Tại sao không nên nói "vui lên đi" với một người đang buồn?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Buồn thì cũng ti tỉ các kiểu buồn khác nhau, nếu câu nói "vui lên đi" có thể hóa giải tất cả sự mất mát, lỗi sai, hối hận, quá khứ,... thì có thể người ta vui lên thật, nhưng thực tế thì nó cũng chỉ là một câu nói tích cực vô nghĩa mà thôi. Cho nên khi bạn của bạn buồn, hãy thử kiểu "Thế đi lượn hồ Tây không?" "Đi ăn xiên bẩn không, nay tao cáng" thì sẽ hiệu quả hơn nhiều đấy. 😂
Trả lời
Buồn thì cũng ti tỉ các kiểu buồn khác nhau, nếu câu nói "vui lên đi" có thể hóa giải tất cả sự mất mát, lỗi sai, hối hận, quá khứ,... thì có thể người ta vui lên thật, nhưng thực tế thì nó cũng chỉ là một câu nói tích cực vô nghĩa mà thôi. Cho nên khi bạn của bạn buồn, hãy thử kiểu "Thế đi lượn hồ Tây không?" "Đi ăn xiên bẩn không, nay tao cáng" thì sẽ hiệu quả hơn nhiều đấy. 😂

Khuyên bớt buồn còn là một thử thách chứ đừng nói là khuyên "vui lên" 😅

Nỗi buồn là thứ gì đấy rất khó vượt qua được trong chốc lát. Điều cần làm là ở bên cạnh lắng nghe chia sẻ, an ủi hoặc giúp họ điều gì nếu họ cần, ko nên nói "đừng buồn nữ", "hãy vui lên đi",... nó thật vô nghĩa.

Tại vì đó là việc làm vô nghĩa. Chính người buồn, họ đã tự nhủ và biết điều đó nhưng không làm được. Bạn có thể coi đó là lời động viên nhưng với mà bạn nói điều này thì thậm chí càng cảm thấy buồn và áp lực hơn nữa. Nếu đã không biết nói gì để họ cảm thấy tốt hơn, chỉ cần bạn bên cạnh và chia sẻ với họ thôi cũng khiến tâm trạng họ tốt lên phần nào rồi. 

Theo mình thì giống kiểu bạn đang ngủ thì người khác đánh thức bạn rồi kêu đi ngủ đi 😂

Người ta mà vui lên được thì người ta đã không buồn r bạn =)))) đây chỉ là một câu động viên xã giao nghe rất sáo rỗng luôn ấy. Không nói được gì hơn thì thôi đừng nói, cách tốt nhất là thăm hỏi người ta sao lại buồn, để họ tự chia sẻhttps://cdn.noron.vn/2023/02/16/13883209492166465-1676542728.jpg

Nói "vui lên đi" với người đang buồn, cũng giống như nói "khoẻ lên đi" với người đang ốm. Đều là điều vô nghĩa.

Đôi khi, "vui lên đi" còn đối với người nghe, còn có nghĩa là "không được phép buồn", và càng khiến họ trở nên đau khổ hơn bởi vì bất lực không thể làm chủ cảm xúc cũng như không thể cứu vãn tình hình.

Theo kinh nghiệm của tớ, đối với người đang đau buồn, chúng ta nên lắng nghe họ, họ rất cần kể ra câu chuyện của mình. Hãy hỏi ý kiến họ xem họ có cần giúp đỡ gì không, hoặc là chủ động giúp đỡ họ như là đưa họ đi đến chỗ nào chill chill hay đi dạo. Nhưng nhớ là không được ép buộc họ, nếu họ không muốn đi đâu, cũng không sao cả, đôi khi người buồn họ rất cần ở 1 mình, lúc họ ổn hơn, an ủi cũng chưa muộn.

Mọi sự đau buồn luôn có lí do của nó, đợi 1 vài hôm hoặc 1 vài tháng, khi họ đã bình tĩnh hơn, hãy tìm cách giải quyết khúc mắc của họ để sự đau khổ đó không lặp lại.

