Tại sao khi tàu bè hạ thuỷ phải làm lễ đập chai rượu?
kiến thức chung
Khi có một chiếc tàu mới, người ta thường cử hành một nghi thức hạ thuỷ long trọng: người chủ trì giơ cao một chai rượu sâm banh, cổ chai được buộc bằng một sợi dây, sau đó người ấy dùng hết sức để đập chai rượu vào thành tàu cho vỡ để rượu bắn ra tung toé. Sau đó chiếc tàu mới được từ từ trườn trên đòn trượt để xuống nước và bắt đẩu chuyến đi biển đẩu tiên của nó.
Tương truyền nghi thức này có từ thời xa xưa ở phương Tây. Hồi ấy hàng hải là một nghề cực kỳ nguy hiểm, thường xuyên xảy ra những vụ đắm tàu, người chết. Vì chưa có vô tuyến điện, cho nên mỗi khi gặp tai nạn. người trên tàu chỉ còn có thể viết giấy báo nạn, rồi bỏ vào một cái chai, đậy kín lại và ném xuống biển, để nó trôi đi đâu thì trôi, hy vọng rằng cái chai sẽ trôi qua một chiếc tàu khác hay dạt vào bờ biển, được người ta nhìn thấy rồi nhờ đó mà sẽ có tàu tới cứu.
Người phương Tây vốn thích uống rượu sâm bank, vì thế khi ném chai rượu xuống thường là rượu sâm banh. Trong thời kỳ kỹ thuật hàng hải còn rất lạc hậu, mỗi khi gặp nạn trên biển người ta rất khó cứu nhau, vì thế các thuyền viên ném chai rượu sâm banh xuống nước nói rằng mình đã bị tai nạn và có thể tử vong. Tất nhiên gia đình của các thuyền viên cũng muốn tìm thấy các chai rượu như thế, cho nên họ mong muốn giải trừ những điều bất hạnh và nỗi lo sợ như vậy, mỗi khi hạ thuỷ một chiếc tàu mới, người ta đập chai sâm banh vào mũi tàu với mong muốn con tàu ra đi sẽ được thuận buồm xuôi gió, vạn sự may mắn.
Nhưng vẫn còn một cách giải thích khác nữa. Tương truyền trong thời cổ xưa người ta cho rằng công việc đi biển là cực kỳ nguy hiểm, cho nên để tiêu trừ các mối nguy hiểm này, người ta thường trói một nô lệ vào bên dưới thân tàu mới, để khi con tàu trượt qua thân thể người nô lệ và máu của người này sẽ thay lời cẩu Thượng Đế bảo hộ. Nhưng về sau người Hy Lạp đã không còn thực hiện tập tục dã man này nữa, vì thế người ta đã dùng rượu để thay cho máu người nô lệ, như vậy nghi lễ hạ thuỷ con tàu mới vẫn còn giữ được cho đến ngày nay với động tác đập chai rượu vào thành tàu.
Tại sao người Trung Quốc thường dùng số s và số 10 để nói lên sự viên mãn?
Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ “ngũ” (năm) và “thập” (mười).
Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa “toàn bộ” hoặc “viên mãn” (trọn vẹn). Thí dụ:
– “Ngũ vị” (năm mùi vị) -“Ngũ sắc” (năm màu sắc)
-“Ngũ cốc phong đãng” thì nói lên một cách khái quát việc thu hoạch phong phú tất cả các thứ lương thực dùng cho con người.
-Các dãy núi nổi tiếng nhất trong thiên hạ thì được gọi là “ngũ nhạc”
-Còn năm loại vật chất: kim, mộc, thủy, hoả, thổ được gọi là “ngũ hành”, tức chỉ nguồn gốc của vạn vật trên trời đất.
Còn các từ dùng chữ “thập” để nói lên sự trọn bộ, toàn vẹn thì gồm có:
-“Thập toàn” (hoàn toàn trọn vẹn”
-“Thập mỹ” (hoàn toàn tốt đẹp)
-“Thập phân mãn ý” (mười phân vừa ý)
– “Thập ác bất xá” (tất cả các điều ác đều không tha)…
Thật ra các sự vật mà các từ ngữ này biểu thị trên thực tế có số lượng vượt xa hơn “năm” và “mười” nhiều, thế thì tại sao người Trung Quốc thích dùng hai chữ “ngũ” và “thập” để nói lên sự trọn vẹn đẩy đủ? Điều này không thể tách rời khỏi tập quán của người đời xưa dùng các ngón tay trên hai bàn tay của mình để tính các con số.
Đời xưa con người sống trong các bộ lạc nguyên thuỷ, xã hội còn chưa có văn tự, càng chưa có sự hiểu biết về các con số. Muốn tính số, người ta chỉ có thể dùng các ngón tay trên hai bàn tay để so sánh, sau khi lẩn lượt so sánh hết các ngón tay của mình rồi thì không có cách nào đếm thêm được nữa, một bàn tay chỉ có năm ngón tay, hai bàn tay có tất cả mười ngón, vì thế sau khi đã đếm đến năm và đến mười rồi thì coi là đã trọn vẹn và đẩy đủ nhất. Thí dụ sau khi đi săn trở về người ta giơ hai bàn tay ra để nói với những người khác rằng mình đã săn được và mang về bao nhiêu vật săn, mọi người trông thấy thế rất vui mừng và phấn khởi. Trên thực tế các con vật mà những người đi săn mang về thường có thể nhiều hơn mười, nhưng họ vẫn chỉ có thể dùng hai bàn tay để biểu thị vì đó là con số lớn nhất mà người ta có thể biểu đạt.
Như vậy năm và mười tự nhiên trở thành những con số trọn vẹn và đẩy đủ.
Về sau văn hoá dẩn dẩn phát triển, người ta đã có văn tự và kiến thức về số học, nhưng tập quán dùng năm và mười để biểu đạt sự trọn vẹn thì vẫn cứ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Nội dung liên quan
Xanh Khánh An