Tại sao không áp dụng quy chế thi ĐỀ MỞ cho tất cả các môn học?
Mình nghĩ việc các kỳ thi ở cấp Đại Học/Cao Đẳng hiện nay nên áp dụng quy chế thi đề mở sẽ phù hợp hơn. Bởi vì trước sau gì, khi ra ngoài đi làm, để giải quyết một vấn đề gì đó chúng ta đều phải nghiên cứu kỹ càng các tài liệu và cách thức, vì trí nhớ con người là hữu hạn. Mà kiến thức thì quá nhiều, nên thiết nghĩ nhà trường nên giáo dục cho sinh viên các kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế hơn là việc "kiểm tra trí nhớ" như chương trình học phổ thông!?
phong cách sống
Mình thì đồng ý với suy nghĩ nên áp dụng đề mở cho các môn học của chương trình học đối với sinh viên. Khi áp dụng đề mở tức là lượng kiến thức mà sinh viên phải thu nạp vào sẽ sâu và rộng hơn, dựa trên việc hiểu nền tảng kiến thức được học trên các bài giảng.
Thiết kế đề mở như thế nào để không bị lạc quẻ, mà vẫn gây khó cho sinh viên cũng là một việc ko dễ và tốn công hơn cho các thầy cô.
Hương Đỗ
Mình thì đồng ý với suy nghĩ nên áp dụng đề mở cho các môn học của chương trình học đối với sinh viên. Khi áp dụng đề mở tức là lượng kiến thức mà sinh viên phải thu nạp vào sẽ sâu và rộng hơn, dựa trên việc hiểu nền tảng kiến thức được học trên các bài giảng.
Thiết kế đề mở như thế nào để không bị lạc quẻ, mà vẫn gây khó cho sinh viên cũng là một việc ko dễ và tốn công hơn cho các thầy cô.
Adidas Phat
Người ẩn danh
Trường mình đề mở là được mở tài liệu, vẫn kiến thức trong sách vở thôi chứ không phải câu hỏi mở ra thực tế bên ngoài bạn à.
Nếu mà dạy có sự phối hợp với việc ứng dụng kiến thức đó với công việc gì, ra sao và cho đi thực hành thì môn học sẽ thú vị.
Tuy nhiên để thi với lượng kiến thức đó, liệu với thời lượng của 1 môn 2 chỉ là 8 buổi (trường UFM của mình) thì bạn nhắm là sẽ thực hành bao nhiêu là đủ để có thể làm hết ĐỀ MỞ, chưa kể giáo viên sao nắm hết kiến thức thực tế của sinh viên như thế nào để ra 1 đề bài cho toàn sinh viên học môn đó toàn trường.
Giả sử là vẫn thực hành được và thầy cô vẫn ra đề chung được thì bạn nhắm là bạn học sẽ được bao nhiêu % kiến thức trường muốn truyền tải trong sách.
Tóm lại mình vẫn thấy việc này không khả thi.
Tống Hồ Trà Linh
Đề mở chỉ phù hợp với một vài môn và ngành cụ thể chứ không phải ngành nào cũng có môn có khả năng thiết kế đề mở. Các môn cần tính giải quyết vấn đề theo tình huống thì có thể đề mở, chứ thiết nghĩ toán mà phải giở sách nhìn công thức mới giải được thì mình nghĩ kiểm tra chẳng có ý nghĩa gì cả. Sau này đi làm bạn cũng đâu có thể kè kè quyển sách công thức bên cạnh mà làm việc được?
Dù sao học thuộc cũng là một cách học. Cái cần bàn luận ở đây là học thuộc thế nào để nhớ lâu, không học vẹt, học gạo.
Người ẩn danh
Vấn đề đề mở hay đề đóng là cả một vấn đề lớn của giáo dục đấy bạn à :D
Nhìn chung, đại học áp dụng quy chế đề mở theo mình nghĩ là không phù hợp và không khả thi.
Thứ nhất, các môn ở trường đại học không phải tất cả đều là các môn học liên quan đến công việc sau này. Ngoài các môn chuyên ngành, đại học còn có các môn đại cương. Tạm hiểu là các môn cơ sở phải học qua trước để học các môn khác. Các môn này tốt nhất không nên dùng để mở bởi vì đã gọi nó là cơ sở, tức là bạn phải nắm vững nó. Theo cách nghĩ tương tự, chính là bạn phải học thuộc nó. Kiểu như đại số hoặc giải tích ấy, các môn khối ngành kỹ thuật, thậm chí một vài môn của khối ngành kinh tế đều có các công thức liên quan. Chẳng lẽ cứ tới các công thức này lại phải "mở". Thế lúc đấy, thời gian đâu cho bạn làm những thứ khác như đưa ra một nhận xét và tìm giải pháp - cái vốn dĩ mới cần thời gian để xem xét và tham khảo tài liệu.
