Tại sao lại có 12 cung Hoàng Đạo?

  1. Chiêm tinh

Mình thấy tìm hiểu về cung Hoàng Đạo cũng thú vị phết, nhưng những lý thuyết về cái này từ đâu mà ra nhỉ?

Từ khóa: 

chiêm tinh

Chào bạn, thực ra nói 12 cung hoàng đạo thôi thì chưa đủ. Kiểu như là bạn chỉ mới tiếp xúc phần ngọn chứ chưa tiếp xúc tới phần gốc. Từ dạo facebook phổ biến 10 năm về trước, có rất nhiều dạng content xếp hạng 12 cung hoàng đạo làm cho nhiều người có định kiến về bộ môn này khá là nông cạn. Tuy nhiên, 12 cung hoàng đạo phát xuất từ một bộ môn cổ xưa là Chiêm Tinh học.

Có nhiều thuyết về xuất xứ của bộ môn này. Nhưng đa số đều tin rằng Chiêm Tinh có nguồn gốc từ nền văn minh Lưỡng Hà, chính là địa phận của Iraq ngày nay. Từ đó Chiêm Tinh được lưu truyền qua các quốc gia, nền văn minh khác nhau và diễn xuất ra khá nhiều lưu phái, như là Vedic của Ấn Độ, rồi Hy Lạp.

Chiêm tinh chính là việc xem vị trí của sao trời mà ứng nghiệm lên con người, cả về đặc điểm tính cách lẫn vận hạn. Có thể nói, Chiêm tinh chính là bộ môn khởi sinh ra Thiên Văn học hiện đại ngày nay, giống như Giả Kim thuật là nền tảng cho môn Hóa học vậy. Chiêm tinh và Thiên Văn song hành cùng nhau 1 khoảng thời gian khá là lâu, cho đến khi Thiên Văn liên tục có những phát hiện mới, từ hệ Nhật Tâm do Gallileo phát hiện, cho đến các tiểu hành tinh, sao chổi, sao lùn. Chiêm tinh bấy giờ quyết định dừng phát triển song hành cùng Thiên Văn lại, bởi vì các nhà Chiêm tinh nhận thấy các hành tinh nhỏ, sao lùn, sao chổi... đều có rất là ít tác động đặc trưng lên tính cách, vận hạn của con người. Thế nên, Chiêm tinh chỉ tập trung vô chủ yếu 9 hành tinh lớn mà ở gần Trái Đất nhất, vì nó có tác động mạnh mẽ nhất đến con người, đó là: Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Kim, Thủy, Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương và Diêm Vương.

Cần lưu ý, Chiêm tinh sử dụng hệ địa tâm, tức là xem Trái Đất là tâm, từ đó diễn hóa vòng tròn Hoàng Đạo xoay quanh tâm đó vào một thời điểm, không gian cụ thể. Nói như vậy không phải là các nhà Chiêm Tinh chối bỏ sự thực là Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, nhưng ý đồ ở đây chính là các nhà Chiêm Tinh đặc hệ quy chiếu là con người ở trên Trái Đất là trung tâm, từ đó các sao trời xoay quanh điểm trung tâm (con người ở trên Trái Đất) để đo lường, tính toán được ảnh hưởng của các sao trời xuống con người. Đó chính là ứng với câu nói nổi tiếng trong giới Chiêm Tinh là "As above, so below" tức là "Trên sao, dưới vậy". Dĩ nhiên, hệ Nhật Tâm (heliocentric) - lấy Mặt Trời làm trung tâm vẫn được sử dụng trong Chiêm Tinh, nhưng nó có một mục đích khác, sẽ bàn luận sau.

Các nhà Thiên Văn luôn báng bổ Chiêm Tinh bằng các lý do sau: sử dụng hệ Địa Tâm, có tới 13 cung Hoàng Đạo mà sao Chiêm Tinh vẫn chỉ xài 12 cung?... Xin thưa, Chiêm Tinh phương Tây sử dụng hệ quy chiếu Tropical - tức lấy mốc sự di chuyển tương quan giữa Trái Đất và Mặt Trời làm mốc. Lấy Trái Đất làm tâm, tương quan của Mặt Trời quanh Trái Đất trong 1 năm sẽ tạo thành một lộ trình hình tròn, đó chính là đường Hoàng Đạo. Chia đều đường Hoàng Đạo thành 12 cung, mỗi cung 30 độ. Sự tương quan này không hề thay đổi từ xưa đến giờ. Hàng năm cứ khoảng ngày 21/ 3 thì chúng ta có thời điểm Xuân Phân (Spring Equinox) khởi đầu ở cung Bạch Dương, 23/9 thì Thu Phân (Autumn Equinox) khởi đầu cung Thiên Bình, 21/6 là Hạ Chí (Summer Solstice) đánh dấu khởi đầu cung Cự Giải và 21/12 là Đông Chí (Winter Solstice) là khởi đầu cung Ma Kết.

