Tại sao khuôn mặt khi nhìn qua gương khác hoàn toàn khi nhìn qua điện thoại?

  1. Khoa học

  2. Tư duy

Thật sự mình thấy rất lạ luôn ý cần mọi người giải thích mặc dù trên mạng rất nhiều nhưng mình chưa thỏa mãn bởi có nhiều thứ được khoa học chứng minh nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải.

Mặc dù là một loại gương thì khi soi hai gương khác nhau có khi gương mặt trở nên khác nhau rất nhiều.

Qua điện thoại thì càng khác.

Why????

Từ khóa: 

gương

,

soi gương

,

điện thoại

,

khuôn mặt

,

khoa học

,

tư duy

Có thể được lý giải dưới các lý do dưới đây:

1. Sự phản chiếu của camera: Sở dĩ bạn thấy mình trông thật kì cục khi lên ảnh (đặc biệt là ảnh selfie) là do khuôn mặt bạn đã bị xoay sai chiều. Hằng ngày, bạn chỉ nhìn thấy khuôn mặt của mình trong gương, nên hình ảnh này trở nên quen thuộc tới nỗi bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên không thật nếu nó nhìn nó theo hướng đảo chiều.

2. Tâm lý thoải mái sẽ quyết định 90% độ đẹp của tấm ảnh: Cũng dễ hiểu khi bạn ở nhà soi gương, bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tự tin nhất. Tuy nhiên khi đối diện với máy ảnh, bạn sẽ rụt rè hơn, gượng gạo hơn. Bởi vậy, tâm lý thoải mái là thứ quyết định tới 90% sự xuất sắc của bức ảnh.

3. Góc nhìn khác nhau: Chẳng có ai sở hữu một góc mặt hoàn hảo cả. Đôi mắt có thể bên to bên nhỏ, lông mày bên cong bên thẳng... tạo nên một chỉnh thể với nhiều nét không cân đối. Vì thế nên khi chụp ảnh, bạn sẽ không biết được chụp góc nào chuẩn nhất

4. Bạn chỉ tập trung vào một điểm, mà không để ý tới tổng thể: Đừng quên rằng khi soi gương, chúng ta chỉ nhìn vào một số điểm nhất định ở hình ảnh phản chiếu mà khó có thể nhìn dược toàn cảnh. Trong khi đó, khi xem hình, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh và từ đây bạn có thể nhìn thấy những vấn đề mà soi gương mình không bao giờ thấy như dáng đi có vấn đề, tay đặt sai chỗ...

Nguồn:

Trả lời

Có thể được lý giải dưới các lý do dưới đây:

1. Sự phản chiếu của camera: Sở dĩ bạn thấy mình trông thật kì cục khi lên ảnh (đặc biệt là ảnh selfie) là do khuôn mặt bạn đã bị xoay sai chiều. Hằng ngày, bạn chỉ nhìn thấy khuôn mặt của mình trong gương, nên hình ảnh này trở nên quen thuộc tới nỗi bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên không thật nếu nó nhìn nó theo hướng đảo chiều.

2. Tâm lý thoải mái sẽ quyết định 90% độ đẹp của tấm ảnh: Cũng dễ hiểu khi bạn ở nhà soi gương, bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tự tin nhất. Tuy nhiên khi đối diện với máy ảnh, bạn sẽ rụt rè hơn, gượng gạo hơn. Bởi vậy, tâm lý thoải mái là thứ quyết định tới 90% sự xuất sắc của bức ảnh.

3. Góc nhìn khác nhau: Chẳng có ai sở hữu một góc mặt hoàn hảo cả. Đôi mắt có thể bên to bên nhỏ, lông mày bên cong bên thẳng... tạo nên một chỉnh thể với nhiều nét không cân đối. Vì thế nên khi chụp ảnh, bạn sẽ không biết được chụp góc nào chuẩn nhất

4. Bạn chỉ tập trung vào một điểm, mà không để ý tới tổng thể: Đừng quên rằng khi soi gương, chúng ta chỉ nhìn vào một số điểm nhất định ở hình ảnh phản chiếu mà khó có thể nhìn dược toàn cảnh. Trong khi đó, khi xem hình, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh và từ đây bạn có thể nhìn thấy những vấn đề mà soi gương mình không bao giờ thấy như dáng đi có vấn đề, tay đặt sai chỗ...

