Tại sao lại cảm giác trống rỗng?

  1. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Theo như trải nghiệm và phân tích cá nhân của mình thì "cảm giác trống rỗng" có thể được hiểu theo hai cách:

(1) Là một trạng thái tâm lý khi trong tâm trí bạn không tồn tại những luồng suy nghĩ hay cảm xúc như bình thường bạn vốn có. Có thấy lấy hình tượng như một bể bơi đột nhiên bị rút hết nước.

https://cdn.noron.vn/2021/02/23/7570277361770791-1614051658_1024.png

Trường hợp này mình nghĩ xảy ra phần lớn bởi lý do sinh lý học. Điều này đơn thuần là khi cả cơ thể và trí não của bạn vừa sử dụng rất nhiều năng lượng cho các hoạt động tinh thần và cả thể chất, ví dụ như: Vừa làm xong một bài thi khó suốt mấy tiếng đồng hồ, vừa chạy một quãng nước rút, hay tất bật dọn nhà ngày Tết, v.v. Thậm chí việc bạn vừa mới thất tình cũng là một loại vận động tinh thần (sản sinh và duy trì các cảm xúc mãnh liệt) lẫn vật chất (thể hiện cảm xúc ra hành động như khóc, hét, quằn quại, v.v.).

Đặc biệt đối với những hoạt động tinh thần/trí óc, não có thể tiêu thụ rất nhiều năng lượng trong cơ thể dù chỉ chiếm 2% trọng lượng. Giáo sư Doug Boyer ở Đại học Duke cho biết :" Ở độ tuổi trung bình từ 5-6 tuổi, não có thể sử dụng tới 60% năng lượng". Thậm chí ở độ tuổi trưởng thành, việc tham gia điều khiển những hoạt động cơ bản (vốn là vô thức) như hít thở, tiêu hóa, và giữ ấm cũng đã khiến não tiêu thụ 20-25% mức năng lượng, tương đương với 350-450 calo/ngày - một con số mà bạn phải liên tục vận động chân tay nhiều tiếng đồng hồ mới đạt được. Chính vì thế, việc bạn vừa tham gia các hoạt động hao tốn năng lượng, bao gồm cả vận động thể chất lẫn tinh thần, sẽ có thể khiến bạn rơi vào trạng thái "trống rỗng" khi cơ thể không còn quá nhiều năng lượng để cung cấp cho não bộ.

Vấn đề trên có thể được xử lý khi bạn cung cấp thêm năng lượng và thời gian hồi phục cho cơ thể mình bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí.

(2) Vẫn tồn tại những suy nghĩ và cảm xúc trong tâm trí bạn, song cái "trống rỗng" ở đây chính là những "ý nghĩa" và "giá trị cảm xúc" trong đó. Loài người như những sinh vật "thèm khát ý nghĩa" bởi chúng ta luôn gán cho mọi hành động một ý nghĩa và mục đích nhất định. Điển hình như câu hỏi "Vì sao tôi tồn tại?", hay giới trẻ ngày nay lại có câu "Ý nghĩa của tuổi trẻ là gì?". Và một khi chúng ta bị tuột tay mất khỏi những ý nghĩa/mục đích đó, ta dễ dàng tìm thấy bản thân mình trôi dạt trong niềm suy tư không lối thoát.

https://cdn.noron.vn/2021/02/23/4383280353839375-1614051707_1024.png

Trường hợp (2) liên quan đến vấn đề tâm lý hơn và tạo ra nhiều cảm xúc tiêu cực hơn so với trường hợp (1) - vốn là một trạng thái sức khỏe rất tự nhiên. Cảm giác (đa phần tiêu cực) của trường hợp (2) xảy ra khi có những biến cố về mặt tâm lý, nhận thức bên trong bạn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của biến cố mà "cảm giác trống rỗng" này có ảnh hưởng nhiều hay ít đến đời sống của bạn. Mình sẽ lấy 3 ví dụ của mức độ nặng nhẹ:

- Mức độ nhẹ như việc bố mẹ bạn nhân dịp vắng nhà yêu cầu bạn tưới hết cây trồng trong vườn. Thế là bạn tích cực đổ đầy các xô nước rồi xách ra ngoài vườn tưới cây. Tuy nhiên, sau khi đã hoàn thành công việc, bạn nhận ra trong vườn có sẵn vòi nước để tưới. Thế rồi, bạn nhận ra rằng sự cố gắng vừa rồi của mình thật "trống rỗng" và "vô nghĩa" và rồi dành ra mấy phút ngồi bệt xuống đất cảm thấy mình thật ngu xuẩn.

