Tại sao không nên hỏi tại sao?
Chúng ta bắt đầu hỏi tại sao từ khi bắt đầu nói được và hỏi nhiều nhất là thời gian đi mẫu giáo vì lúc đó não bắt đầu nở.
Lúc đó chúng ta vì tò mò về sự vật hiện tượng mới mẻ. Tại sao con bò có bốn chân? Tại sao con của bò lại gọi là bê? Tại sao và tại sao.
Vì sao con người lại tò mò? Khi tiếp nhận một hình ảnh thông tin không rõ ràng cơ thể con người dân trào những cảm xúc, khó hiểu nghi ngờ, bực tức, sợ hãi. Cảm xúc đó thúc đẩy chúng ta tìm câu trả lời. Và khi đã tìm được câu trả lời thì não sẽ tiết ra một chất làm cơ thể thấy khoan khoái hạnh phúc.
Tại sao hồi bé hỏi nhiều vậy mà lớn lên lại ít hỏi đi. Vì cơ thể của người lớn sau nhiều lần chịu đựng đã chai lỳ với các cảm xúc khó chịu do tò mò mang đến. Người lớn vẫn bị tò mò kích thích nhưng nó không còn làm ta thấy khó chịu nữa.
Tò mò khi lớn sẽ kích thích sáng tạo, tìm hiểu và phát minh những cái mới.
Tại sao là câu hỏi quyền lực như vậy nhưng vì sao chúng ta không nên hỏi tại sao? Vì Tại sao là một câu hỏi khó
- Tại sao anh yêu em?
- Tại sao team không đạt doanh số
- Tại sao chúng ta tồn tại
Với những câu hỏi khó như vậy, không tìm được câu trả lời còn làm ta thấy khó chịu hơn (khác với cảm giác khó chịu hồi nhỏ vì người hỏi là người khác). Thử nghĩ mà xem nếu nhân viên không làm được việc tâm trạng không tốt, sếp trực tiếp chỉ cần hỏi 3 câu hỏi liên tiếp TẠI SAO? TẠI SAO? TẠI SAO? Thì đủ làm cho nhân viên đó muốn nộp đơn nghỉ việc rồi.
Thay vì hỏi tại sao liên tiếp, chúng ta hãy cùng giải quyết TẠI SAO bằng những câu hỏi phụ khác mang tính truyền động lực hơn theo thứ tự WHAT - HOW - WHY thử xem.
Tại sao Team A đạt kết quả tốt vậy? Từ từ nhìn xem
- Team A tháng rồi đã làm gì? Họ đã làm 6 ngày / tuần, mỗi người phụ trách một mảng
- Team A đã làm như thế nào? Họ làm việc theo từng nhóm nhỏ, báo cáo kết quả hàng tuần, tương tác với team khác nhiều hơn
Tham khảo: