhau để đảm bảo sinh tồn qua khoảng thời gian đặc biệt khan hiếm thức ăn và ánh sáng mặt trời này. Một giả định chỉ ra rằng bởi vì bề dày lịch sự nghèo đói của loài người, việc trở nên ủ rũ và mệt mỏi là một trong những cách thích ứng để giảm nhu cầu nạp năng lượng [2]. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy phụ nữ gặp phải hội chứng SAD nặng hơn, từ đó gợi ý rằng đây cũng là một cách để điều tiết việc sinh sản. [3] Ở nhiều loài động vật khác cũng có thể thấy mùa giao phối thường diễn ra vào mùa xuân hoặc hè, khi nguồn thức ăn giàu có và nguồn nhiệt lượng dồi dào hơn.

https://cdn.noron.vn/2021/04/14/992554424516531-1618370105.png

Một vài giả thuyết khác cũng được đưa ra về nguyên nhân dẫn đến hội chứng.

- Trường hợp đầu tiên liên quan đến sự thiếu hụt hormone Serotonin do sự thiếu sáng - một loại hormone đóng vai trò trong việc ổn định cảm xúc, tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ.

- Trường hợp thứ hai liên quan đến sự tiết ra hormone Melatonin - một loại hormone giúp điều phối giấc ngủ được tiết ra bởi tuyến tùng (pineal gland) trong không gian tối hoặc thiếu sáng. Đối với khoảng thời gian thu-đông, sự thiếu sáng có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của hormone này trong cơ thể, từ đó tạo ra sự mệt mỏi và ngái ngủ ở người gặp hội chứng. [4]

- Một vài nghiên cứu khác lại nhìn vào sự liên hệ giữa tính cách con người và hội chứng. Sự liên hệ giữa tính cách nhạy cảm thái quá, dễ chiều lòng, thích xử lý vấn đề bằng việc né tránh, v.v. đã được quan sát thường xuyên ở những người gặp SAD. [5]

Việc chúng ta thỉnh thoảng thấy chán nản vì trời mưa liên tục hay bầu không khí lạnh lẽo vào mùa đông là lẽ thường tình. Tuy nhiên, nếu nhận thấy nó ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của bạn, đặc biệt đối với giấc ngủ và khẩu vị ăn uống, thì hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nhé.

[1]

[2] Kalbitzer J, Kalbitzer U, Knudsen GM, Cumming P, Heinz A (December 2013). "How the cerebral serotonin homeostasis predicts environmental changes: a model to explain seasonal changes of brain 5-HTT as intermediate phenotype of the 5-HTTLPR". Psychopharmacology. 230 (3): 333–43.

[3] Nesse RM, William GC (1996), Why we get sick (First ed.) New York vintange books.

[4]

[5]

Vì có bạn đã trả lời khá chi tiết về nguyên nhân rồi, nên mình sẽ chia sẻ một số cách để có thể kiểm soát hội chứng SAD mà không để tình hình sức khỏe trở nên trầm trọng hơn.

1. Hít Thở Không Khí Trong Lành

Dành thời gian dạo chơi bên ngoài sẽ giúp xoa dịu đi các triệu chứng trầm cảm theo mùa.

Hãy cố gắng ra ngoài đi bộ 2 tiếng mỗi ngày. Đối với kiểu mùa này, dù trời nhiều mây hay có nắng, dành thời gian tận hưởng ảnh nắng ban ngày có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng đáng kể. Hãy ra ngoài chơi đùa với tuyết, nhảy múa dưới mưa để hấp thụ Vitamin D nhé.

Nếu bạn có thể tập thể dục bên ngoài, hiệu quả còn nhiều hơn thế nữa. (Tuy nhiên hãy lưu ý nếu nhiệt độ xuống quá thấp nhé).

2. Thử Liệu Pháp Ánh Sáng (light therapy)

Nhiều bác sĩ có thể đề nghị dùng liệu pháp ánh sáng để làm suy giảm những triệu chứng của SAD.

Theo lý thuyết, liệu pháp này hoạt động bằng cách thay đổi những chuỗi hoạt động hàng ngày của một người (Đồng hồ sinh học trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến thời điểm bạn thấy buồn ngủ) để giúp bộ não hấp thụ được nhiều serotonin hơn.

Phương pháp chữa trị cho tình trạng bệnh này thực hiện dưới dạng dùng đèn trị liệu - vì thế, không bất ngờ khi gọi nó là đèn trị liệu bằng ánh sáng.

Đèn trị liệu bằng ánh sáng đa dạng về độ sáng, loại ánh sáng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua. Bạn cũng có thể mua loại đèn này trực tuyến- tuy nhiên hãy đảm bảo tuân theo chỉ dẫn nếu bạn sử dụng liệu trình chữa trị này.

3. Chia Sẻ

Nếu như đôi khi bạn thấy thật tồi tệ, trút bầu tâm sự có lẽ sẽ giúp được bạn.

Hãy thử tâm sự với các chuyên gia, để có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp và chiến lược hữu hiệu khác, giúp đối chọi với hội chứng này một cách dễ dàng hơn.

4. Cân Nhắc Sử dụng Thuốc Chống Suy Nhược

Nhiều người cố gắng để tránh xa việc phải sử dụng thuốc - bởi lẽ, tiền duy trì thuốc thang có thể rất đắt. Thêm vào đó, thuốc chống suy nhược cũng chứa đựng một vài tác dụng phụ khá khinh khủng.

Tuy vậy, nó có thể giúp một người đang phải đối diện với chứng SAD trầm trọng kiểm soát cảm xúc và năng lượng của mình. Và như thế là đủ để giúp bạn vượt qua những tháng mùa đông đầy khó khăn rồi.

5. Làm Giảm Mức Độ Stress Của Bạn

SAD có thể gây ra căng thẳng khi bạn cứ luẩn quẩn làm những việc lặp đi lặp lại ngày qua ngày.

Vì thế, tốt nhất là nên cố gắng cân bằng giữa làm việc với nghỉ ngơi.

Bạn nên:

  • Tĩnh tâm

  • Tập Yoga

  • Đi bộ

  • Tập thể dục

Thành thực mà nói, bất cứ thứ gì làm bạn dễ chịu và thấy tốt hơn, đều rất đáng được chào đón khi bạn đang phải trải qua chứng SAD. Thế nhưng, luôn có những phương pháp tốt cho sức khỏe để thư giãn thay vì nốc rượu và ăn thả ga theo cách mà bạn muốn.

“Mọi sự đều có một mùa, một khoảnh khắc nhất định cho mỗi mục đích khác nhau: lúc để khóc, lúc để cười; khi thì tiếc thương, khi thì nhảy múa.” – Ecclesiastes ngày cũng có 4 buổi sáng trưa chiều tối... Sáng dậy sớm bực bội vì không được ngủ trưa thì tiếc 1 số chuyện tối đến gặp người yêu thì nhảy múa ôi...