Tại sao không tử hình Napoléon Bonaparte?

  1. Lịch sử

  2. Hỏi xoáy Đáp hay

Mình thắc mắc là sau trận Waterloo thì Napoléon Bonaparte bị tống giam. Tại sao người ta không tử hình ông ấy với tội danh phản loạn chẳng hạn?

Ví dụ:

Napoléon trốn khỏi Elba ngày 26 tháng 2 năm 1815. Ông cập bến ở Golfe-Juan trên đất liền Pháp, hai ngày sau đó[140].

Trung đoàn số 5 được gửi tới để ngăn chặn ông và nối lại tuyến đường tới nam Grenoble vào mùng 7 tháng 3 năm 1815. Napoléon tiếp cận đội quân một mình, xuống ngựa và khi đứng trong tầm đạn, ông hét lên: "Ta ở đây. Giết Hoàng đế của các người đi, nếu các người muốn"[141].

Những người lính đáp lại bằng tiếng hô "Hoàng đế Vạn tuế!" ("Vive L'Empereur!") và hành quân cùng Napoléon tới Paris; Louis XVIII bỏ chạy.

Do vậy theo mình chừng tội này đủ kết tội phản loạn để kết án tử hình rồi. Do vậy mình thắc mắc tại không tử hình Napoléon Bonaparte?

Từ khóa: 

lịch sử

,

hỏi xoáy đáp hay

Câu hỏi: 

Mình thắc mắc là sau trận Waterloo thì Napoléon Bonaparte bị tống giam. Tại sao người ta không tử hình ông ấy với tội danh phản loạn chẳng hạn?

Trả lời:

Đây là luận điểm của tôi về vấn đề này:

Chúng ta hãy đi theo quy trình một tí:

Nếu việc tử hình Napoléon Bonaparte là một quyết định thì phải có Người ra quyết định đó.

Mà để là người có quyền tự nhiên để ra quyết định thì đó chính là những quốc gia trong “Liên Minh thứ 7” tại vì họ chính là những lực lượng đã hợp lực và đánh bại Đế chế Pháp của Hoàng Đế Napoléon Bonaparte. Mà có thể kể đến 4 quốc gia đóng góp nhiều nhất trong việc đánh bại Hoàng Đế nước Pháp đó là: Anh, Phổ, Nga, Áo những cường quốc có ảnh hưởng nhất châu Âu thời bấy giờ. Nên nhớ rằng Đế chế Pháp thua trận là do Liên Quân quá mạnh chứ không phải là do người dân Pháp đảo chính chống lại vị vua của mình. Do đó quyền sinh sát Napoléon sẽ phải được ít nhất là chia cho 4, dĩ nhiên vị vua lưu vong Louis XVIII của Pháp chẳng có quyền quyết định gì trong việc này, vì ông ta chẳng làm gì cả ngoài chạy trốn.

Vậy nếu quyền sinh sát chia cho 4 thì mỗi quốc gia trong liên minh phải cân nhắc lợi ích của quốc gia mình trước khi ra quyết định. Nên nhớ rằng Việc tử hình Bonaparte có thể có lợi cho nước này nhưng lại là bất lợi cho nước khác. Với nước Anh chẳng hạn thì tử hình Napoléon có lợi vì nước Pháp đã luôn là một đối thủ lớn nhất của người Anh trong mọi vấn đề từ kinh tế tới quân sự, việc một cá nhân có tài lãnh đạo như Napoléon đã bành trướng nước Pháp ra toàn cõi châu Âu là một mối nguy rất lớn, mặt khác nước Anh cũng ít rủi ro hơn các quốc gia khác vì là một đảo quốc và sở hữu hải quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhưng đối với Nga và Phổ thì lại khác, nếu giết chết Napoléon thì sẽ dấy lên lòng ái quốc của người dân Pháp vì vốn dĩ Napoléon chính là niềm kiêu hãnh của nước Pháp, chưa kể rất nhiều vùng lãnh thổ trên lục địa già vẫn đang chịu ảnh hưởng của nước Pháp, có thể kể đến như Công quốc Warszawa (Ba Lan) người Ba Lan vốn đã căm ghét người Nga từ lâu nên nước Pháp của Napoléon đã giúp họ được được độc lập khỏi các Nga Hoàng, còn có thể kể đến Liên bang sông Rhine cũng nhờ Napoléon mà độc lập khỏi Đế chế Áo, có thể nói đối với Nga, Phổ và Áo giết chết Napoléon chưa chắc đã là quyết định đúng đắn.