- Mức độ nặng hơn như việc bạn đã dành ra cả tuổi thanh xuân để tập trung làm giàu bởi cho rằng đồng tiền sẽ làm mình hạnh phúc. Bạn ngó lơ bố mẹ, tình yêu, con cái của mình chỉ để cật lực tạo ra đồng tiền. Tuy nhiên, tại một thời điểm nào đó, bạn nhận ra rằng đồng tiền không làm bạn hạnh phúc. Và tệ hơn khi bạn muốn quay đầu nhưng bố mẹ, người yêu, con cái của bạn không còn bên cạnh. Tất cả các biến cố về mọi mặt của cuộc sống này khiến bạn cảm thấy sự tồn tại của mình thật trống rỗng. Và cái trống rỗng ở đây là việc bạn không tìm thấy bất cứ ý nghĩa thật sự nào trong mọi thứ mình làm.

- Ví dụ thứ 3 này đặc biệt hơn chút vì nó không phải là hậu quả trực tiếp từ sai lầm của bạn, mà là một biến cố nhận thức/tâm lý đầy bất ngờ (và đôi khi mang tính ngoại cảnh). Một ngày đẹp trời bạn đang tận hưởng hạnh phúc của mình, bỗng dưng bạn nhìn lên bầu trời rộng lớn và tự hỏi: "Tôi là ai trong thế giới rộng lớn này? Liệu sự sống của tôi có ý nghĩa không?" Bạn có thể coi sự tò mò này như là những thường thức triết học để giúp nhân sinh quan của bạn trở nên sâu sắc hơn, song vẫn có nhiều người bị cuốn vào hố đen của những câu hỏi đó. Đến cuối cùng, nhóm người bị cuốn vào cảm thấy bản thân họ thật "trống rỗng" khi so sánh với các thực thể to lớn, vĩ đại hơn.

Và vẫn còn rất nhiều các trường hợp khác liên quan đến "cảm giác trống rỗng" này. Để xử lý được nó, bản thân bạn phải cần một khoảng thời gian nhất định cũng như những sự hỗ trợ cảm xúc (và đôi khi cả vật chất) cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là một thử thách nếu bạn vượt qua, bạn sẽ đạt đến được sự trưởng thành và nhận thức sâu sắc hơn trong cuộc sống. Phải chăng cũng là cách tôi quan niệm rằng: "Sự thông thái sinh ra từ sự thống khổ."

Trả lời

Theo như trải nghiệm và phân tích cá nhân của mình thì "cảm giác trống rỗng" có thể được hiểu theo hai cách:

(1) Là một trạng thái tâm lý khi trong tâm trí bạn không tồn tại những luồng suy nghĩ hay cảm xúc như bình thường bạn vốn có. Có thấy lấy hình tượng như một bể bơi đột nhiên bị rút hết nước.

https://cdn.noron.vn/2021/02/23/7570277361770791-1614051658_1024.png

Trường hợp này mình nghĩ xảy ra phần lớn bởi lý do sinh lý học. Điều này đơn thuần là khi cả cơ thể và trí não của bạn vừa sử dụng rất nhiều năng lượng cho các hoạt động tinh thần và cả thể chất, ví dụ như: Vừa làm xong một bài thi khó suốt mấy tiếng đồng hồ, vừa chạy một quãng nước rút, hay tất bật dọn nhà ngày Tết, v.v. Thậm chí việc bạn vừa mới thất tình cũng là một loại vận động tinh thần (sản sinh và duy trì các cảm xúc mãnh liệt) lẫn vật chất (thể hiện cảm xúc ra hành động như khóc, hét, quằn quại, v.v.).

Đặc biệt đối với những hoạt động tinh thần/trí óc, não có thể tiêu thụ rất nhiều năng lượng trong cơ thể dù chỉ chiếm 2% trọng lượng. Giáo sư Doug Boyer ở Đại học Duke cho biết :" Ở độ tuổi trung bình từ 5-6 tuổi, não có thể sử dụng tới 60% năng lượng". Thậm chí ở độ tuổi trưởng thành, việc tham gia điều khiển những hoạt động cơ bản (vốn là vô thức) như hít thở, tiêu hóa, và giữ ấm cũng đã khiến não tiêu thụ 20-25% mức năng lượng, tương đương với 350-450 calo/ngày - một con số mà bạn phải liên tục vận động chân tay nhiều tiếng đồng hồ mới đạt được. Chính vì thế, việc bạn vừa tham gia các hoạt động hao tốn năng lượng, bao gồm cả vận động thể chất lẫn tinh thần, sẽ có thể khiến bạn rơi vào trạng thái "trống rỗng" khi cơ thể không còn quá nhiều năng lượng để cung cấp cho não bộ.