Chiêm tinh Vedic của Ấn Độ sử dụng hệ quy chiếu Sidereal - lấy mốc để lập bảng đồ sao dựa trên vị trí thực của các chòm sao trên trời. Lấy Trái Đất là tâm, vị trí thực của các chòm sao trên Trời luôn có sự thay đổi chậm rãi do ảnh hưởng của hiện tượng Tuế Sai (precession). Tưởng tượng Trái Đất là một con quay khổng lồ với trục là đường nghiêng nối từ Nam Cực đến Bắc Cực. Do hiện tượng Tuế Sai, theo thời gian xoay tròn, thì trục của Trái Đất ngày càng thay đổi dẫn đến biến động vị trí của các chòm sao khi nhìn từ Trái Đất. Dĩ nhiên sự thay đổi này rất là lâu, khoảng 2150 năm. Hiện tại, chênh lệch vị trí giữa hành tinh tính theo hệ tropical và cũng hành tinh đó nhưng tính theo hệ sidereal là -25 độ. Ngoài ra, còn có một hệ quy chiếu, chính là hệ quy chiếu mà Thiên Văn học đang sử dụng, chính là hệ astronomical zodiac.

Chia sẻ đã dài, nếu bạn có hứng thú thì hãy tìm hiểu và đặt câu hỏi thêm. Mình sẽ vào giải đáp. Mình chỉ nhắc lại, Chiêm Tinh không phải là "pseudo science" như Thiên Văn đã báng bổ. Chiêm Tinh là một bộ môn Khoa học dựa trên thống kê, là nền tảng khai sinh ra rất nhiều bộ môn khoa học sau này: vật lý, toán, động lực học...

Trả lời

Chào bạn, thực ra nói 12 cung hoàng đạo thôi thì chưa đủ. Kiểu như là bạn chỉ mới tiếp xúc phần ngọn chứ chưa tiếp xúc tới phần gốc. Từ dạo facebook phổ biến 10 năm về trước, có rất nhiều dạng content xếp hạng 12 cung hoàng đạo làm cho nhiều người có định kiến về bộ môn này khá là nông cạn. Tuy nhiên, 12 cung hoàng đạo phát xuất từ một bộ môn cổ xưa là Chiêm Tinh học.

Có nhiều thuyết về xuất xứ của bộ môn này. Nhưng đa số đều tin rằng Chiêm Tinh có nguồn gốc từ nền văn minh Lưỡng Hà, chính là địa phận của Iraq ngày nay. Từ đó Chiêm Tinh được lưu truyền qua các quốc gia, nền văn minh khác nhau và diễn xuất ra khá nhiều lưu phái, như là Vedic của Ấn Độ, rồi Hy Lạp.

Chiêm tinh chính là việc xem vị trí của sao trời mà ứng nghiệm lên con người, cả về đặc điểm tính cách lẫn vận hạn. Có thể nói, Chiêm tinh chính là bộ môn khởi sinh ra Thiên Văn học hiện đại ngày nay, giống như Giả Kim thuật là nền tảng cho môn Hóa học vậy. Chiêm tinh và Thiên Văn song hành cùng nhau 1 khoảng thời gian khá là lâu, cho đến khi Thiên Văn liên tục có những phát hiện mới, từ hệ Nhật Tâm do Gallileo phát hiện, cho đến các tiểu hành tinh, sao chổi, sao lùn. Chiêm tinh bấy giờ quyết định dừng phát triển song hành cùng Thiên Văn lại, bởi vì các nhà Chiêm tinh nhận thấy các hành tinh nhỏ, sao lùn, sao chổi... đều có rất là ít tác động đặc trưng lên tính cách, vận hạn của con người. Thế nên, Chiêm tinh chỉ tập trung vô chủ yếu 9 hành tinh lớn mà ở gần Trái Đất nhất, vì nó có tác động mạnh mẽ nhất đến con người, đó là: Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Kim, Thủy, Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương và Diêm Vương.