Một điều quan trọng là, mỗi chúng ta đều có quyền tự do lựa chọn. Đôi khi, người buồn thì không muốn hết buồn, còn người xung quanh thì không muốn an ủi. Các cậu đừng trách ai hết, bởi vì mỗi người đều có lí do riêng để làm vậy, trách mắng nhau chỉ làm vấn đề thêm phức tạp. Thay vào đó, nếu các cậu thực sự muốn giúp, hãy tập trung tìm cách, đọc sách tâm lí, hỏi người có kinh nghiệm. Chắc chắn, khi mà cậu "mở khoá" được câu chuyện của họ, các cậu sẽ rất bất ngờ đó 😆😆😆

Khi mình buồn thì thấy ai nói câu "vui lên đi" là thấy hơi kì kì. Bởi vì vui lên được thì đã vui lên rồi. Đôi khi lúc buồn có những thứ níu kéo tâm trạng ta xuống.Trong đầu khi này chỉ thêm rối bời.Những lúc thế này theo bản năng thì chỉ muốn khóc để giải toả cảm xúc bên trong. Bảo:"vui kên đi" nghe nó ngược ngược với bản năng của chúng ta. Nghe càng thêm khó chịu. Khi người khác buồn hãy cùng tâm sự với họ và tốt nhất chỉ nên nghe mà cho họ một cái ôm. Đợi tinh thần họ ổn định lại rồi dẫn đi đây đi đó (đi ăn chẳng hạn).

Ngay cả khi nó được truyền tải với mục đích tốt nhưng thực tế nó chỉ gia tăng thêm nỗi buồn, người đang chia sẻ nỗi buồn nếu nhận được câu này thì họ cho rằng người nghe không thực sự lắng nghe hoặc có cảm giác đang bị trêu ngươi vậy. Những lời động viên ấy khiến họ càng bám víu chắc hơn vào những suy nghĩ tiêu cực và chối bỏ lối tiếp cận tích cực. Cố gắng nâng cảm xúc của một người lên chỉ khiến họ càng thêm hoảng loạn và càng cảm thấy bản thân tệ hơn mà thôi.

Những nhà nghiên cứu giải thích kết quả họ tìm được thông qua học thuyết “sự tự xác nhận bản thân” (self-verification),chỉ ra rằng con người thường cố gắng giữ nguyên những góc nhìn về bản thân họ, kể cả khi những góc nhìn ấy chẳng tốt đẹp hay vui vẻ gì.
https://cdn.noron.vn/2023/01/16/53bbb2df1d283eebd0e089f01de26c10-1673882394.jpg
Vì vậy, không phải lúc nào người thân mình buồn là mình cũng đưa ra những lời khuyên tích cực được. Trong nhiều tình huống, thứ họ cần là được lắng nghe và chia sẻ, thế nên hãy ngồi xuống và lắng nghe câu chuyện của họ, để họ giãi bày sự bức bối trong lòng và nói chuyện một cách thật lòng nhất có thể, đừng cố truyền tải quá nhiều thông tin, hãy cho họ làm nhân vật chính trong câu chuyện của họ. 

đang buồn ẻ mà chọc ta cười lòi **** thì bố đếch cần, không cám ơn!

Nói một cách ngắn gọn, bảo ai đó hãy vui lên giống như việc bạn hỏi ai đó vừa mới bị mất một thứ rằng “Ờ, lần cuối cậu giữ nó là khi nào?” Nó vừa khó chịu vừa vô nghĩa bởi nếu họ có thể trả lời câu hỏi đó thì đồ đã chẳng mất rồi. Và nếu “vui lên nào” có tác dụng, thì đã không có ai cảm thấy buồn từ đầu. 
https://cdn.noron.vn/2023/01/16/1a769a4089615f09abb9cac9d4840a91-1673881411.jpg