Nguồn:

Đây là đáp án trong Podcast "Vì sao thế nhỉ?"
Phần 1: Yếu tố chủ quan
Thứ nhất: Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên. Do não bạn đã mặc định hình ảnh trong gương của bạn, và bạn sẽ thích thứ quen thuộc đó.
Thứ hai: Mặt chúng ta hầu hết mn đều bất đối xứng, nên là nhìn trong máy ảnh sẽ ngược với gương nên bạn sẽ thấy mặt bạn bị lệch
Thứ ba: Chúng ta so sánh mặt bản thân với tiêu chuẩn cái đẹp chung của xã hội khiến ta bị mặc cảm.
Phần 2: Khách quan
Thứ nhất: Gương cho ảnh 3D, ảnh cho hình ảnh 2D. Một số chi tiết trên gương mặt đã phẳng hơn gương và tùy vào tiêu cự máy ảnh mặt bạn sẽ to nhỏ khác nhau. Mắt người độ phân giải cũng cao hơn máy ảnh
Thứ hai: Yếu tố ánh sáng, khi soi gương não bộ sẽ liên tục điều chỉnh về hình dáng quen thuộc. Còn máy ảnh thì phải biết điều chỉnh ánh sáng, có thể nói ánh sáng là thứ quyết định trong nhiếp ảnh
Thứ ba: Khi chúng ta soi gương, chúng ta liên tục điều chỉnh cơ mặt để có dáng mặt đẹp nhất, còn khi chụp ảnh thì não mình sẽ ko điều chỉnh giống như bạn pause một video của một vloger bất kì và bắt được những biểu cảm mặt rất ngố của họ.
Nhưng bạn đừng lo, đó là phản ứng của não bạn thôi, còn mọi người vẫn nhìn bạn lâu nay vẫn vậy chứ cũng ko có đẹp xấu hơn đâu.

Ở chỗ mình cũng thế, mặt mình thường khác khi mình nhìn qua 2 loại gương á, theo như mình thấy thì người xung quanh nói mặt thật của chúng ta là ở trong gương thì chính xác hơn camera điện thoại, laptop.. vì nó có chút chỉnh mặt chúng ta trắng, thon mặt hay bớt nếp nhăn hơn gì đó, vì thế cam thường cũng chẳng thực tế được như gương đâu ạ. Nhưng mà gương thì lại có nhiều loại như gương nhà tắm là gương phẳng; gương ở xe máy, ô tô.. thường là gương cầu lồi; còn có gương cầu lõm nữa. Vì thế mặt của bạn thường khác nhau cũng là do nhìn qua khác loại gương ngoài ra còn tùy thuộc vào ánh sáng xung quanh để nổi bật khuôn mặt lên...trên đây là 1 chút ý kiến của mình nếu có sai sót gì mong không bị ném đá ạ -)))

Mình từng đọc ở đâu đó nói rằng, hình ảnh trong gương của chúng ta đẹp gấp 5 làn thực tế. Khá bất ngờ với nhận định này, mình đã đi tìm hiểu và biết được, ngoài những yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thiết bị...v.v thì tâm lý của chúng ta cũng góp phần tạo nên hiện tượng này.

Nhà nghiên cứu Nolan Feeney cho biết, chúng ta thường có thói quen soi gương khi ở nhà hoặc ít nhất là ở nơi mình cảm thấy an toàn. Điều này giúp bản thân trở nên tự tin và thoải mái hơn, nhờ đó mà khuôn mặt luôn giữ ở trạng thái tự nhiên nhất.

Ngược lại, khi chụp ảnh, nhiều người có đôi chút căng thẳng và gượng gạo, do phải tập trung tạo dáng như cố căng to mắt, cố nhếch môi để tạo nụ cười giả… Ngoài ra, những áp lực từ phó nháy, người đang chứng kiến, thậm chí là cả sự lo lắng về đánh giá của mọi người khi nhìn bức hình cũng khiến người chụp mất tự nhiên.