Cần lưu ý, Chiêm tinh sử dụng hệ địa tâm, tức là xem Trái Đất là tâm, từ đó diễn hóa vòng tròn Hoàng Đạo xoay quanh tâm đó vào một thời điểm, không gian cụ thể. Nói như vậy không phải là các nhà Chiêm Tinh chối bỏ sự thực là Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, nhưng ý đồ ở đây chính là các nhà Chiêm Tinh đặc hệ quy chiếu là con người ở trên Trái Đất là trung tâm, từ đó các sao trời xoay quanh điểm trung tâm (con người ở trên Trái Đất) để đo lường, tính toán được ảnh hưởng của các sao trời xuống con người. Đó chính là ứng với câu nói nổi tiếng trong giới Chiêm Tinh là "As above, so below" tức là "Trên sao, dưới vậy". Dĩ nhiên, hệ Nhật Tâm (heliocentric) - lấy Mặt Trời làm trung tâm vẫn được sử dụng trong Chiêm Tinh, nhưng nó có một mục đích khác, sẽ bàn luận sau.

Các nhà Thiên Văn luôn báng bổ Chiêm Tinh bằng các lý do sau: sử dụng hệ Địa Tâm, có tới 13 cung Hoàng Đạo mà sao Chiêm Tinh vẫn chỉ xài 12 cung?... Xin thưa, Chiêm Tinh phương Tây sử dụng hệ quy chiếu Tropical - tức lấy mốc sự di chuyển tương quan giữa Trái Đất và Mặt Trời làm mốc. Lấy Trái Đất làm tâm, tương quan của Mặt Trời quanh Trái Đất trong 1 năm sẽ tạo thành một lộ trình hình tròn, đó chính là đường Hoàng Đạo. Chia đều đường Hoàng Đạo thành 12 cung, mỗi cung 30 độ. Sự tương quan này không hề thay đổi từ xưa đến giờ. Hàng năm cứ khoảng ngày 21/ 3 thì chúng ta có thời điểm Xuân Phân (Spring Equinox) khởi đầu ở cung Bạch Dương, 23/9 thì Thu Phân (Autumn Equinox) khởi đầu cung Thiên Bình, 21/6 là Hạ Chí (Summer Solstice) đánh dấu khởi đầu cung Cự Giải và 21/12 là Đông Chí (Winter Solstice) là khởi đầu cung Ma Kết.

Chiêm tinh Vedic của Ấn Độ sử dụng hệ quy chiếu Sidereal - lấy mốc để lập bảng đồ sao dựa trên vị trí thực của các chòm sao trên trời. Lấy Trái Đất là tâm, vị trí thực của các chòm sao trên Trời luôn có sự thay đổi chậm rãi do ảnh hưởng của hiện tượng Tuế Sai (precession). Tưởng tượng Trái Đất là một con quay khổng lồ với trục là đường nghiêng nối từ Nam Cực đến Bắc Cực. Do hiện tượng Tuế Sai, theo thời gian xoay tròn, thì trục của Trái Đất ngày càng thay đổi dẫn đến biến động vị trí của các chòm sao khi nhìn từ Trái Đất. Dĩ nhiên sự thay đổi này rất là lâu, khoảng 2150 năm. Hiện tại, chênh lệch vị trí giữa hành tinh tính theo hệ tropical và cũng hành tinh đó nhưng tính theo hệ sidereal là -25 độ. Ngoài ra, còn có một hệ quy chiếu, chính là hệ quy chiếu mà Thiên Văn học đang sử dụng, chính là hệ astronomical zodiac.

Chia sẻ đã dài, nếu bạn có hứng thú thì hãy tìm hiểu và đặt câu hỏi thêm. Mình sẽ vào giải đáp. Mình chỉ nhắc lại, Chiêm Tinh không phải là "pseudo science" như Thiên Văn đã báng bổ. Chiêm Tinh là một bộ môn Khoa học dựa trên thống kê, là nền tảng khai sinh ra rất nhiều bộ môn khoa học sau này: vật lý, toán, động lực học...