Thứ hai, các môn học liên quan pháp luật. Thật ra, mình khác ghét môn pháp luật nhé nhưng các môn này đa phần là nên học thuộc. Cũng khá dễ hiểu ở đây, công việc sau này bạn làm đều có dính dáng đến quyền lợi, trách nhiệm các bên, các ràng buộc mang tính pháp lý,... Các vấn đề này thường sẽ có một bên cố vấn pháp luật lo nhưng nếu bạn không nắm được những thứ như là quyền sở hữu trí tuệ, luật lao động thì bạn có chắc là mình sẽ được bên cố vấn hoặc một ai khác hướng dẫn hay bạn sẽ bị lừa để bị chiếm đoạt thành quả. Ở đây, mình không muốn đề cập đến những môn chính trị nhé!
Thứ ba là mình muốn nói để các môn "đề mở". Thường mấy bạn nghĩ là mở ở đây là mở tài liệu, mở giáo trình, muốn mở gì mở. Theo kinh nghiệm mình học và thi môn đề mở thì "đề mở" là có "mở" cũng chả làm được. Ở đây mình muốn nói, khi bạn thi đề mở, khối lượng những thứ bạn cần ghi nhớ còn nhiều gấp mấy lần thi bình thường. Nhiều bạn lầm tưởng thi đề mở tức là lúc thi tìm câu hỏi giống giáo trình, đề cũ, chép bài giải vô là sai hoàn toàn nhé. Đó chỉ làm cách thi cử của một giáo viên lười ra đề và một sinh viên lười học bài thôi. "Đề mở" thực sự chính là khi bạn gặp câu hỏi đó trong đề, bạn phải vận dụng tất cả các kiến thức bạn đã học từ chương 1 tới chương n, cùng với các môn liên quan, các tài liệu liên quan, hoặc một cái nghiên cứu nào đây có liên quan bạn mới chỉ được giới thiệu lúc học để làm bài. Lúc đó bạn nghĩ, chỉ cần mở hết các giáo trình ra là xong à? Sai rồi! PHẢI GHI NHỚ ĐẤY! Tất nhiên không phải là ghi nhớ tất cả, mỗi môn học đều có những thứ gọi là cơ bản nhất. Từ những cái cơ bản nhất và những cái bạn đã biết, đã nhớ để giải thích cho cái bạn chưa biết hay câu hỏi ở đề thi.
Và đây là điều cuối cùng mình muốn nói, TRÍ NHỚ CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ HỮU HẠN. Cái chính đó là cách bạn sử dụng bộ não khiến bạn trở thành một người có trí nhớ tốt hay một người có não-cá-vàng thôi. Cho nên đừng trở nên lười biếng, đổ lỗi cho trí nhớ hay bộ não của bản thân mà hãy cố gắng hết mình đi. Kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp mà cũng cần phải "nhà trường nên giáo dục cho sinh viên" thì mình nghĩ nhà trường chỉ biến những con rô bốt đi học thành những con rô bốt đi làm thôi chứ làm phải đào tạo ra kỹ sư hay cử nhân gì cả.
Tuổi trẻ thế kỉ 21 rồi, năng động lên bạn nhé!
Mos Dang
Mình nghĩ đề mở chỉ nên được áp dụng cho các câu hỏi về quan điểm, các câu hỏi về giải thuật thì đề mở khong áp dụng được.
Các môn tự nhiên không phải để "kiểm tra trí nhớ" mà là luyện và test quá trình tìm manh mối, phân tích thông tin và đưa ra giải pháp của người học. Đương nhiên tình trạng "kiểm tra trí nhớ" vẫn xảy ra thường xuyên.Ngày
Ngày xưa mình học trường Nguyễn Khuyến, vẫn có huyền thoại học sinh giải bài hình học mà không cần vẽ hình vì nhìn đề là thuộc lòng đáp án. Mình từ chối học cách đó vì thấy chẳng thực sự mang lại gì cho bản thân về lâu dài, những câu trả lời đẹp làm mình hứng thú hơn nhiều, vì cách tiếp cận vấn đề thú vị của người giải, chứ không phải đáp án, học là học cách tiếp cận và những sáng tạo của họ á.