Vấn đề trên có thể được xử lý khi bạn cung cấp thêm năng lượng và thời gian hồi phục cho cơ thể mình bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí.

(2) Vẫn tồn tại những suy nghĩ và cảm xúc trong tâm trí bạn, song cái "trống rỗng" ở đây chính là những "ý nghĩa" và "giá trị cảm xúc" trong đó. Loài người như những sinh vật "thèm khát ý nghĩa" bởi chúng ta luôn gán cho mọi hành động một ý nghĩa và mục đích nhất định. Điển hình như câu hỏi "Vì sao tôi tồn tại?", hay giới trẻ ngày nay lại có câu "Ý nghĩa của tuổi trẻ là gì?". Và một khi chúng ta bị tuột tay mất khỏi những ý nghĩa/mục đích đó, ta dễ dàng tìm thấy bản thân mình trôi dạt trong niềm suy tư không lối thoát.

https://cdn.noron.vn/2021/02/23/4383280353839375-1614051707_1024.png

Trường hợp (2) liên quan đến vấn đề tâm lý hơn và tạo ra nhiều cảm xúc tiêu cực hơn so với trường hợp (1) - vốn là một trạng thái sức khỏe rất tự nhiên. Cảm giác (đa phần tiêu cực) của trường hợp (2) xảy ra khi có những biến cố về mặt tâm lý, nhận thức bên trong bạn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của biến cố mà "cảm giác trống rỗng" này có ảnh hưởng nhiều hay ít đến đời sống của bạn. Mình sẽ lấy 3 ví dụ của mức độ nặng nhẹ:

- Mức độ nhẹ như việc bố mẹ bạn nhân dịp vắng nhà yêu cầu bạn tưới hết cây trồng trong vườn. Thế là bạn tích cực đổ đầy các xô nước rồi xách ra ngoài vườn tưới cây. Tuy nhiên, sau khi đã hoàn thành công việc, bạn nhận ra trong vườn có sẵn vòi nước để tưới. Thế rồi, bạn nhận ra rằng sự cố gắng vừa rồi của mình thật "trống rỗng" và "vô nghĩa" và rồi dành ra mấy phút ngồi bệt xuống đất cảm thấy mình thật ngu xuẩn.

- Mức độ nặng hơn như việc bạn đã dành ra cả tuổi thanh xuân để tập trung làm giàu bởi cho rằng đồng tiền sẽ làm mình hạnh phúc. Bạn ngó lơ bố mẹ, tình yêu, con cái của mình chỉ để cật lực tạo ra đồng tiền. Tuy nhiên, tại một thời điểm nào đó, bạn nhận ra rằng đồng tiền không làm bạn hạnh phúc. Và tệ hơn khi bạn muốn quay đầu nhưng bố mẹ, người yêu, con cái của bạn không còn bên cạnh. Tất cả các biến cố về mọi mặt của cuộc sống này khiến bạn cảm thấy sự tồn tại của mình thật trống rỗng. Và cái trống rỗng ở đây là việc bạn không tìm thấy bất cứ ý nghĩa thật sự nào trong mọi thứ mình làm.

- Ví dụ thứ 3 này đặc biệt hơn chút vì nó không phải là hậu quả trực tiếp từ sai lầm của bạn, mà là một biến cố nhận thức/tâm lý đầy bất ngờ (và đôi khi mang tính ngoại cảnh). Một ngày đẹp trời bạn đang tận hưởng hạnh phúc của mình, bỗng dưng bạn nhìn lên bầu trời rộng lớn và tự hỏi: "Tôi là ai trong thế giới rộng lớn này? Liệu sự sống của tôi có ý nghĩa không?" Bạn có thể coi sự tò mò này như là những thường thức triết học để giúp nhân sinh quan của bạn trở nên sâu sắc hơn, song vẫn có nhiều người bị cuốn vào hố đen của những câu hỏi đó. Đến cuối cùng, nhóm người bị cuốn vào cảm thấy bản thân họ thật "trống rỗng" khi so sánh với các thực thể to lớn, vĩ đại hơn.

Và vẫn còn rất nhiều các trường hợp khác liên quan đến "cảm giác trống rỗng" này. Để xử lý được nó, bản thân bạn phải cần một khoảng thời gian nhất định cũng như những sự hỗ trợ cảm xúc (và đôi khi cả vật chất) cần thiết. Tuy nhiên, đây cũng là một thử thách nếu bạn vượt qua, bạn sẽ đạt đến được sự trưởng thành và nhận thức sâu sắc hơn trong cuộc sống. Phải chăng cũng là cách tôi quan niệm rằng: "Sự thông thái sinh ra từ sự thống khổ."

là tự do