https://cdn.noron.vn/2024/06/11/2508813183027-1718119720.png

Hình 1: Vùng lãnh thổ ảnh hưởng của Pháp và Lãnh thổ còn lại của phe Liên Minh

Qua hình trên ta thấy Phổ, Nga và Áo là những nước chịu thiệt hại nặng nề hơn người Anh rất nhiều, sức mạnh của nước Pháp dưới thời Napoléon đã làm các quốc gia này suy kiệt và khiến họ mất quyền kiểm soát rất nhiều lãnh thổ kể trên. Nếu khiến người dân Pháp nổi giận và được giới tư sản và tướng lĩnh lãnh đạo đạo khơi mào một cuộc chiến mới, nên nhớ rằng dân số nước Anh năm 1815 còn chưa tới 10 triệu trong khi Pháp có dân số lên tới 21 triệu, thì Phổ, Nga, Áo có thể khó mà có thể phục hồi được nếu lại lao vào một cuộc chiến với nước Pháp hùng mạnh. Cân nhắc những rủi ro và việc quyền quyết định được chia cho 4 (vì lúc ấy không nước nào có thể tự mình chiến đấu với nước Pháp dưới thời của Napoléon) thì 4 quốc gia này đã chọn phương án tối ưu nhất, đó là đày Napoléon tại đảo Saint Helena thuộc Anh để ông không có cơ hội trốn về nước Pháp.

https://cdn.noron.vn/2024/06/11/98733089415502518-1718119878.png

Hình 2: Nơi đày Napoléon Bonaparte

Đồng thời hậu thuẫn để Louis XVIII quay trở lại nắm quyền để xoa dịu dư luận trong lòng nước Pháp, tuy nhiên Louis XVIII không có thực quyền, để tránh động chạm tới giới Tư Sản và người dân vẫn còn đang ủng hộ Napoléon thì chính quyền của ông ta phải thỏa hiệp là quân chủ lập hiến chứ không còn là quân chủ chuyên chế nữa, quyền hành pháp và lập pháp phần lớn nằm trong Nghị viện do giới Tư Sản và Quý tộc chi phối.

Thật sự Napoléon là một ông vua có tài lãnh đạo kiệt xuất, rất nhiều chính sách về kinh tế, tư pháp, cũng như cách xây dựng quân đội vẫn còn được áp dụng tới tận ngày nay tại nhiều nước ngay tại châu Âu. Nói chung đối với người Pháp ông là một trong những vị Hoàng Đế vĩ đại nhất. Ngay cả những đối thủ cũng phải kính trọng ông có thể kể đến đó là vị tướng lừng danh của người Anh thời kỳ đó là tướng Arthur Wellesley

Kết luận: Cựu Hoàng Đế Napoléon không bị tử hình là do ba nguyên nhân: 

+Nguyên nhân thứ nhất là do quyền sinh sát ông không chỉ do 1 quốc gia quyết định mà là do nhiều quốc gia quyết định.

+Nguyên nhân thứ hai là những quốc gia có quyền quyết định phần lớn đều lo sợ đánh động đến lòng kiêu hãnh của người dân pháp, mà đặc biệt là của giới Tư Sản và Quý Tộc Pháp có thể phát động 1 cuộc chiến tranh mới.

+Nguyên nhân thứ ba: là các quốc gia như Phổ, Áo, Nga cần thời gian hồi phục và hòa hoãn với các vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của cựu Hoàng Đế nước Pháp.

Hết!

Trả lời

Câu hỏi: 

Mình thắc mắc là sau trận Waterloo thì Napoléon Bonaparte bị tống giam. Tại sao người ta không tử hình ông ấy với tội danh phản loạn chẳng hạn?

Trả lời:

Đây là luận điểm của tôi về vấn đề này:

Chúng ta hãy đi theo quy trình một tí:

Nếu việc tử hình Napoléon Bonaparte là một quyết định thì phải có Người ra quyết định đó.

Mà để là người có quyền tự nhiên để ra quyết định thì đó chính là những quốc gia trong “Liên Minh thứ 7” tại vì họ chính là những lực lượng đã hợp lực và đánh bại Đế chế Pháp của Hoàng Đế Napoléon Bonaparte. Mà có thể kể đến 4 quốc gia đóng góp nhiều nhất trong việc đánh bại Hoàng Đế nước Pháp đó là: Anh, Phổ, Nga, Áo những cường quốc có ảnh hưởng nhất châu Âu thời bấy giờ. Nên nhớ rằng Đế chế Pháp thua trận là do Liên Quân quá mạnh chứ không phải là do người dân Pháp đảo chính chống lại vị vua của mình. Do đó quyền sinh sát Napoléon sẽ phải được ít nhất là chia cho 4, dĩ nhiên vị vua lưu vong Louis XVIII của Pháp chẳng có quyền quyết định gì trong việc này, vì ông ta chẳng làm gì cả ngoài chạy trốn.

Vậy nếu quyền sinh sát chia cho 4 thì mỗi quốc gia trong liên minh phải cân nhắc lợi ích của quốc gia mình trước khi ra quyết định. Nên nhớ rằng Việc tử hình Bonaparte có thể có lợi cho nước này nhưng lại là bất lợi cho nước khác. Với nước Anh chẳng hạn thì tử hình Napoléon có lợi vì nước Pháp đã luôn là một đối thủ lớn nhất của người Anh trong mọi vấn đề từ kinh tế tới quân sự, việc một cá nhân có tài lãnh đạo như Napoléon đã bành trướng nước Pháp ra toàn cõi châu Âu là một mối nguy rất lớn, mặt khác nước Anh cũng ít rủi ro hơn các quốc gia khác vì là một đảo quốc và sở hữu hải quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Nhưng đối với Nga và Phổ thì lại khác, nếu giết chết Napoléon thì sẽ dấy lên lòng ái quốc của người dân Pháp vì vốn dĩ Napoléon chính là niềm kiêu hãnh của nước Pháp, chưa kể rất nhiều vùng lãnh thổ trên lục địa già vẫn đang chịu ảnh hưởng của nước Pháp, có thể kể đến như Công quốc Warszawa (Ba Lan) người Ba Lan vốn đã căm ghét người Nga từ lâu nên nước Pháp của Napoléon đã giúp họ được được độc lập khỏi các Nga Hoàng, còn có thể kể đến Liên bang sông Rhine cũng nhờ Napoléon mà độc lập khỏi Đế chế Áo, có thể nói đối với Nga, Phổ và Áo giết chết Napoléon chưa chắc đã là quyết định đúng đắn.

https://cdn.noron.vn/2024/06/11/2508813183027-1718119720.png

Hình 1: Vùng lãnh thổ ảnh hưởng của Pháp và Lãnh thổ còn lại của phe Liên Minh

Qua hình trên ta thấy Phổ, Nga và Áo là những nước chịu thiệt hại nặng nề hơn người Anh rất nhiều, sức mạnh của nước Pháp dưới thời Napoléon đã làm các quốc gia này suy kiệt và khiến họ mất quyền kiểm soát rất nhiều lãnh thổ kể trên. Nếu khiến người dân Pháp nổi giận và được giới tư sản và tướng lĩnh lãnh đạo đạo khơi mào một cuộc chiến mới, nên nhớ rằng dân số nước Anh năm 1815 còn chưa tới 10 triệu trong khi Pháp có dân số lên tới 21 triệu, thì Phổ, Nga, Áo có thể khó mà có thể phục hồi được nếu lại lao vào một cuộc chiến với nước Pháp hùng mạnh. Cân nhắc những rủi ro và việc quyền quyết định được chia cho 4 (vì lúc ấy không nước nào có thể tự mình chiến đấu với nước Pháp dưới thời của Napoléon) thì 4 quốc gia này đã chọn phương án tối ưu nhất, đó là đày Napoléon tại đảo Saint Helena thuộc Anh để ông không có cơ hội trốn về nước Pháp.

https://cdn.noron.vn/2024/06/11/98733089415502518-1718119878.png

Hình 2: Nơi đày Napoléon Bonaparte

Đồng thời hậu thuẫn để Louis XVIII quay trở lại nắm quyền để xoa dịu dư luận trong lòng nước Pháp, tuy nhiên Louis XVIII không có thực quyền, để tránh động chạm tới giới Tư Sản và người dân vẫn còn đang ủng hộ Napoléon thì chính quyền của ông ta phải thỏa hiệp là quân chủ lập hiến chứ không còn là quân chủ chuyên chế nữa, quyền hành pháp và lập pháp phần lớn nằm trong Nghị viện do giới Tư Sản và Quý tộc chi phối.

Thật sự Napoléon là một ông vua có tài lãnh đạo kiệt xuất, rất nhiều chính sách về kinh tế, tư pháp, cũng như cách xây dựng quân đội vẫn còn được áp dụng tới tận ngày nay tại nhiều nước ngay tại châu Âu. Nói chung đối với người Pháp ông là một trong những vị Hoàng Đế vĩ đại nhất. Ngay cả những đối thủ cũng phải kính trọng ông có thể kể đến đó là vị tướng lừng danh của người Anh thời kỳ đó là tướng Arthur Wellesley

Kết luận: Cựu Hoàng Đế Napoléon không bị tử hình là do ba nguyên nhân: 

+Nguyên nhân thứ nhất là do quyền sinh sát ông không chỉ do 1 quốc gia quyết định mà là do nhiều quốc gia quyết định.

+Nguyên nhân thứ hai là những quốc gia có quyền quyết định phần lớn đều lo sợ đánh động đến lòng kiêu hãnh của người dân pháp, mà đặc biệt là của giới Tư Sản và Quý Tộc Pháp có thể phát động 1 cuộc chiến tranh mới.

+Nguyên nhân thứ ba: là các quốc gia như Phổ, Áo, Nga cần thời gian hồi phục và hòa hoãn với các vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của cựu Hoàng Đế nước Pháp.

Hết!